GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY NEURO LINGUISTIC PROGRAMING (NLP) – Chi Hội Hoa Súng

Chương Trình Ngôn Ngữ Tư Duy – Neuro Linguistic Programing (NLP) là gì?

“Chương Trình Ngôn Ngữ Tư Duy- NLP là mô hình trình bày cách thức con người cơ cấu những trải nghiệm trong cuộc sống của họ. NLP là một phương pháp để suy ngẫm và sắp xếp sự phức tạp tuyệt đẹp và kỳ diệu trong suy nghĩ của con người (Joseph O’connor & John Seymour, 2011).

“Chương trình ngôn ngữ – NLP nghiên cứu cấu trúc của đối tượng khách quan theo cách của một bức tranh và độ lớn của chúng, nơi chúng ta định vị tiếng nói của mình và cách chúng ta cảm thấy và gọi tên các trạng thái cảm xúc luôn duy trì theo cách này hay cách khác. Tất cả những chi tiết này cho bạn những công cụ cho nền tảng thay đổi dễ dàng và chuyển đổi nhanh chóng”- Richard Bandler.

Mặc dù Chương Trình Ngôn Ngữ Tư Duy – NLP được mở rộng trong nhiều lĩnh vực và nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau học tập và thực hành nhưng có 2 điều không thể thay đổi:

  • Chương trình ngôn ngữ tư duy- NLP là hiện thân của sự quyến rũ mà mọi người mong muốn? Làm thế nào mà người đó đã làm được những điều như vậy?
  • Những kỹ năng được mô hình hóa, những hình mẫu, những mô thức  được khám phá và áp dụng  trong nhiều lĩnh vực để đạt hiệu quả trong giao tiếp, phát triển cá nhân và tăng tốc học tập

Khởi nguồn của Chương trình ngôn ngữ tư duy- NLP

Khoảng thập niên 1970 có một chàng sinh viên, tại đại học California, cùng với một người cũng đang học và làm tâm lý học cả hai đều rất hứng thú với liệu pháp Gestalt, khởi nguồn của trị liệu nhân văn và hiện sinh. Họ có mong muốn giúp đỡ người khác, họ đã áp dụng liệu pháp Gestalt để hỗ trợ cho thanh niên địa phương. Công việc của họ được cho là tiến triển tốt nhưng lại gặp khó khăn trong việc làm thế nào để gọi tên cụ thể và làm thế nào để hỗ trợ và phổ biến nó trong một cộng đồng lớn hơn, họ mời một nhà ngôn ngữ học, lúc đó là thầy giáo trợ giảng của họ vào nhóm và cùng tham gia công trình nghiên cứu và hoạt động của họ.

Họ tiếp tục cùng nghiên cứu 3 nhà trị liệu hàng đầu:

  • Người thứ nhất là Fritz Perls, chuyên gia tâm lý trị liệu và là người sáng lập ra trị liệu tâm lý mới trong thời gian đó có tên là Gestalt
  • Người thứ 2 là Virginia Satir, chuyên gia trị liệu gia đình xuất sắc- người có khả năng giải quyết những tranh chấp gia đình mà nhiều nhà trị liệu khác chịu thua
  •  Người thứ 3 là Milton Erickson, chuyên gia thôi miên trị liệu nổi tiếng thế giới.

Ngoài ra những nhà sáng lập Chương trình Ngôn Ngữ Tư Duy – NLP cũng cho rằng họ cũng chịu ảnh hưởng của:

  • Giáo sư Gregory Bateson, một nhà nhân chủng học, tác giả về chủ đề giao tiếp  và lý thuyết  hệ thống  người đóng góp nhiều trong lĩnh vực tâm thần, khoa học nhận thức
  • Giáo sư Noam Chomsky được xem là một trong những đóng góp quan trọng nhất đối với ngành lý thuyết ngôn ngữ  trong thế kỉ 20. Ông cũng giúp cho việc làm bùng nổ cuộc cách mạng về khoa học nhận thức  trong ngành tâm lý học

 

Những nhà sáng lập Chương Trình Ngôn Ngữ Tư Duy NLP là ai?

Người sinh viên thời đó là Richard Bandler. Tiến sĩ Bandler, một nhà toán học, triết học, người lập mô hình, giáo viên, nghệ sĩ. Đồng sáng lập Chương trình Ngôn Ngữ Tư Duy – NLP)

Đồng sự của ông là Frank Pucelik, nhà tâm lý học , nhà cố vấn, diễn giả, khai vấn. Đồng sáng lập Chương trình Ngôn Ngữ Tư Duy – NLP. Trong nhiều năm ông dường như không được nhắc đến tên trong cộng đồng NLP thế giới; và gần đây ông đã quay trở lại  và có những cuốn sách cùng với những đồng sự của mình nói về nguồn gốc của Chương trình Ngôn Ngữ Tư Duy – NLP.

Người thứ 3 là TS. John Thomas Grinder, một nhà ngôn ngữ học, tác giả, nhà tư vấn quản lý, nhà đào tạo và diễn giả người Mỹ. Grinder được ghi nhận là người đồng sáng  lập. Chương trình ngôn ngữ tư duy

Như vậy, thực tế có 3 người được ghi nhận là nhà sáng lập Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP chứ không phải là 2 như một số tài liệu đề cập.

Những Mô Hình Cơ Sở Chung?

Khi nghiên cứu 3 nhà trị liệu trên, những nhà sáng lập Chương trình Ngôn Ngữ Tư Duy – NLP không  có ý định xây dựng một nhánh trị liệu mới, họ không quan tâm đến lý thuyết nhiều, họ quan tâm đến tính ứng dụng và thực hành, làm thế nào để xây dựng mô hình và truyền dạy lại được.

Điều ngạc nhiên và thú vị là khi nghiên cứu 3 hình mẫu của 3 nhà trị liệu nổi tiếng trên, họ nhận thức rằng 3 nhà trị liệu này có tính cách khác nhau, hướng tiếp cận trị liệu khác nhau tuy nhiên họ đều sử dụng những mô hình cơ sở chung. Vậy mô hình cơ sở chung này là gì?  Và câu hỏi đặt ra là có một sự khác nhau nào giữa một người thành thục với một người nổi trội trong cùng một lĩnh vực?

Những nhà sáng lập NLP đã ghi nhận, tập hợp lại những mô hình cơ sở chung từ các nhà trị liệu này, chọn lọc chúng và xây dựng mô hình, họ gọi là tao nhã hơn và có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả trong giao tiếp, phát triển cá nhân, tăng tốc học tập và mang lại những niềm vui trong cuộc sống và công việc.

Kết quả của những khám phá ban đầu được thể hiện qua những cuốn sách được xuất bản từ những năm 1975-1977 bao gồm:

  • Cấu trúc của Phép màu 1 và 2 (The structure of Magic 1 and 2)
  •  Mô thức 1 và 2 (Partent 1 và 2)
  •  Hai cuốn sách về công trình của liệu pháp thôi miên của Erickson

Tên gọi của công trình nghiên cứu Chương Trình Ngôn Ngữ Tư Duy – Neuro Linguistic Programing (NLP)

Những người sáng tạo Chương trình ngôn ngữ tư duy- NLP tuyên bố rằng có một mối liên hệ giữa quá trình thần kinh (neuro), ngôn ngữ (linguistic) và các mô hình hành vi được học thông qua kinh nghiệm (programming) hay viết tắt gọi là ngôn ngữ NLP. Và những điều này có thể được thay đổi để đạt được các mục tiêu cụ thể trong cuộc sống.

  • Tư Duy (Neuro):  ghi nhận những nền tảng của tư duy bắt nguồn từ  những xử lý của  hệ thần kinh thính giác, thị giác, xúc giác,  vị giác, cảm giác;  nhận thức thế giới qua 5 giác quan
  • Ngôn Ngữ (Linguistic): biểu thị dùng ngôn ngữ để sắp xếp suy nghĩ hành vi và để giao tiếp với người khác.
  • Lập trình (Programing): nói đến các cách thức chúng ta lựa chọn sắp xếp  các quan niệm và hành động nhằm tạo ra kết quả

Nói tóm lại, nguồn gốc của  Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP là mô hình hóa từ những lý thuyết và công việc của 3 nhà  trị liệu  tâm lý  nổi tiếng và các nhà khoa học nhận thức, hành vi, nhân chủng học, triết học, ngôn ngữ học, toán học.

Như bạn biết, chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP được mở rộng trong nhiều lĩnh vực nhưng có 2 điều không thể thay đổi: Từ những hình mẫu ban đầu Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP phát triển theo theo 2 hướng bổ túc nhau:

  • Hướng đầu tiên là khám phá ra những mô hình vượt trội trong nhiều lĩnh vực: “Những kỹ năng được mô hình hóa, những hình mẫu, những mô thức được khám phá và áp dụng trong nhiều lĩnh vực để đạt hiệu quả trong giao tiếp, phát triển cả nhân và tăng tốc học tập”
  • Hướng thứ hai là những cách thức hiệu quả  để suy nghĩ và giao tiếp của những người kiệt xuất “Làm thế nào mà người đó đã làm được những điều như vậy?”

Những lưu ý cho người học Chương trình ngôn ngữ tư duyNLP

Những lưu ý trong nhân xưng, gọi tên khi học và thực hành Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP

  • “Em học Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP một tuần em có thể trở thành nhà trị liệu NLP không?” 
  • Trên thực tế nhiều nhà thực hành Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP sử dụng công cụ của Chương trình ngôn ngữ tư duy –  NLP trong lĩnh vực khai vấn (coaching)
  •  Hãy cẩn trọng khi một ai đó tự gọi mình là nhà trị liệu NLP, trị liêu tâm lý với NLP hay thạc sĩ về NLP chuyên về trị liệu tâm lý bằng NLP.

Thật sự trong Chương trình ngôn ngữ tư duy –  NLP có một nhóm mô hình và kỹ thuật mà các nhà sáng tạo Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP khái quát hóa, mô hình hóa nó từ các nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng, và một số mô hình, công cụ đó cũng được đem áp dụng trở lại trong tham vấn và trị liệu, nhưng không có nghĩa là ai đó học một nhóm kỹ thuật đó sau đó tự gọi mình là nhà trị liệu, hãy cẩn trọng trong cách gọi tên vì  người đầu tiên bị ảnh hưởng là chính họ và sau đó tạo một sự hiểu lầm và kỳ vọng quá cao từ những người khác, những người tìm đến họ.

Trước hết vì lợi ích của chính bạn, nếu khi bạn có những vấn đề liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần được chẩn đoán như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc….  hãy đến với những nhà chuyên môn được đào tạo và thực hành trong lĩnh vực này như: nhà tâm lý  học; tham vấn tâm lý; tâm lý lâm sàng, công tác xã hội lâm sàng, Bs tâm thần, Bs tâm thần kinh, Hành vi sức khoẻ …  đừng nghe ai đó quảng cáo là chỉ 1 buổi trị được trầm cảm, hay trị được lo âu bạn nhé, hãy tìm hiểu kỹ. Thành thật mà nói cho tới thời điểm này tôi chưa tiếp cận được nghiên cứu nào cho biết chỉ sử dụng một mình kỹ thuật trong NLP để  trị liệu những vấn đề liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần.

Trên thực tế những người sáng lập Chương trình ngôn ngữ tư duy- NLP họ cũng không tự xưng hay cho mình là một nhà trị liệu tâm lý. Nếu như bạn muốn trở thành một nhà tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý hay làm việc với các vấn đề sức khoẻ tâm thần thì tốt hơn hãy tìm đến và học từ những nền tảng cơ bản và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Để giúp bạn hiểu hơn về nguyên bản của NLP và những thế mạnh thật sự của nó  hãy đến với những khoá học Chương trình ngôn ngữ tư duy- NLP nguyên bản để học và tiếp cận nó, nó có thể giúp bạn có một cái nhìn khách quan hơn và việc vận dụng nó như thế nào trước hết cho bản thân bạn, cho việc phát triển cá nhân bạn trong giao tiếp, trong tương tác, trong việc hướng đến làm thế nào làm tốt hơn hay xuất sắc trong lĩnh vực của bạn. Hơn nữa có sự khác biệt rất lớn giữa việc có được một kỹ năng và biết rõ cách bạn sẽ áp dụng kỹ năng đó như thế nào và thành công với nó ra sao.

Một số tiêu chuẩn về chứng nhận:

Tôi cũng xin làm rõ một số tiêu chuẩn chứng nhận theo Hội Đồng Chương trình ngôn ngữ tư duy- NLP MỸ

  • Chứng nhận Chương trình ngôn ngữ tư duy NLP ở cấp độ liên kết:  ở mức độ này cung cấp cho người học những nền tảng ban đầu nhưng chưa có chứng nhận từ một viện Chương trình ngôn ngữ tư duy- NLP cụ thể, giúp cho người học có nền tảng cũng như tiếp tục học và được huấn luyện tiếp sau này
  • Ở cấp độ nhà thực hành Chương trình ngôn ngữ tư duy NLP: yêu cầu tối thiểu 120 giờ học về cơ bản của Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP về các kiểu mẫu do một người có chứng nhận nhà Huấn Luyện Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP  giảng dạy, hoặc do một người có chứng nhận về nhà thực hành Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP cao cấp  hướng dẫn dưới sự giám sát chuyên môn của một nhà huấn luyện Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP
  • Ở cấp độ nhà thực hành Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP cao cấp: yêu cầu tối  thiểu 120 giờ học về huấn luyện nâng cao do một người có chứng nhận nhà Huấn Luyện Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP  và 15 giờ nhận giám sát huấn luyện trực tiếp; đạt được yêu cầu cụ thể trong nhận diện, thực hành các khái niệm và năng lực cụ thể
  • Ở cấp độ nhà huấn luyện Chương trình ngôn ngữ tư duy – NLP: yêu cầu tối thiểu 120 giờ học về huấn luyện nâng cao  do một người có chứng nhận nhà Huấn Luyện NLP cao cấp  và 15 giờ nhận giám sát huấn luyện trực tiếp. Đạt được yêu cầu cụ thể trong huấn luyện

Người viết:

Lê Thị Minh Tâm,  Chi hội tâm lý ứng dụng- Hoa Súng

Tham khảo:

https://richardbandler.com/about-2/

http://puceliknlp.com

https://www.johngrinder.com

https://batesoninstitute.org/gregory-bateson/)

Joseph O’connor & Jonk Deymour (2011). Giới thiệu NLP căn bản, NXB Lao Động

 

Rate this post

Viết một bình luận