Một mùa thi lại đến, các bạn lớp 12 vừa tất bật ngày đêm đèn sách cho kỳ thi Quốc gia sắp tới, vừa đau đầu suy nghĩ sẽ đăng ký nguyện vọng trường Đại học, cao đẳng nào để xét tuyển đây. Nếu bạn giỏi ngoại ngữ và muốn phát triển bản thân dựa trên thế mạnh này thì HANU chính là một lựa chọn hoàn hảo đấy!
HANU là tên viết tắt của trường nào?
Xem thêm: học phí Đại học ngoại thương
HANU là từ viết tắt của “Hanoi Univerity”, tức là trường Đại học Hà Nội. Đây là một ngôi trường có bề dày truyền thống, được thành lập năm 1959 với tên gọi ban đầu là trường Đại học Ngoại ngữ. Trước đây, mỗi khi nhắc đến trường Đại học Ngoại ngữ ai cũng đều biết đây là trường đại học danh tiếng hàng đầu của cả nước trong đào tạo và nghiên cứu ngoại ngữ. Từ năm 2006, trường được đổi tên thành trường Đại học Hà Nội, và mở rộng chương trình đào tạo với ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, CNTT, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán…. Chính vì điều này, có nhiều bạn vẫn nghĩ rằng trường Đại học Hà Nội là một trường đại học tư thục mới thành lập, mà không biết đây chính là trường Đại học Ngoại ngữ với bề dày truyền thống đã đào tạo biết bao thế hệ sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ cho cả nước.
Giới thiệu sơ lược về trường Đại học Hà Nội
Trường Đại học Hà Nội tọa lạc tại Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trường đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực ngoại ngữ có trình độ đại học, sau đại học, đại học hệ tại chức; giảng dạy 10 thứ tiếng thông dụng trên thế giới: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý và tiếng Hàn.
Từ năm 2002, trường đã triển khai đào tạo cử nhân một số chuyên ngành khác bằng tiếng Anh: ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, CNTT, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán; và ngành Khoa học máy tính dạy bằng tiếng Nhật…
Trường có 20 khoa và bộ môn trực thuộc với gần 20.000 sinh viên; 523 cán bộ, công nhân, viên chức, trong đó có 370 giảng viên trình độ đại học và sau đại học.
Tại sao nên chọn trường Đại học Hà Nội làm nguyện vọng xét tuyển?
- Trường chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc tế dựa trên thế mạnh ngoại ngữ.
- Kiến thức vững vàng, kỹ năng nghề thành thạo, giao tiếp tự tin bằng ngoại ngữ và làm chủ công nghệ thông tin là những điểm mạnh để sinh viên tìm được việc làm dễ dàng sau khi ra trường.
- Về hợp tác quốc tế, Trường cố gắng tối đa phát triển các chương trình hợp tác song phương để trao đổi giáo viên, sinh viên và nghiên cứu khoa học. Đến thời điểm hiện tại, trường đã ký thỏa thuận hợp tác với trên 70 trường đại học và tổ chức nước ngoài.
- Khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn.
Ngoài giờ học, sinh viên cũng là những thành viên đầy nhiệt huyết trong nhiều hoạt động tình nguyện của Đoàn-Hội, câu lạc bộ: Hanu Job, Guitar, Tiếng Anh VOH, P-club, Hiến máu nhân đạo, SIFE-HANU, v.v.
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại trường ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện: Thư viện mở với trên 50.000 đầu sách, 2.000 băng, đĩa CD; hơn 200 máy tính nối mạng (hoạt động 16/24 giờ/ngày). Nhà ăn sinh viên sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khu ký túc xá với đáp ứng chỗ ở cho hàng ngàn sinh viên Việt Nam và nước ngoài; sân vận động cho nhiều môn thể thao.
Điểm chuẩn của trường Đại học Hà Nội năm 2019
STT
Mã ngành
Tên ngành
Tổ hợp môn
Điểm chuẩn
1
7220201
Ngôn ngữ Anh
D01
33.23
2
7220202
Ngôn ngữ Nga
D01, D02
25.88
3
7220203
Ngôn ngữ Pháp
D01, D03
30.55
4
7220204
Ngôn ngữ Trung Quốc
D01, D04
32.97
5
7220204 CLC
Ngôn ngữ Trung Quốc – Chất lượng cao
D01, D04
21.7
6
7220205
Ngôn ngữ Đức
D01, D05
30.4
7
7220206
Ngôn ngữ Tây Ban Nha
D01
29.6
8
7220207
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha
D01
20.03
9
7220208
Ngôn ngữ Italia
D01
27.85
10
7220208 CLC
Ngôn ngữ Italia – Chất lượng cao
D01
22.42
11
7220209
Ngôn ngữ Nhật
D01, D06
32.93
12
7220210
Ngôn ngữ Hàn Quốc
D01
33.85
13
7220210 CLC
Ngôn ngữ Hàn Quốc – Chất lượng cao
D01
32.15
14
7310601
Quốc tế học
D01
29.15
15
7320104
Truyền thông đa phương tiện
D01
22.8
16
7320109
Truyền thông doanh nghiệp
D01, D03
28.25
17
7340101
Quản trị kinh doanh
D01
31.1
18
7340115
Marketing
D01
31.4
19
7340201
Tài chính Ngân hàng
D01
28.98
20
7340301
Kế toán
D01
28.65
21
7480201
Công nghệ thông tin
A01, D01
22.15
22
7810103
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
D01
32.2
- Điểm môn ngoại ngữ các ngành đã nhân hệ số 2, trừ ngành Công nghệ thông tin và ngành Truyền thông đa phương tiện.
- Điểm trúng tuyển trên đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp trường Đại học Hà Nội
Trường Đại học Hà Nội là một trong các số trường có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao. Theo khảo sát của trường, có khoảng 98% sinh viên tốt nghiệp có việc làm từ 1 đến 2 năm sau khi tốt nghiệp. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng.
Có được điều này là do trường đã chú trọng công tác đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tế; tạo điều kiện cho sinh viên tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội tham gia vào chương trình học tập và trao đổi tại nước ngoài. Nhờ có kiến thức và kỹ năng thực tế, nhiều sinh viên đã được các đơn vị tuyển dụng mời về làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
5.1. Đối với sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ, các công việc được nhiều bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp là:
- Phiên dịch: Đây là vị trí mà hầu như công ty, doanh nghiệp nước ngoài nào cũng cần tuyển dụng. Công việc của các bạn phiên dịch thường là phiên dịch cuộc họp, phiên dịch các cuộc trao đổi công việc, biên phiên dịch tài liệu kỹ thuật, tài liệu sản xuất…
Biên dịch, dịch thuật: đây là công việc dịch một tài liệu hay sách báo, phim ảnh từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Nghe đơn giản nhưng thực tế việc dịch thuật làm sao cho truyền tải chính xác nội dung, ý nghĩa đến người đọc mà lại phù hợp với văn phong của tiếng bản ngữ thì không dễ dàng chút nào. Các bạn có thể làm việc ở nhà xuất bản, đài truyền hình, truyền thanh, cơ quan báo chí, công ty phát hành phim…
- Giảng dạy ngoại ngữ: Ngày nay, các trung tâm, cơ sở đào tạo ngoại ngữ phát triển rất mạnh mẽ trên khắp mọi vùng đất nước. Đây là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế hội nhập và mong muốn của các bậc phụ huynh muốn con em mình thành thạo ngoại ngữ để bắt kịp xu thế đó. Chính vì vậy, thị trường việc làm luôn cần một lực lượng giảng viên ngoại ngữ trình độ cao để nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
- Hướng dẫn viên du lịch, quản lý dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ lữ hành: Ngành du lịch phát triển giúp Việt Nam đón nhận một lượng lớn khách du lịch nước ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Đây không chỉ là cơ hội làm ăn của các công ty du lịch, lữ hành,nhà hàng, khách sạn mà còn là cơ hội phát triển nghề nghiệp của các bạn chuyên ngành ngoại ngữ.
- Nhân viên sale, nhân viên chăm sóc khách hàng: Sẽ có nhiều bạn thắc mắc tại sao vị trí này lại cần đến trình độ ngoại ngữ. Nhưng thực tế là có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ hướng đến đối tượng khách hàng quốc tế hay hướng đến các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Và bắt buộc bạn phải giỏi ngoại ngữ thì mới có thể trình bày lưu loát về sản phẩm, dịch vụ của công ty mình và thuyết phục khách hàng sử dụng nó.
- Đối với các chuyên ngành khác như Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện: Các bạn sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành của mình. Và việc được đào tạo các chuyên ngành bằng tiếng Anh sẽ là một lợi thế lớn trong quá trình xin việc của các bạn so với các ứng viên khác. Trình độ ngoại ngữ tốt cũng giúp bạn có được một mức lương cao so với mặt bằng chung và cơ hội thăng tiến trong công việc sau này.
Xem thêm: Học viện Nông nghiệp Việt nam
Học phí trường Đại học Hà Nội là bao nhiêu?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh có con em mong muốn thi vào trường Đại học Hà Nội quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, các bạn đọc hãy tham khảo bảng học phí dành cho chương trình đào tạo hệ cử nhân chính quy khóa 2019 – 2023 như sau:
Stt
Ngành học
Tổng số tín chỉ
Mức thu/
1 tín chỉ CSN, CN, TT, KLTN*
Mức thu/
1 tín chỉ các học phần còn lại
Tổng học phí chương trình đào tạo**
1
Ngôn ngữ Anh
151
480.000đ
72.480.000đ
2
Ngôn ngữ Pháp
151
480.000đ
72.480.000đ
3
Ngôn ngữ Đức
151
480.000đ
72.480.000đ
4
Ngôn ngữ Nga
151
480.000đ
72.480.000đ
5
Ngôn ngữ Trung Quốc
151
480.000đ
72.480.000đ
7
Ngôn ngữ Nhật Bản
151
480.000đ
72.480.000đ
8
Ngôn ngữ Hàn Quốc
151
480.000đ
72.480.000đ
8
Ngôn ngữ Italia
151
480.000đ
72.480.000đ
9
Ngôn ngữ Tây Ban Nha
151
480.000đ
72.480.000đ
10
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha
151
480.000đ
72.480.000đ
11
Truyền thông doanh nghiệp (tiếng Pháp)
151
480.000đ
72.480.000đ
12
Ngôn ngữ Trung Quốc chất lượng cao
163
33 triệu/năm x 4 năm
13
Ngôn ngữ Hàn Quốc chất lượng cao
163
33 triệu/năm x 4 năm
14
Ngôn ngữ Italia chất lượng cao
163
28 triệu/năm x 4 năm
15
Quản trị Kinh doanh (tiếng Anh)
148
650.000đ
480.000đ
83.450.000đ
16
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (tiếng Anh)
151
650.000đ
480.000đ
84.890.000đ
17
Tài chính Ngân hàng (tiếng Anh)
148
650.000đ
480.000đ
83.450.000đ
18
Kế toán (tiếng Anh)
148
650.000đ
480.000đ
83.450.000đ
19
Marketing (tiếng Anh)
148
650.000đ
480.000đ
83.450.000đ
20
Quốc tế học (tiếng Anh)
147
650.000đ
480.000đ
83.820.000đ
21
Công nghệ thông tin (tiếng Anh)
148
650.000đ
480.000đ
83.450.000đ
22
Truyền thông đa phương tiện (tiếng Anh)
151
650.000đ
480.000đ
85.400.000đ
*: Học phần các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: CSN = cơ sở ngành, CN= chuyên ngành, TT = thực tập, KLTN = khóa luận tốt nghiệp.
**: Thời gian đào tạo trung bình của chương trình cử nhân là 08 học kỳ, riêng các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là 09 học kỳ.
Như vậy, học phí của trường Đại học Hà Nội giao động từ 18 triệu đến 33 triệu/năm tùy theo từng chuyên ngành học đối với chương trình đào tạo hệ cử nhân chuyên nghiệp (4 năm).
Trên đây là một số nội dung mà các bạn đọc quan tâm về trường Đại học Hà Nội. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đến các bạn đọc, giúp các bạn chọn lựa được ngôi trường phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bạn nhất.