Hấp thu ở ruột non là sự xuyên thấm của các chất dinh dưỡng từ từ hốc ruột vào máu và bạch huyết ngang qua lớp tế bào niêm mạc ruột có cấu trúc tinh vi và theo những cơ chế rất phức tạp.
Tất cả các đoạn của ống tiêu hoá đều có khả năng hấp thu, nhưng ở người và động vật bậc cao sự hấp thu ở ruột non là quan trọng nhất vì các lý do sau:
– Niêm mạc ruột non có cấu trúc đặc biệt tạo nên diện tích hấp thu rất lớn.
– Các chất dinh dưỡng ở ruột non, qua quá trình tiêu hoá đã sẵn sàng ở dạng hấp thu được.
Chính nhờ sự hấp thu ở ruột non mà cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết đáp ứng cho hoạt động sống của mình.1.1-Sơ lược cấu trúc bộ máy hấp thu ở ruột non.
Niêm mạc ruột non có nhiều nếp nhô lên là van ruột. Trên mặt van ruột có các nếp gấp nhỏ hơn gọi là nhung mao. Nhung mao được phủ một lớp liên bào hình trụ-là tế bào hấp thu, trên bề mặt mỗi tế bào có 1500-4000 vi nhung mao (còn gọi bờ bàn chải). Do cấu trúc như vậy nên diện tích của niêm mạc ruột tăng lên nhiều lần, đạt tới 500m2.
Trên mặt và khe giữa các vi nhung mao có các siêu nhung mao đan chéo nhau tạo nên hệ thống lưới 3 chiều gọi là glycocalyx, có vai trò lớn trong quá trình tiêu hoá hấp thu ở ruột.
Dưới lớp liên bào là tổ chức liên kết, trong đó có mạng lưới thần kinh, các mao động mạch và mao tĩnh mạch nối với nhau tạo nên mạng lưới dày đặc. ở giữa nhung mao có ống bạch mạch, các ống này đi ra ngoài nhung mao gom vào các bạch huyết ở ruột.
1- Cơ chế hấp thu các chất ở ruột non.
*- Vận chuyển thụ động: gồm khuếch tán đơn thuần, khuếch tán có chất mang và siêu lọc. Loại cơ chế này có vai trò đáng kể.
*- Vận chuyển tích cực: thuộc loại vận chuyển tích cực thứ phát, cần sự có mặt của ion Na+. Loại cơ chế này có vai trò chủ đạo.
*- Thực bào (phagocytose), ẩm bào (pinocytose): vai trò không đáng kể.
(Xem lại bài vận chuyển vật chất qua màng tế bào).
Nhiều chất được hấp thu nhờ sự kết hợp của các cơ chế trên.
*- Dây chuyền tiêu hoá hấp thu.
Ugolev nêu ra (1970): quá trình tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non diễn ra theo một dây chuyền liên tục, nhanh chóng và có hiệu quả. Các men tiêu hoá thuộc dịch tuỵ và dịch ruột bố trí ở glycocalyx theo hướng từ lòng ruột tới màng vi nhung mao theo một trật tự nhất định. Đại phân tử các chất thức ăn bị chặt nhỏ dần trên đường di chuyển tới màng vi nhung mao. Trên màng vi nhung mao, các men tiêu hoá màng thực hiện giai đoạn thuỷ phân cuối cùng và chuyển giao trực tiếp sản phẩm thuỷ phân cho hệ chất tải đặc hiệu. Do đó làm tăng hiệu quả gắn nối, giảm bớt sự cạnh tranh trong quá trình hấp thu, và tránh hiện tượng khuếch tán ngược chất hấp thu vào lòng ruột. Do đó hấp thu các acid amin và đường đơn tạo ra từ oligopetid và oligosaccarid với tốc độ nhanh hơn sự hấp thu các đường đơn và acid amin đưa vào ruột dưới dạng tự do.
Trong hội chứng giảm hấp thu có sự rối loạn cấu trúc vi nhung mao và vùng glycocalyx.
2- Hấp thu các chất ở ruột non.
2.1- Hấp thu glucid.
Glucid được hấp thu dưới dạng monosacarid (đường đơn). Sản phẩm glucid có 3 loại monosacarid chính, là glucose, galactose và fructose.
-Glucose và galactose được hấp thu từ lòng ruột vào tế bào theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát (secondary active transport) cùng với ion natri. Đường đơn và Na+ được gắn lên vị trí tương ứng của protein mang, lúc đó protein mang sẽ thay đổi cấu hình không gian, chuyển đồng thời hai chất cào tế bào, rồi lại quay ra thực hiện vòng vận chuyển mới. Từ trong tế bào glucose và galactose được khếch tán vào hệ mạch máu. Khi thiếu ion Na, sự hấp thu đường đơn sẽ bị giảm nhiều thậm chí bị ngừng hoàn toàn.
Cơ chế này không bị rối loạn trong bệnh tiêu chảy. Dùng dung dịch orezol, là dung dịch muối đường để điều trị bệnh tiêu chảy giúp cho sự hấp thu đường và muối ở ruột được tốt.
-Fructose được hấp thu từ lòng ruột vào tế bào và từ tế bào vào mạch máu đều theo cơ chế khếch tán có chất mang.
2.2- Hấp thu protid.
Protid được hấp thu dưới dạng các acid amin, chủ yếu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát cùng ion natri. Có 5 loại protein mang trong hấp thu các acid amin, hình thức hoạt động của các protein mang cũng tương tự như trong hấp thu glucose. Năng lượng cho quá trình vận chuyển này cũng phụ thuộc vào thế năng chênh lệch của ion Natri. Protid động vật hấp thu tốt hơn protid thực vật.
Tế bào niêm mạc ruột non của trẻ nhỏ có khả năng hấp thu protein nguyên dạng (native protein), đó là các gâmm globulin từ sữa mẹ. Khi trẻ lớn lên, khả năng này dần bị giảm và mất hoàn toàn ở người lớn. Một số người còn khả năng này là cơ sở của dị ứng thức ăn.1.3.3- Hấp thu lipid.
Lipid thức ăn được thuỷ phân thành monoglycerid, acid béo, cholesterol tự do và glycerol. 30% glycerol và acid béo mạch ngắn (nhỏ hơn 12 C) được khuếch tán thẳng vào tế bào niêm mạc, rồi vào máu tĩnh mạch.
Còn lại acid béo mạch dài, choleserol tự do và monoglycerid được hấp thu vào tế bào niêm mạcổtng phức hợp micell do muối mậ tạo nên. Trong tế bào niêm mạc ruột các chất này lại được tổng hợp thành triglycerid, cholesterol este và photpholipid, rồi cùng với protein tạo nên chất chylomicron (loại lipoprotein nhẹ nhất), chất này được khếch tán vào hệ bạch mạch.1.3.4- Hấp thu các vitamin.
*- Các vitamin tan trong nước: vitamin nhóm B, C, PP … chủ yếu hấp thu theo cơ chế khuếch tán. Riêng vitamin B12 được hấp thu do vận chuyển tích cực, cần sự có mặt cảu yếu tố nội của dạ dày.
* các vitamin tan trong dầu: gồm vitamin A, K, D, E hấp thu cùng các sản phẩm lipid, cần sự có mặt của muối mật (trong phức hợp micell).1.3.5- Hấp thu các chất muối khoáng.
Các chất muối khoáng khác nhau có cơ chế hấp thu khác nhau.
– Các ion dương hoá trị một nhiều nhất là Na+, K+ được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát và khếch tán.
– Các ion hoá trị dương hai chủ yếu hấp thu theo cơ chế tích cực rất phức tạp, nhiều nhất là Ca++và Fe++.
– Các ion âm chủ yếu được hấp thu thụ động theo các ion dương.
– Một số ion âm ít được hấp thu như sulfat, photphat, citrat … và một số chất
không được hấp thu: oxalat, fluosur … Người ta dùng các loại muối này để làm thuốc tẩy (như sulfat Mg …).1.3.6- Hấp thu nước.
Nước được hấp thu do khếch tán theo chênh lệch áp lực thẩm thấu.
Hàng ngày có khoảng 8-10 lít nước đựơc đưa vào ống tiêu hoá gồm 1,5-2,0 lit do ăn uống và 7-8 lit do các ống tiêu hoá bài tiết ra. ống tiêu hoá có khả năng tái hấp thu tới 99% lượng nước nói trên trong một ngày đêm, chỉ có 0,12-0,15 lit nước đào thải ra ngoài theo phân. Phần cuối đại tràng có khả năng hấp thu nước khá mạnh. Do đó phân đọng lâu ở đại tràng sẽ dễ gây táo bón.1.4- Các đường hấp thu.
Từ niêm mạc ruột non, các chất được hấp thu theo hai đường:
3- Đường tĩnh mạch cửa.
Các chất nước, acid amin, monosaccarid, 30% glycerol và acid béo mạch ngắn sau khi hấp thu sẽ vào mao mạch ở nhung mao. Các mao mạch này gom lại thành các tiểu tĩnh mạch rồi tập trung lại theo tĩnh mạch cửa về gan. Ở gan các chất qua quá trình chuyển hoá phức tạp, rồi theo tĩnh mạch trên đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.1.4.2- Đường bạch mạch.
Khoảng 70% các sản phẩm thuỷ phân lipid và các vitamin tan trong dầu, sau khi hấp thu qua tế bào niêm mạc ruột vào mao bạch mạch ở nhung mao, rồi gom về các hạch bạch huyết ở thành ruột, rồi đổ về bể Pecquet. Từ đây chúng đi theo ống ngực, đổ vào tĩnh mạch dưới đòn trái vào tuần hoàn chung.
4. Điều hoà hấp thu.
4.1-.Cơ chế thần kinh.
-Thần kinh phó giao cảm: làm tăng nhu động ruột, giãn mạch ® tăng hấp thu.
-Thần kinh giao cảm làm giảm nhu động ruột, co mạch ® giảm hấp thu.
4.2. Cơ chế thể dịch.
Các hormon villikrinin, duokrinin, gatrin, CCK… với mức độ khác nhau làm tăng hấp thu.
nguồn: benhhoc.com
Doctor SAMAN
[]