Gỗ Tử Đàn là gì? 5 cách nhận biết và phân biệt gỗ Tử Đàn Ấn Độ từ chuyên gia – Mỹ nghệ gia bảo

Gỗ Tử Đàn Ấn Độ là một loại gỗ quý, thường được dùng để chế tác đồ trang sức, các vật phẩm phong thủy, … trong hoàng tộc của Ấn Độ thời xưa. Chính vì vậy, gỗ Tử Đàn thường bị nhiều người trà trộn với các loại gỗ giá trị kém hơn. Mời các bạn cùng Đồ gỗ Gia Bảo tìm hiểu các đặc điểm của gỗ Tử Đàn và cách nhận biết gỗ Tử Đàn Ấn Độ thật vô cùng đơn giản.

Gỗ Tử Đàn là gì ?

Gỗ Tử Đàn được lấy từ cây Tử Đàn có tên khoa học là Pterocarpus Santalinus, là một loại cây thuộc họ Đậu. Loài cây này phân bố chủ yếu ở ba nước: Nam Phi, Ấn Độ và Indonesia. Gỗ thường có màu đỏ hoặc màu đỏ tím, có đặc điểm là gỗ rất cứng, có độ bền cao, gỗ có mùi thơm rất dễ chịu.

Chúng ta có thể chia gỗ Tử Đàn làm 03 loại chính, gỗ Tử Đàn Tiểu Diệp Ấn ĐộTử Đàn lá nhỏ Nam Phi và Tử Đàn lá to Nam Phi. Trong 03 loại trên, Tử Đàn Tiểu Diệp Ấn Độ là loại gỗ có giá trị thẩm mỹ, kinh tế, tâm linh và phong thủy lớn nhất.

Đặc điểm của gỗ Tử Đàn Ấn Độ

Tử Đàn Tiểu Diệp Ấn Độ (còn gọi là Tử Đàn lá nhỏ) sinh trưởng, xuất phát từ Ấn Độ. Chúng là loại gỗ có tuổi thọ rất dài, lên tới hàng ngàn năm. Cây trên 10 năm tuổi mới bắt đầu hình thành lõi và trên 500 năm mới bắt đầu được khai thác. Chúng còn được biết đến với tên gọi Vương Mộc Tử Đàn.

Gỗ Tử Đàn Tiểu Diệp có màu đỏ tươi hoặc mà đỏ tím sẫm. Khi đưa ra nắng, nó sẽ nổi lên ánh đỏ hồng rất bắt mắt. Loại gỗ này rất cứng, không bao giờ bị cong vênh, mối mọt như những loại gỗ thông thường.

Gỗ có mùi thơm nhẹ vô cùng dễ chịu. Từng thớ gỗ luôn toát lên mùi thơm quyến rũ, không kém phần sang trọng. Đặc biệt, mùi thơm này không hề mất đi mà đậm dần lên sau thời gian sử dụng.

Gỗ thường được dùng để chế tác đồ trang sức, các vật phẩm phong thủy như: vòng tay, tượng phật, pháp khí phong thủy, …

Chính vì những giá trị quý hiếm của Tử Đàn Ấn Độ mà chúng thường bị làm giả hoặc bị trà trộn với những loại gỗ khác.

Cách nhận biết gỗ Tử Đàn Ấn Độ

Gỗ Tử Đàn thật có giá trị phong thủy, thẩm mỹ, kinh tế rất lớn và vô cùng quý hiếm. Chính vì vậy, chúng thường bị trà trộn với các loại gỗ có giá trị kém hơn nhiều như: gỗ Đàn Hương, Tử Đàn lá to Nam Phi, Tử Đàn lá nhỏ Nam Phi. Chúng ta có thể phân biệt gỗ Tử Đàn Ấn Độ bằng cách áp dụng 1 hoặc đồng thời các cách sau:

Nhận biết bằng cách xem đặc điểm các đốm sao

Các đốm sao của gỗ Tử Đàn Ấn Độ thật phân bổ đều đặn và rất tự nhiên trên bề mặt gỗ. Kích thước của những đốm sao này cũng không đồng đều. Các thớ gỗ gần với ngọn sẽ có nhiều sao và đốm sao to hơn các thớ gỗ gần dưới phần gốc (đốm sao các thớ gỗ ở gần gốc sẽ ít và nhỏ hơn).

Khi bạn soi đèn vào gỗ sẽ thấy được các đốm sáng li ti như những vì sao trên bầu trời vô cùng bắt mắt. Các đốm sao của Tiểu Diệp Tử Đàn thật sẽ còn mãi theo thời gian mà không bao giờ bị mất. Đây là một trong những cách phân biệt gỗ Tử Đàn Ấn Độ đơn giản và đem lại hiệu quả nhất.

Phân biệt dựa theo mùi gỗ và tom gỗ

Tử Đàn lá nhỏ có mùi hương dễ chịu và không nồng. Các tom trên gỗ mịn và đồng đều trong khi các loại gỗ khác không có đặc điểm này. Tuy nhiên, cách phân biệt này không hề dễ dàng. Phải là người có nhiều kinh nghiệm, từng tiếp xúc với nhiều loại gỗ mới có thể nhận biết chính xác được bằng cách này.

Nhận biết dựa trên khả năng chìm nước

Tử Đàn Tiểu Diệp là loại gỗ rất chắc, cứng như đá. Vì vậy, khi thả gỗ vào nước thì sẽ chìm ngay lập tức. Chúng ta có thể dùng cách này để phân biệt gỗ Tử Đàn Ấn Độ thật với loại gỗ Tử Đàn lá to Nam Phi (loại gỗ này nhẹ hơn và nổi hoặc lơ lửng trong nước) và các loại gỗ thông thường khác.

Phân biệt gỗ Tử Đàn bằng cách viết lên giấy

Đây được xem là cách đặc biệt và đơn giản để nhận biết gỗ Tử Đàn. Bạn hãy dùng gỗ Tử Đàn viết lên tường hoặc giấy. Nếu là gỗ Tử Đàn thật, bạn viết đến đâu cho ra màu đỏ đến đấy. Đặc biệt, chỗ gỗ dùng để viết gần như không mòn, các vết tích để lại không hề rõ rệt. Đặc điểm này chỉ có duy nhất trên gỗ Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ.

Nhận biết bằng cách ngâm rượu

Khi ngâm vào rượu, sau khoảng 2-3 phút rượu sẽ chuyển dần sang màu cam và đỏ dần. Đây là một trong những cách phân biệt gỗ Tử Đàn thật vô cùng hữu hiệu.

Rate this post

Viết một bình luận