Khi mang thai, phụ nữ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như ốm nghén, nghén ngủ, nghén chua. Trong đó nghén chua khiến mẹ bầu thèm ăn nhiều đồ có vị chua và có thể ăn rất nhiều. Vậy tình trạng này nguyên nhân do đâu, có gây hại cho mẹ và bé không?
07/05/2020 | Tìm hiểu về chứng ốm nghén khi mang thai và cách khắc phục
28/11/2015 | Đột ngột hết ốm nghén – Coi chừng thai lưu, vậy nguyên nhân do đâu?
15/08/2014 | Giảm ốm nghén bằng những cách tự nhiên
1. Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén chua?
Phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ thường xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, buồn ngủ, kén ăn. nghén chua cũng khá thường gặp với nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể trong thời kỳ mang thai.
Cụ thể khi mang thai, cơ thể mẹ cần đáp ứng những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cơ thể mẹ lúc này cũng tiết ra những hormone cần thiết, trong đó có 1 loại hormone có vai trò thúc đẩy tuyến tính màng lông, đồng thời ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Nghén chua khiến phụ nữ mang thai thèm đồ ăn chua
Men tiêu hóa của mẹ cũng bị giảm hoạt tính, khẩu vị và sự thèm ăn của mẹ bầu cũng thay đổi so với bình thường. Một số phụ nữ gặp phải hiện tượng chán ăn, ốm nghén, buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn song một số khác lại bị thèm đồ ăn chua. Thực tế thực phẩm có vị chua sẽ giúp tăng lượng acid đường ruột, kích thích sự thèm ăn cho mẹ bầu.
Có thể hiểu lý do cơ thể mẹ nghén chua là do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này, hệ tiêu hóa phát tín hiệu cho mẹ cần tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là chất chua. Chất chua lại giữ vai trò quan trọng trong hình thành canxi phát triển xương ở thai nhi.
Thông thường, nghén đồ chua ở phụ nữ mang thai xuất hiện ở tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ, khi thai nhi cần nhiều dưỡng chất cho những sự phát triển đầu tiên và quan trọng. Men acid từ thực phẩm cũng giúp hấp thụ phân giải sắt bậc cao tốt hơn, giúp bé dễ hấp thụ và sử dụng.
Nghén chua là dấu hiệu cơ thể và thai nhi cần nhiều dinh dưỡng
Như vậy, việc mẹ bầu bị nghén đồ chua hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà chính là tín hiệu cho thấy cơ thể và thai nhi đang cần bổ sung dưỡng chất.
2. Nghén chua ở mẹ bầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Do nghén đồ chua là biểu hiện báo rằng cơ thể mẹ và bé cần bổ sung nhiều dưỡng chất song các trường hợp nghén nặng lại không hề tốt. Mẹ bầu nghén nặng chỉ thèm đồ ăn chua, chỉ ăn các loại thực phẩm này thay vì cần ăn đa dạng thực phẩm để cân bằng dưỡng chất.
Việc chỉ ăn chua hoặc ăn quá nhiều đồ chua sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt những chất cần thiết nhất cho thai nhi. Điều dĩ nhiên khi thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng từ mẹ sẽ không thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Bản thân cơ thể mẹ khi ăn quá nhiều đồ chua cũng dễ bị đau dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
Tuy nhiên nếu mẹ bầu nghén đồ chua biết cân bằng, ăn kết hợp thực phẩm chua với các loại thực phẩm khác đầy đủ dinh dưỡng thì sẽ mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể, thực phẩm chua giúp mẹ bầu:
– Giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi.
– Kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.
– Cung cấp acid để cơ thể dễ hấp thu sắt, giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ và cung cấp sắt cho thai phát triển.
– Tăng cường sức đề kháng.
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Cung cấp Vitamin C tốt cho sự hình thành các bộ phận, tế bào quan trọng của thai nhi.
Đồ ăn chua giúp kích thích vị giác cho mẹ bầu
3. Cần làm gì khi mẹ bầu bị nghén chua?
Như vậy nghén đồ chua rất có lợi cho phụ nữ mang thai, báo hiệu cơ thể và thai nhi đang cần nhiều dưỡng chất bổ sung hơn. Vì thế mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống đều đặn, không cần quá nhiều nhưng đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
3.1. Lưu ý về chế độ ăn cho mẹ bầu bị nghén chua
Phụ nữ mang thai bị nghén chua thèm các thực phẩm chua có chứa nhiều vitamin C, có thể thỏa mãn cơn thèm này nhưng cần lưu ý:
– Chọn thực phẩm chua là các loại trái cây, rau xanh tươi để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất khác.
– Không dùng trực tiếp nước cốt chanh hoặc thực phẩm quá chua.
– Sử dụng thức ăn chua ở mức độ vừa phải.
– Nếu uống nước chanh, nước cam, bưởi hoặc quất cần pha thêm đường vừa đủ để tránh gây hại dạ dày.
– Hạn chế tối đa các thực phẩm lên men hoặc ủ muối.
Hãy nhớ rằng thực phẩm chua chỉ là một phần dinh dưỡng cần cung cấp cho mẹ trong giai đoạn mang thai mà thôi, hãy kết hợp với các thực phẩm chứa đạm, vitamin, sắt,…
3.2. Một số món ăn chua tốt cho mẹ bầu
Một số món ăn chua dưới đây vừa giúp mẹ thỏa mãn cơn nghén, vừa tốt cho mẹ và bé:
Sữa chua
Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn và dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Chị em có thể ăn sữa chua mỗi ngày vừa đáp ứng cơn nghén chua vừa không phải lo lắng cho thai nhi.
Sữa chua rất tốt cho tiêu hóa của mẹ bầu
Canh chua
Các món canh chua có vị chua thanh giúp mẹ bầu thoát khỏi cảm giác thèm chua, hơn nữa cũng kích thích ăn ngon miệng hơn. Canh chua chứa nhiều chất xơ cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Dâu tây, dâu tằm
Dâu tây, dâu tằm là những loại quả mọng có vị chua rất dễ ăn lại giày dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên lưu ý không nên ăn quá nhiều cùng lúc, có thể kết hợp với sữa chua để cân bằng vị tốt hơn.
3.3. Làm gì khi nghén chua nặng?
Nghén chua nặng khiến mẹ chỉ thèm và chỉ ăn đồ chua không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm tình trạng này:
Chia nhỏ các bữa ăn
Nghén chua khiến mẹ bầu không ăn được nhiều các loại thực phẩm khác ngoài đồ chua, vì thế có thể chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp mẹ dễ ăn hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Hạn chế món ăn có mùi vị kích thích
Phụ nữ mang thai thường bị buồn nôn, khó chịu với các mùi vị thức ăn như: đồ ăn chiên rán, đồ có nhiều dầu mỡ, hải sản,… Vì thế hãy tạm tránh xa những món ăn này.
Mẹ bầu vẫn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ngoài đồ ăn có vị chua
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nhiều mẹ gặp phải khó khăn trong thực hiện chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày, nhất là mẹ bị nghén chua nặng khó ăn các loại thực phẩm khác. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn ăn hàng ngày đa dạng mà vẫn đầy đủ dưỡng chất nhé.
Nghén chua và các triệu chứng ốm nghén thai kỳ khác gây ảnh hưởng nhiều đến thói quen ăn uống, sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bản thân và thai nhi.
Để đảm bảo bé có sự phát triển tốt nhất, ngoài đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, mẹ đừng quên thực hiện xét nghiệm thai kỳ và siêu âm thai định kỳ. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm về các vấn đề sức khỏe khi mang thai, hãy liên hệ với bệnh viện MEDLATEC ngay qua tổng đài 1900 56 56 56.