Hấp dầu tóc có tác dụng gì? – Medplus.vn

Hãy cùng MedPlus giải đáp về phương pháp hấp dầu tóc là gì? Liệu có đem lại cho bạn mái tóc chắc khỏe, mượt mà như mong muốn hay không?

Yêu cầu tư vấn
Gói Bảo hiểm sức khoẻ
Bảo Việt An Gia

    Loại bảo hiểm *

    Họ và tên *

    Điện thoại *

    Email

    Click vào nút Yêu cầu tư vấn miễn phí đồng nghĩa với việc bạn đã đọc và đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.

    Hấp dầu tóc là gì?

    Hấp dầu tóc là 1 kỹ thuật chăm sóc tóc bằng cách phủ lên trên tóc dầu dưỡng sử dụng nhiệt độ và độ ẩm của hơi nước. Phương pháp này giúp nâng lớp biểu bì trên sợi tóc và cho phép dầu xả và các liệu pháp thẩm thấu vào lớp biểu bì da đầu ở mức độ sâu hơn để dưỡng ẩm cho tóc.

    Đồng thời, hấp dầu tóc cũng giúp mở ra các lỗ chân lông trên da đầu nhằm loại bỏ các tạp chất và cặn sản phẩm đã tích tụ.

    Có mấy loại hấp dầu tóc?

    Hiện nay có 2 loại hấp dầu tóc phổ biến trên thị trường: hấp dầu nóng và hấp dầu lạnh. Trong đó hấp dầu nóng thường được áp dụng tại các salon làm tóc, còn hấp dầu lạnh thì bạn có thể áp dụng tại nhà.

    Hấp dầu nóng

    Hấp dầu nóng (hay còn gọi là hấp dưỡng) sử dụng nhiệt và hơi nước để giúp mở biểu bì và đưa dưỡng chất vào sâu bên trong tóc, giúp tóc có độ bóng mượt nhất định. Tuy nhiên, quá trình này có 1 nhược điểm là bạn chỉ có thể thực hiện tại salon vì có khá nhiều quy trình diễn ra, và hầu hết các loại máy hấp dầu nóng chỉ được lắp đặt tại salon.

    Các bước hấp dầu nóng tại salon:

    Bước 1: Gội sạch đầu

    Bước 2: Thoa dầu dưỡng phù hợp với tình trạng mái tóc

    Bước 3: Mái tóc bạn được hấp trong máy hấp tóc chuyên dụng sử dụng hơi nước

    Bước 4: Xả sạch tóc.

    Hấp dầu lạnh

    Hấp dầu lạnh (hay còn gọi là ủ tóc, hấp nguội tóc) là phương pháp chăm sóc tóc không sử dụng đến nhiệt.

    Các bước hấp dầu lạnh tại nhà:

    Bước 1: Làm sạch tóc, vắt bớt nước để làm ẩm tóc

    Bước 2: Thoa dầu hấp tóc (hoặc thêm vài giọt tinh dầu dưỡng), kết hợp massage tóc nhẹ nhàng và ủ tóc bằng khăn nóng trong 10 phút hoặc lâu hơn nếu tóc hư tổn nặng (ngoài ra, nếu bạn có mũ tắm thì nên đội thêm khăn để tạo hơi kín cho tóc, thúc đẩy dưỡng chất được hấp thụ nhanh hơn)

    Bước 3: Xả sạch tóc.

    Những ai nên và không nên hấp dầu tóc?

    Mái tóc có độ xốp thấp (khó hấp thụ độ ẩm) hay tóc đã qua xử lý màu nhuộm và đang cần được phục hồi thì sẽ rất phù hợp với quy trình này. Hơn nữa, tình trạng tóc quá khô, xơ rối do stress, nội tiết tố sẽ được làm mềm và dưỡng ẩm tóc trong quá trình hấp dầu.

    Bên cạnh đó, bất kỳ ai đang gặp vấn đề da đầu nghiêm trọng như: vảy nến, bệnh chàm, viêm nang lông, viêm da thì tuyệt đối không nên thử biện pháp này, trừ khi có sự giám sát của chuyên gia tạo mẫu tóc hoặc bác sĩ da liễu. Khi sử dụng hơi nước vào những thời điểm không thích hợp trong chu kỳ mọc tóc hay thay tế bào da chết, hơi nước có thể phá vỡ hệ vi sinh vật và góp phần gây nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.

    Hấp dầu tóc có tác dụng gì?

    1. Kích thích tóc phát triển

    Hấp tóc là 1 cách tuyệt vời để khuyến khích sự phát triển của tóc. Một mái tóc phát triển khỏe mạnh cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc đến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc.

    Bằng cách để lượng dầu tự nhiên hấp thu vào da đầu, mái tóc bạn sẽ được nuôi dưỡng từ sâu bên trong, thúc đẩy lưu lượng máu trong da đầu và mang lại cho bạn mái tóc dài và khỏe mạnh.

    2. Cải thiện sức khỏe da đầu

    Để sở hữu mái tóc chắc khỏe, bạn cần đảm bảo sức khỏe cho da đầu. Tương tự, trước khi điều trị bất kỳ vấn đề về tóc như: tóc mỏng, ngứa da đầu hay xuất hiện các mảng gàu, bạn cần phải biết cách chăm sóc cho da đầu của mình. Hấp dầu tóc sẽ giúp bạn ngăn ngừa khỏi mọi tình trạng bết tóc và loại bỏ các tế bào chết trên da đầu để giảm ngứa nhanh chóng.

    Và chỉ khi da đầu được làm sạch hoàn toàn khỏi bụi bẩn, tạp chất thì hiệu quả thẩm thấu từ các dưỡng chất chăm sóc tóc mới được phát huy tối đa.

    3. Bổ sung độ ẩm cho tóc

    hap dau toc 2 1 - Medplushap dau toc 2 1 - Medplus

    Rate this post

    Viết một bình luận