Giáo viên là một ngành nghề quan trọng, có tính chất quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết Giáo viên là gì?
Giáo viên là gì?
Giáo viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.
Giáo viên là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học, thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh. Bên cạnh đó giáo viên còn giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong việc thực hành các kiến thức lý thuyết và các rèn luyện cho học sinh về đạo đức lối sống, cách đối xử lễ phép với người khác…bên cạnh đó giáo viên cùng người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.
Giáo viên còn là người khởi xướng các hoạt động phong trào, các cuộc thi thực tế bổ ích và giúp cho học sinh tìm hiểu và khám phá ra những điều mới lạ từ các cuộc thi của mình.
Nghề giáo viên được coi là một nghề cao quý trong và luôn được xã hội coi trọng. Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn công ơn giáo dục dạy dỗ của thầy cô. Vì thế mà từ lâu, hằng năm vẫn có một ngày để các thế hệ học trò bày tỏ sự lòng biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô đó là ngày 20-11.
Vậy tiêu chuẩn đối với giáo viên là gì? mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây:
Tiêu chuẩn để trở thành giáo viên là gì?
Giáo viên thực hiện công việc truyền đạt cho học sinh kiến thức, kĩ năng, giáo dục về đạo đức lối sống cho học sinh. Giáo viên thực hiện công việc công việc trồng người cao cả. Do đó, giáo viên được coi là ngành nghề có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Người làm nghề giáo cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn mà pháp luật đặt ra.
Cụ thể điều 67 Luật giáo dục 2019 quy định về Tiêu chuẩn của nhà giáo gồm những tiêu chuẩn sau:
“ Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.”
Theo như quy định trên thì giáo viên cần có những tiêu chuẩn như sau:
– Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
Thực tế công việc của một giáo viên là truyền đạt kiến thức và giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống là tấm gương sáng để học trò noi theo. Do đó, có thể nói tiêu chuẩn về đạo đức, tư tưởng, phẩm chất là một tiêu chuẩn hàng đầu đối với nghề giáo viên. Giaó viên cần có tư tưởng tốt, những phẩm chất đạo đức tốt mới có thể làm tốt công việc của mình.
– Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm
Bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất, đạo đức thì kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí việc làm là tiêu chuẩn tiên quyết. Đối với những vị trí việc làm khác nhau thì đòi hỏi những chuyên môn cũng khác nhau. Ví dụ như giáo viên tiểu học thì cần được đào tạo về giáo dục tiểu học, giáo viên trung học phổ thông thì cần được đào tạo về chuyên môn liên quan đến chương trình trung học phổ thông…Chuyên môn tốt sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt công việc của mình cũng như phát huy hết khả năng trong nghề nghiệp, đồng thời tạo ra những học trò giỏi.
– Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Sự phát triển là luôn luôn tất yếu do đó giáo viên cần phải cập nhật và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt các công việc của mình và đảm bảo được chất lượng giảng dạy.
– Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
Sức khỏe là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi nghề nghiệp, có sức khỏe tốt chúng ta mới có thể thực hiện được công việc của mình. Do đó, nghề giáo viên cũng giống như bất kì ngành nghề nào cần phải có sức khỏe để thực hiện được công việc. Vì vậy, giáo viên cần đảm bảo yếu tố sức khỏe để phục vụ cho công việc của mình.
Giáo viên có những quyền và nhiệm vụ gì?
Theo điều 70 Luật giáo dục 2019 quy định giáo viên có các quyền sau:
+ Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo. Giáo viên sẽ được giảng dạy đúng như chuyên môn đào tạo
Ví dụ giáo viên được đào tạo về chuyên ngành sư phạm tiểu học thì sẽ được giảng dạy tiểu học….
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
Thông thường giáo viên sẽ được tham gia các trường trình tập huấn cũng như nhiều chương trình khác để có thể học hỏi và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
+ Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
+ Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
+ Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật
Giáo viên thường được nghỉ hè tương đương như thời gian nghỉ hè của học sinh và thông thường thì thời gian nghĩ hề thường kéo dài 3 tháng là tháng 6 tháng 7 tháng 8 dương lịch.
Bên cạnh quyền thì giáo viên cũng có các nghĩa vụ theo điều 69 Luật giáo dục 2019 như sau:
+ Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
+ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
+ Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Trên đây là nội dung bài viết về Giáo viên là gì? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.