Hàm ý là gì?

Khi nói chuyện hoặc trong văn học chúng ta thường bắt gặp những câu nói, câu văn mang hàm ý. Vậy hàm ý là gì là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.

Hàm ý là gì?

Theo định nghĩa trong Sách giáo khoa Ngữ Văn đưa ra cách hiểu về hàm ý là gì? như sau: “ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy”.

Có thể thấy ngoài nghĩa trực tiếp mà câu nói nhắc đến thì có thể có một tầng nghĩa hàm ý. Người nghe, người đọc có thể suy diễn ra và tự hiểu. Nghĩa hàm ý còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ẩn. Hàm ý là ý nghĩa ta không nhìn thấy ngay được mà phải suy ngẫm, khám phá. Nếu một câu có nghĩa hàm ý thì nghĩa hàm ý mới là ý nghĩa quan trọng nhất của câu.

Ví dụ:

“ Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.”

(Ca dao)

Bài ca dao trên tả hình ảnh của ông chú với nhiều tính nết xấu mà qua đó hàm ý về những thói hư tật xấu đáng chê trách của con người; thể hiện thái độ giễu cợt, mỉa mai của người đời với những thói xấu ấy. Cũng như khuyên nhủ mọi người nên sống lành mạnh, chăm chỉ lao động tránh xa những thói hư tật xấu.

Tác dụng của hàm ý

Hàm ý cũng có rất nhiều tác dụng khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong văn chương và lời nói hàng ngày. Một số tác dụng của cách nói hàm ý giúp:

– Cách nói hàm ý giúp tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường. Khiến người nghe, người đọc chú ý vào ý của câu nói.

– Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.

– Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.

– Bên cạnh đó khi sử dụng cách nói hàm ý, người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý. Do việc hiểu từ phía người nghe tự suy ra.

Ví dụ về hàm ý

Có thể thấy hàm ý được sử dụng rất nhiều trong ca dao tục ngữ, văn chương với nhiều hàm nghĩa khác nhau nhằm những mục đích khác nhau. Hàm ý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí mà người nói người viết bày tỏ qua văn chương, qua lời nói của bản thân.

Nhằm giúp độc giả hiểu rõ và cụ thể hơn về hàm ý là gì bài viết xin đưa ra các ví dụ cụ thể để bạn đọc hình dung dễ hơn.

Cháy nhà ra mặt chuột.

Hàm ý của câu nói chỉ những kẻ cơ hội khi có hoạn nạn thì mới biết bản chất thật sự của con người ra sao.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Uống nước nhớ nguồn.

Hàm ý của câu tục ngữ chỉ sự biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ cha ông chúng ta.

 “ Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

(Ca dao)

Qua lời mượn việc hỏi lối vào của vườn hồng mà hàm ý câu nói bày tỏ sự giao duyên giữa chàng trai và cô gái. Chàng trai kín đáo hỏi cô gái cô người thương hay chưa và cô gái trả lời qua đối đáp câu hỏi của chàng trai. Hàm ý được thể hiện kín đáo.

Đất lành chim đậu.

Hàm ý câu nói mang nghĩa về nơi nào có điều kiện tốt đẹp thì con người mới định cư sinh sống, tập trung đông đúc.

 “ Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi ,nếm thử mà xem !

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”.

(Ca dao)

Qua hình ảnh về củ ấu gai mang hàm ý chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa đã bày tỏ về mình. Người phụ nữ ấy muốn bày tỏ tấm lòng son sắt, trong trắng, thủy chung, công dung ngôn hạnh của mình được ẩn bên trong lớp vỏ ngoài xấu xí. Người phụ nữ muốn khẳng định mình trong cuộc sống, được mọi người hiểu và cảm thông tấm lòng son sắt của họ.

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.

(Ca dao)

Câu ca dao như lời than phiền trước sự khó nhọc của người nông dân vất vả. Mượn hình ảnh con cò để nói lên hình ảnh người phụ nữ tần tảo, chịu lội sông, lội suối để đưa gạo cho chồng để con khóc ở nhà một mình.

Chồng người đi ngược về xuôi,

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

(Ca dao)

Câu ca dao đã hàm ý nói về tâm sự buồn bã, thất vọng và xấu hổ của người vợ có anh chồng lười nhác, hèn kém về mọi mặt.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Hàm ý là gì đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6560 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

->>> Tham khảo thêm: Mẫu bản kiểm điểm

->>> Tham khảo thêm: Mẫu bản cam kết

Rate this post

Viết một bình luận