Gợi ý cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả nhất

Khi nồng độ khí độc có trong ao nuôi vượt mức tiêu chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản và có nguy cơ gây chết hàng loạt. Vì vậy, cách xử lý khí độc trong ao nuôi sao cho an toàn và hiệu quả đang được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm hiện nay.

Các loại khí có trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm, người ta nhận thấy có 3 loại khí độc xuất hiện nhiều nhất là H2S, NO2 và NH3. Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình hình thành cũng như tác hại của từng loại khí để có cách xử lý khí độc trong ao nuôi phù hợp nhất!

Khí NH3 và NO2

Nguồn gốc phát sinh

Khí amonia (NH3) và NO2 rất độc, được sinh ra chủ yếu do chất thải, thức ăn thừa của tôm, cá… và xác của các sinh vật trong nước (tảo, vi sinh vật, xác tôm…), phân bón gây màu hoặc có sẵn trong nước.

Quá trình nitrat hóa là quá trình oxy hóa sinh học chuyển đổi amoni thành nitrat (không độc) nhờ các vi khuẩn sống trong ao nuôi. Quá trình này trải qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: NH4+ chuyển hóa thành NO2–.

  • Giai đoạn 2: NO2– chuyển hóa thành NO3–.

Nếu thiếu oxy, NH4+ vẫn sẽ chuyển sang NO2– nhưng tới đây chúng sẽ tích tụ lại mà không thể chuyển thành NO3–. Do đó, khí NO2 được sinh ra từ đây bởi trong ao không đủ oxy hoặc có một số vị trí yếm khí (điểm mù) trong ao.

Bà con cần lưu ý khi kiểm tra nồng độ khí trong ao thì phải kiểm tra cả nồng độ NO2 vì thông thường khi nuôi tôm, đặc biệt là tôm sú, người nuôi chỉ kiểm tra NH3 và khi không thấy NH3 thì cho qua. Lúc này, thủy sản sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, sinh trưởng chậm, lờ đờ, đỏ thân và chết là do nồng độ khí NO2 trong ao vượt mức quy định.

chu-trinh-nitochu-trinh-nito

Tác hại

Nồng độ NH3 và NO2 cao sẽ làm giảm hệ miễn dịch trên các loài thủy sản, do đó một cách xử lý khí độc trong ao nuôi là giảm nồng độ NH3 và NO2. Trước hết, mời bà con cùng tìm hiểu về tác hại khi nồng độ các khí này vượt mức cho phép:

  • Giảm ăn, sinh trưởng chậm.

  • Nổi đầu (gây ngạt thở ở tôm), sức khỏe suy yếu.

  • Gây chậm lớn, vỏ bị mềm, lột xác khó khăn.

  • Gây đen mang và tổn thương trên cơ thể.

  • Tích tụ khí độc lâu dần sẽ tạo nên nhiều bệnh trong cơ thể vật nuôi như phân trắng, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ.

  • Gây cho tôm nhạy cảm, khó thích nghi với điều kiện khác thường như nhiệt độ thay đổi, oxy thấp.

  • Làm chết tôm nếu như hàm lượng quá cao.

tom-bi-den-mangtom-bi-den-mang

Khí H2S

Nguồn gốc hình thành

Khí H2S được sinh ra khi vi khuẩn hoạt động trong quá trình phân rã chất hữu cơ (thức ăn thừa, chất thải và xác động vật) ở điều kiện yếm khí (thiếu khí oxy). Ở ao nuôi tôm, lớp bùn đáy ao, chất thải hữu cơ lắng tụ là nguyên nhân sinh ra khí độc H2S ở lớp nền đáy. Khí H2S được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” vì rất khó phát hiện và có thể làm chết các loài thủy sản nhanh chóng trong vài tuần. H2S gây độc khi pH thấp, nồng độ oxy thấp và nhiệt độ thấp.

Nồng độ H2S thích hợp cho ao nuôi tôm là từ 0,05 mg/l trở xuống và thấp hơn 0,002 ppm đối với ao nuôi cá nước ngọt

Do đó, bà con cần chú ý tìm cách xử lý khí độc trong ao nuôi (đặc biệt là loại khí H2S) để tránh trường hợp thiệt hại do các khí gây ra.

khi-doc-trong-ao-nuoikhi-doc-trong-ao-nuoi

Khí H2S sẽ đạt nồng độ cao trong ao sau 2 tháng nuôi. Thời điểm này, các loại tảo phát triển mạnh nên làm giảm oxy đột ngột, cùng với thức ăn thừa bị vi khuẩn phân giải, từ đó làm lượng khí H2S tăng cao.

Tác hại

  • Khí H2S khi gặp Hemoglobin trong cơ thể vật nuôi sẽ cản trở oxy trong máu, làm quá trình lưu thông bị tắc nghẽn, nên tôm sẽ không đủ oxy cung cấp cho cơ thể.

  • Nồng độ H2S có trong nước đạt 0,01 – 0,02 ppm thì tôm bị nhiễm độc, tỷ lệ sống suy giảm nghiêm trọng và có thể chết hàng loạt.

  • Tập tính của loài tôm sú thường sống ở đáy ao nên dễ bị ảnh hưởng của khí H2S và có thể bị chết nhiều trong những tháng đầu.

  • Các loại tôm đang trong giai đoạn lột xác hoặc tìm thức ăn dưới đáy ao cũng chịu tác động mạnh của H2

  • Nếu tôm bị nhiễm độc sẽ bơi lờ đờ, không còn linh hoạt, chậm hơn, có xu hướng bơi gần bờ và có thể sẽ chết sau 25 đến 45 ngày.

  • Loài tôm thẻ chân trắng sống ở gần mặt nước nên ít chịu tác động. Mặc dù vậy khi tới thời kỳ lột xác, hay khi đi tìm thức ăn chúng sẽ bơi xuống vùng đáy nên cũng bị ảnh hưởng của khí độc vào lúc này.

Cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả và an toàn

Tại Phú Yên, đến cuối tháng 3 năm 2019, có 2.160 con tôm hùm kích cỡ  0,4 – 0,6 kg và 10.800 tôm giống của 27 hộ dân chết. Sau khi kiểm tra quan trắc môi trường xác định hàm lượng khí độc H2S, NH3 tăng cao, lượng oxy hòa tan rất thấp (2,1mg/l), mật độ vi khuẩn Vibrio cao (từ 1,1 x 10m3 – 2,5 x 10m3 cfu/ml).

Nguyên nhân chủ yếu do trời nắng, cùng những cơn mưa đột ngột ảnh hưởng nhiệt độ nước và kích thích sự phát triển của các chất khí độc. Bên cạnh đó, do bà con chủ quan, không thực hiện phòng ngừa khí độc trong ao nuôi và không xử lý kịp thời khi xảy ra vụ việc trên, dẫn đến thiệt hại nặng, thậm chí có hộ thiệt hại đến 65 triệu đồng. (Theo báo dangcongsan.vn đưa tin ngày 08/04/2019).

tom-chet-hang-loattom-chet-hang-loat

Có thể thấy, các khí độc NH3, NO2, H2S vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra tổn thất vô cùng lớn đến thủy sản cũng như chất lượng ao nuôi. Vì vậy, để bảo vệ ao nuôi của mình thì bà con nên tham khảo các cách xử lý khí độc trong ao nuôi dưới đây:

Cách xử lý khí độc H2S

Ngay khi phát hiện nồng độ H2S tăng cao, bà con cần:

  • Cắt giảm lượng thức ăn 30 – 40% từ 3 ngày trở lên đến khi thấy nồng độ H2S giảm trở lại mức bình thường.

  • Nhanh chóng sục khí oxy liên tục bằng cách đặt quạt nước ở công suất tối đa (Lưu ý: Cách này sẽ làm bùn đất dưới đáy ao và hai bên bờ bị xáo trộn).

  • Nâng pH (7,8 -8,5) bằng cách sử dụng vôi.

  • Đảm bảo nước sạch bằng cách thay nước thường xuyên.

  • Kết hợp chế phẩm vi sinh để đem lại hiệu quả tối ưu.

Cách xử lý khí độc NH3/NO2

Thông thường hàm lượng NH3 và NO2 cho phép với tôm sú và tôm thẻ chân trắng là ít hơn 0,3 mg/l (Theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT). Khi nồng độ NH3 và NO2 vượt quá hàm lượng trên, bà con cần thực hiện một số cách xử lý khí độc trong ao nuôi sau:

  • Giảm thức ăn giống như xử lý khí H2

  • Tăng cường chạy quạt, sục khí oxy tối đa.

  • Thay nước trong ao để đảm bảo không chứa vi khuẩn gây bệnh.

  • Sử dụng vi sinh xử lý khí độc NO2.
  • Giữ ổn định lượng tảo có lợi trong môi trường nước.

  • Giảm nồng độ pH xuống trong khoảng 7,5 đến 8,2, độ kiềm từ 100 đến 160.

Lưu ý: Không nên sử dụng hóa chất để xử lý vì sẽ ảnh hưởng đến các loại tảo có lợi trong ao nuôi và rất có hại cho các loài thủy sản cũng như môi trường nước.

Sử dụng men vi sinh là cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả và an toàn nhất lúc này bởi men vi sinh hỗ trợ làm giảm tối đa nồng độ khí độc trong ao, đảm bảo an toàn cho thủy sản và góp phần xử lý bùn đáy ao để mang lại hiệu quả nuôi trồng cao. Tuy nhiên, bà con nên lựa chọn những nhãn hiệu chất lượng và uy tín trên thị trường để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.

ecoclean-am-che-pham-sinh-hoc-xu-ly-khi-doc-trong-ao-nuoi-thuy-sanecoclean-am-che-pham-sinh-hoc-xu-ly-khi-doc-trong-ao-nuoi-thuy-san

>>> Xem thêm thông tin về các loại vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi tại ĐÂY!

Biện pháp phòng ngừa khí độc trong ao nuôi

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là kinh nghiệm ông bà truyền lại từ xưa. Để tiết kiệm chi phí, thời gian và bảo vệ ao thì bà con nên tìm cách phòng ngừa khí độc trong ao ngay từ những ngày đầu vụ nuôi.

Sau đây là một số kinh nghiệm kiểm soát khí độc trong ao nuôi được nhiều hộ nuôi trồng áp dụng:

  • Thay nước, vét bùn, loại trừ các chất cặn bã, cải tạo nước ao trước khi thả giống.

  • Xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để ngăn tình ngừa phát sinh khí độc.

  • Lắp đặt hệ thống hố thoát nước siphon dưới đáy ao sau 1 – 2 tháng nuôi để giảm thiểu chất thải, cặn bã và xác sinh vật, giải phóng khí độc.

lap-dat-xiphong-day-aolap-dat-xiphong-day-ao

  • Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, bà con cần sử dụng chế phẩm sinh học thường xuyên theo hướng dẫn.

  • Cung cấp lượng oxy đầy đủ cho môi trường nước và thường xuyên kiểm tra hàm lượng khí H2S, NH3, NO2 có trong ao.

  • Cung cấp vi khuẩn nitrit và nitrat hóa vào ao thường xuyên. Như đã nói trên, nhóm vi khuẩn này phát triển khá chậm, cần cung cấp đủ oxy để phát triển, nồng độ pH phải từ 7,5 đến 8,2. Do đó, cần bổ sung thường xuyên, liên tục với điều kiện đầy đủ về oxy, pH, nhờ vậy sẽ giảm được sự tạo thành NH3 và NO2.

  • Kiểm soát quá trình cho ăn, không nên cho thức ăn quá nhiều để tránh dư thừa, lãng phí và tạo điều kiện xuất hiện khí độc.

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi tôm) sẽ không tránh khỏi những phát sinh về lượng chất thải và khí độc rất khó kiểm soát ổn định. Chính vì lẽ đó, bà con cần biết cách xử lý khí độc trong ao nuôi để kịp thời và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Những chia sẻ trong bài viết trên đã được chọn lọc và đúc kết lại với mong muốn mang lại kiến thức hữu ích nhất cho bà con về cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0909 752 990. EcoClean chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982

Email: [email protected]

Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM

Rate this post

Viết một bình luận