Gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé từ 1 tuổi đủ chất và dễ ăn

Gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé từ 1 tuổi đủ chất và dễ ăn

Giai đoạn 1 tuổi là giai đoạn quan trọng để bé bắt đầu phát triển thể chất và trí não. Xem ngay gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé 1 tuổi đủ chất và dễ ăn ngay.

Bé nhỏ tròn 1 tuổi cũng là thời điểm con phát triển thể chất, trí não mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, con cũng đang dần làm quen với thực đơn đa dạng các món ăn nên đòi hỏi mẹ cần chuẩn bị những bữa ăn vừa dễ hấp thụ lại đủ dinh dưỡng. Cùng xem gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé 1 tuổi đủ chất và dễ ăn trong bài viết dưới đây.

1Bé từ 1 tuổi có nên ăn cơm nát chưa?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở đi đã có thể bắt đầu ăn dặm thay vì bú sữa mẹ hay sữa công thức hoàn toàn. Lượng thức ăn sẽ thay đổi từ dạng lỏng sang đặc rồi dạng rắn trong quá trình bé lớn lên để phù hợp với khả năng nhai của hàm và hệ tiêu hóa của bé.

Muốn xác định con lúc 1 tuổi đã có thể ăn cơm chưa để quyết định thời điểm ăn phù hợp cho con, bố mẹ cần dựa vào nhiều yếu tố. Bố mẹ cần biết hệ tiêu hóa lúc này của con phát triển đủ mạnh chưa, khả năng nhai và nghiền thức ăn ở mức nào, con đang cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng gì để phát triển, con còn cần sữa mẹ hay sữa công thức nữa không?

Bé 1 tuổi đã ăn cơm nát được chưa?

Trên thực tế, với lộ trình phát triển bình thường của bé thì chỉ khoảng 12-19 tháng bé đã mọc ít nhất 13 răng sữa và đủ 4 răng hàm. Lúc này, con đã có thể nghiền nát thức ăn và ăn được cơm nhuyễn. Tuy vậy, cháo đặc vẫn là lựa chọn tốt cho con vào thời điểm này để đảm bảo việc nhai cũng như sức khỏe hệ tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia thì khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện, trẻ mọc đủ 8 răng hàm là thời điểm thích hợp nhất để trẻ bắt đầu ăn cơm. Bố mẹ có thể chuẩn bị cho con một ghế ngồi ăn đa năng, giúp bé ngồi ăn đúng tư thế, dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng và mẹ cũng nhàn hơn khi cho con ăn.

2Cách nấu cơm nát cho bé từ 1 tuổi

Mẹ có thể tự mình lên thực đơn những món đơn giản đặc biệt là ở dạng cơm nát để con tập ăn dần. Cơm nát chính là cơm nhão nghiền nhuyễn, thích hợp cho trẻ tập ăn thô, từ giai đoạn cháo đặc tới cơm bình thường. Mẹ có thể tham khảo một số cách nấu cơm nát dưới đây:

Nấu bằng nồi cơm điện

Bạn vo gạo sau đó lấy 1 phần gạo vừa đủ cho bé bỏ vào chén sứ nhỏ cùng lượng nước nhiều một chút. Phần gạo còn lại đổ nước vào nấu cơm như bình thường. Đặt chén sứ trong nồi cơm. Khi cơm trong nồi chín thì chén cơm của bé cũng chín và có độ nhão hơn vì được cho nhiều nước hơn.

Nấu cơm nát bằng nồi cơm điện

Nấu cơm nát trong nồi riêng cho bé

Mẹ nấu cơm riêng trong nồi nhỏ cho bé như bình thường chỉ khác là sẽ đổ lượng nước nhiều hơn khi nấu cơm cho cả nhà. Khi này cơm sẽ có độ nát phù hợp với thời điểm bé tập ăn. Cơm sôi, mẹ giảm nhỏ lửa, đậy vung và nấu tới khi cơm cạn nước, độ nhão phù hợp là được.

Cơm nát nấu trong nồi riêng cho bé

3Gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé

Thực đơn 1

  • Cơm nát
  • Cà chua nghiền
  • Trứng bác
  • Canh thịt bằm
  • Món tráng miệng: 1 múi cam

Thực đơn cơm nát, trứng bác, cà chua nghiền, cam

Thực đơn 2

  • Cơm nát
  • Tôm xào súp lơ xanh
  • Canh mồng tơi cua đồng
  • Món tráng miệng: Sữa chua

Cơm nát, tôm xào súp lơ, canh cua mồng tơi và sữa chua

Thực đơn 3

  • Cơm nát
  • Lươn đồng xào nghệ
  • Canh bí đỏ mềm
  • Món tráng miệng: Chuối cắt lát nhỏ

Cơm nát, lươn đồng xào nghệ, canh bí đỏ, chuối

Thực đơn 4

  • Cơm nát
  • Cá hồi phi lê sốt cà chua
  • Canh ngao mồng tơi
  • Món tráng miệng: Bưởi

Cơm nát, Cá hồi phi lê sốt cà chua, canh ngao mồng tơi, bưởi

Thực đơn 5

  • Cơm nát
  • Đậu phụ rán
  • Canh cà rốt tôm băm
  • Món tráng miệng: Xoài chín

Cơm nát, đậu phụ rán, canh cà rốt tôm băm, xoài chín

Thực đơn 6

  • Cơm nát
  • Thịt gà băm xào nấm
  • Canh trứng cà chua
  • Món tráng miệng: Thanh long

Cơm nát, thịt gà băm xào nấm, canh trứng cà chua, thanh long

Thực đơn 7

  • Cơm nát
  • Thịt bò bằm xào hành tây
  • Canh rau đay
  • Món tráng miền: Đu đủ chín cắt nhỏ

Cơm nát, thịt bò xào hành tây, canh rau đay, đu đủ chín

4Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn cho bé 1 tuổi

Khi xây dựng thực đơn tập ăn cho con 1 tuổi, mẹ nên cho con ăn cơm nát xen kẽ các bữa cháo và sữa. Mẹ hãy chia thành 3 bữa chính mỗi ngày, 1-2 bữa cháo và 1 bữa là cơm nát. Lý do là bởi trong giai đoạn này, cháo và sữa vẫn là những thức ăn dễ hấp thu với bé và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để con phát triển, tốt cho hệ tiêu hóa của con.

Mẹ cho bé ăn xen kẽ thêm cháo và sữa

Các món mặn ăn cùng cơm trong thực đơn hàng ngày của bé nên được thay đổi liên tục để bé không bị ngán. Các món ăn đều phải thật mềm và được xay nhuyễn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu trong mỗi thực đơn là tinh bột, chất xơ (trái cây và rau xanh), chất đạm, chất béo để con có thể phát triển toàn diện.

Khi chế biến món ăn cho bé 1 tuổi, mẹ hãy hạn chế nêm quá nhiều gia vị như muối, đường,… Những ngày đầu bé tập làm quen với chế độ ăn mới, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 2-3 muỗng và không nên ép quá nếu trẻ không muốn ăn.

Bổ sung đa dạng dưỡng chất cho con

Ngoài ra, những thực đơn kể trên có thể áp dụng cả với bé 2 tuổi tập ăn. Trẻ nhỏ 20-24 tháng tuổi đã có thể ăn cơm mềm với các món phụ khác trong mâm cơm cùng bố mẹ.

Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ đã có thêm cho mình những hiểu biết nhất định về việc bắt đầu cho con tập ăn cơm nát khi 1 tuổi cùng những thực đơn bổ dưỡng cho con. Chúc mẹ sẽ sáng tạo thêm thêm nhiều thực đơn thú vị, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa khiến bé thích thú ăn ngon mỗi ngày.

Chọn mua thịt các loại bán tại Bách hóa XANH để nấu thực đơn cơm nát cho bé từ 1 tuổi:

Bách hóa XANH

Rate this post

Viết một bình luận