Gợi ý sắm lễ cúng ngày tết Nhâm Dần 2022 – Ban thờ Mộc Việt

Hằng năm, vào dịp tết Nguyên đán, các gia đình đều sắm lễ tết. Nếu bạn đang băn khoăn sắm lễ cúng ngày tết Nhâm Dần 2022 như thế nào cho đúng. Cùng tham khảo qua bài viết sau đây cùng Mộc Việt nhé.

Tết Nguyên đán là gì?

Tết Nguyên đán là tết cổ truyền từ lâu đời và quan trọng của người dân Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để nghỉ ngơi, sum họp gia đình sau một năm làm việc mà còn là dịp để hướng về nguồn cội, ông bà, tổ tiên, các vị thần linh đã ban phước lành cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo đó, Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch. 

“Tết” là cách đọc âm Hán – Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Unnamed

Xem thêm: Hướng dẫn lau dọn bàn thờ ngày tết đúng cách

Ý nghĩa sắm lễ cúng ngày tết nhâm dần 2022

Theo phong tục của người Việt vào dịp Tết có rất nhiều lễ cúng quan trọng. Bạn cần chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng cho các lễ cúng ngày Tết để đón một năm mới nhiều may mắn, thuận lợi và thành công.

Tùy theo phong tục vùng miền mà có những cách chuẩn bị lễ cúng ngày tết Nhâm Dần (tết Nguyên đán) khác nhau. Mặt khác, ngày nay với cuộc sống ngày càng hiện đại, việc bày biện mâm cỗ cúng Tết có phần thay đổi và biến tấu hơn để phù hợp với điều kiện từng nhà, song vẫn cần đảm bảo sự chỉn chu và thành tâm.

Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa. Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.

Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến ông bà tổ tiên, các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời và cầu cho một năm bình an và may mắn “vạn sự như ý”.

Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn. Là dịp để gặp mặt, hỏi han những người thân, họ hàng, bạn bè. Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau. Con cháu sắm lễ cúng ngày tết, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua. 

1259 3

Gợi ý sắm lễ cúng ngày tết Nhâm Dần 2022

Lễ cúng giao thừa

Cúng giao thừa (hay còn được gọi là lễ cúng trừ tịch, lễ giao thừa) là lễ cúng được thực hiện vào giờ Tý (tức là từ 23 giờ đêm tới 1 giờ sáng), đúng vào thời khắc giao thừa – chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Thế nên lễ giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Thông thường các gia đình chuẩn 2 mâm cúng cúng giao thừa. Mâm cúng giao thừa trong nhà và mâm đặt ngoài cửa chính để cúng các các vị thần.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà

Mâm cơm cúng giao thừa sẽ khác nhau tùy theo từng phong tục của mỗi vùng miền mà có sự chuẩn bị khác nhau. Nhưng nhìn chung thông thường mâm cúng giao thừa trong nhà thường chuẩn bị mâm cúng như sau:

Đồ lễ: Ngũ quả, bình hoa, nến, rượu, cau trầu, gạo muối, trà, vàng mã…

Mâm cúng: Đĩa thịt gà luộc, xôi, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng, bánh ngọt…

Cách bày biện sắm lể thờ cúng gia tiên

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có: 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng, 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng), bánh kẹo, 1 mâm ngũ quả, rượu, trà, quả cau, lá trầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, nhang, đèn…

Lễ cúng mùng 1

Lễ cúng mùng 1 còn được gọi là cúng tết nguyên đán, cúng ông bà tổ tiên. “Nguyên” có nghĩa là khời đầu, “đán” là buổi sáng sớm. Nguyên Đán được hiểu là buổi sáng khởi đầu một năm mới. Tới sáng mùng 1 là buổi sáng bắt đầu một năm mới, người ta cũng sẽ làm một mâm cỗ cúng kiếng, mời bề trên dùng cơm đầu năm để tỏ lòng thành kính và cầu mong những lời tốt đẹp. Chuẩn bị lễ cúng mùng 1 tết gồm:

Đồ lễ: Ngũ quả, bình hoa, nến, rượu, cau trầu, gạo muối, trà, vàng mã

Mâm cúng: Mâm cỗ: gồm bánh chưng (hoặc bánh tét) và các thức cỗ mặn hoặc chay. Món ăn trên mâm cỗ ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.

Theo phong tục mỗi vùng mà mâm cúng trong lễ cúng ngày tết có những món đặc trưng khác nhau. Người dân Miền Bắc thường chuẩn bị: Báng chưng, Gà, xôi, thịt kho, canh miến, nem, giò lụa, nộm… Còn ở miền Nam, mâm cỗ cúng cơ bản thường có: bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang…Còn mâm cỗ miền Trung lại có: bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ…

Lễ cúng ngày tết Nguyên đán nói chung và lễ cúng ngày tết Nhâm Dần 2022 nói riêng các ngày mùng 2 hoặc mùng 3 về cơ bản chuẩn bị giống lễ cúng ngày mồng 1.

Xem thêm: Thủ tục cần làm khi thay bàn thờ mới

Lễ cúng hóa vàng

Trong các lễ cúng ngày tết, thì lễ cúng hóa vàng là lễ cúng ngày tết sau cùng. Người Việt quan niệm, sau khi mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu, đến ngày mùng 3 con cháu cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà, tổ tiên, đồng thời đón thần tài

Trong mâm cơm hoá vàng, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời.

Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên, gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Từ xa xưa, tại nơi đốt hóa vàng người ta đặt vài cây mía dài để làm “phương tiện” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).

Trên đây là những gợi ý về việc chuẩn bị sắm lễ cúng ngày tết Nhâm Dần. Bạn có thể tham khảo và thực hiện. Chúc gia đình bạn đón năm Nhâm Dân nhiều may mắn và tài lộc.

Bàn thờ Mộc Việt – Mộc của người Việt

Rate this post

Viết một bình luận