Hapacol® là thuốc gì? Công dụng, liều lượng và giá bán bao nhiêu?

Nên làm gì khi dùng thuốc quá hoặc lỡ liều?

2. Thức ăn và rượu bia có tương tác với Hapacol® không?

Hapacol® là loại thuốc giảm đau hạ sốt khá thông dụng. Nó được chia ra làm nhiều loại với từng công dụng riêng biệt thích hợp cho mọi đối tượng bệnh nhân. Người bệnh có thể sử dụng thuốc ngay tại nhà theo sự chỉ định liều lượng trực tiếp từ bác sĩ.

Hapacol® là thuốc gì?

Hapacol® là loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng trong điều trị các tình trạng đau đầu, đau răng, đau nửa đầu, đau nhức cơ thể do cảm cúm. Ngoài ra, nó còn ngăn ngừa tình trạng đau họng và đau nhức xương khớp do bệnh viêm khớp gây ra.

Thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol®Thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol®

Thuốc Hapacol® được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau với các hàm lượng cụ thể như sau:

  • Hapacol 150: Thuốc bột sủi bọt có hàm lượng 150mg
  • Hapacol 650: Thuốc dạng viên nén có hàm lượng 650mg.
  • Hapacol® viên nén sủi bọt: Với hàm lượng 500mg.
  • Hapacol® Extra: Thuốc dạng viên nén là sự kết hợp giữa cafein 65mg và paracetamol 500mg.
  • Dạng siro: Với hàm lượng 5ml và 60ml

Công dụng của thuốc Hapacol® là gì?

Mỗi loại thuốc Hapacol® sẽ đem đến những công dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Thuốc Hapacol® 150

Sử dụng trong trường hợp cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm trùng siêu vi, nhiễm khuẩn, sốt cao do mọc răng hoặc giảm đau, hạ sốt sau phẫu thuật hoặc tiêm chủng.

2. Thuốc Hapacol® Extra

Thuốc có tác dụng giảm đau và làm dịu đi các cơn đau đầu, đau nửa đầu, đau sau nhổ răng, đau họng do viêm nhiễm hoặc do kích ứng, đau bụng kinh ở nữ giới, đau xương khớp do chấn thương, giảm đau nhức cơ thể do cảm lạnh. Bên cạnh đó, thuốc cũng có công dụng hạ sốt.

3. Thuốc Hapacol® 650 và thuốc Hapacol® viên nén sủi bọt

Sử dụng trong điều trị chứng đau nửa đầu, đau đầu, đau họng, đau răng, giảm sự đau nhức cơ thể do cảm cúm hay ốm sốt. Ngoài ra, thuốc còn giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức cơ xương do viêm hoặc thoái hóa khớp, giảm đau sâu khi nhổ răng và sau khi tiêm.

4. Thuốc Hapacol® dạng siro

Có tác dụng hạ sốt nhanh, giảm đau nhức sau khi sốt, sau tiêm chủng, sau cảm cúm, cảm lạnh, mọc răng, nhổ răng, viêm họng, viêm đau tai. Bên cạnh đó, Hapacol® dạng siro cũng được dùng để loại bỏ các triệu chứng đau nhức cơ thể thông thường.

Nên dùng thuốc Hapacol® như thế nào?

  • Thuốc Hapacol® được sử dụng chủ yếu qua đường uống. Với thuốc dạng viên nén, người bệnh nên dùng cùng với một cốc nước đầy. Hạn chế nhai hoặc nghiền nhỏ thuốc khi uống.
  • Trong một số trường hợp người bệnh không thể uống thuốc theo đường uống. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc đặt hậu môn để hạ sốt và giảm đau.
  • Với thuốc dạng siro, người dùng nên có cho mình một dụng cụ đo chính xác để dùng thuốc đúng với liều lượng. Tránh dùng thuốc quá nhiều vì nó có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Khi dùng thuốc Hapacol® dạng viên sủi hoặc thuốc bột sủi, người dùng nên để thuốc tan hết trong nước rồi mới uống. Không nhai hoặc nuốt thuốc viên sủi.

Liều dùng thuốc Hapacol® như thế nào?

1. Liều dùng cho người lớn

  • Thuốc Hapacol® Extra

Dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống 1 – 2 viên/lần, ngày uống từ 1 – 4 lần. Liều lượng tối đa một ngày không vượt quá 8 viên. Giữa các lần uống nên cách nhau khoảng 4 tiếng.

  • Thuốc Hapacol® 650

Liều được khuyến cáo dành cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: 1 viên/lần. Khoảng cách giữa các lần uống là khoảng 4 tiếng. Liều tối đa một ngày không vượt quá 4g và không uống quá 6 viên.

Lưu ý, dùng thuốc hạ sốt không được vượt quá 3 ngày và dùng thuốc giảm đau không được vượt quá 10 ngày. Chỉ tăng liều khi có sự cho phép của bác sĩ.

  • Thuốc Hapacol® dạng viên sủi

– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Dùng liều 1 viên/lần.

– Trường hợp đau nhiều: 2 viên/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không uống thuốc quá 5 lần/ngày.

2. Liều dùng cho trẻ nhỏ

  • Thuốc Hapacol® 150

– Liều dùng thích hợp là 10 – 15mg/kg. Liều tối đa trong ngày không được vượt quá 60mg. Giữa các lần uống cách nhau khoảng 6 giờ.

– Hoặc có thể áp dụng liều dùng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi như sau: Uống 1 gói/lần. Lưu ý không dùng thuốc trong thời gian quá dài trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc Hapacol® dạng siro

– Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi (2,5 – 5,4kg): Liều 0,4ml/lần

– Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi (5,5 – 7,9kg): Liều 0,8ml/lần

Thuốc Hapacol® dạng siro khá thích hợp dùng cho trẻ nhỏThuốc Hapacol® dạng siro khá thích hợp dùng cho trẻ nhỏ

– Trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi (8 – 10,9kg): Liều 1,2ml/lần

– Trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi (11 – 15,9kg): Liều 1,6ml/lần

– Trẻ trên 36 tháng tuổi (từ 16kg trở lên): Liều lượng do bác sĩ chỉ định phụ thuộc tình trạng bệnh lý của trẻ. Không uống quá 5 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau không quá 4 tiếng.

Tác dụng phụ của thuốc Hapacol® là gì?

Khi sử dụng không đúng liều lượng hoặc cơ thể mẫn cảm với thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục
  • Có dấu hiệu thiếu máu nhẹ như choáng váng, hoa mắt
  • Phát ban và nổi mề đay trên da
  • Có sự suy giảm bạch cầu trung tính
  • Huyết cầu bị suy giảm mạnh
  • Suy giảm chức năng thận, thậm chí có thể bị nhiễm độc thận.

Nếu thấy cơ thể có một trong những triệu chứng trên, người bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tiến hành cấp cứu kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tương tác của thuốc Hapacol®

1. Những thuốc nào tương tác với Hapacol®?

Việc sử dụng chung các thuốc với nhau có thể dẫn đến những tương tác nhất định làm thay đổi công dụng của thuốc, thậm chí có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Người bệnh nên tránh dùng thuốc Hapacol® với các loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc chống lao và thuốc isoniazid. Hạn chế uống thuốc liều cao trong thời gian dài vì nó có thể gây ra những rủi ro trong quá trình điều trị.

Do đó, người bệnh nên liệt kê chính xác cho bác sĩ về các loại thuốc hiện tại đang dùng hoặc sắp sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng hoặc viên uống vitamin. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để tiến hành điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.

2. Thức ăn và rượu bia có tương tác với Hapacol® không?

Thức ăn và rượu bia có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến công dụng của thuốc Hapacol®. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng trong khoảng thời gian điều trị bằng thuốc là điều hoàn toàn cần thiết.

3. Tình trạng sức khỏe nào có thể gây ảnh hưởng đến Hapacol®?

Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến công dụng của thuốc. Do đó, người bệnh nên cho bác sĩ biết về các bệnh lý hiện tại để có sự sắp xếp phù hợp.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Hapacol®?

Khi dùng thuốc Hapacol® để điều trị bệnh, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Người dùng cần báo ngay cho bác sĩ nếu bị mẫn cảm với bất kỳ một thành phần nào của thuốc.
  • Dùng thuốc đúng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, dừng dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Liệt kê các loại thuốc đang dùng hoặc sắp dùng cho bác sĩ biết để có sự điều chỉnh phù hợp, tránh tương tác thuốc.
  • Nếu người dùng đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc uống thuốc để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình điều trị bệnh.

Bảo quản thuốc Hapacol® như thế nào?

  • Nên để thuốc ở những nơi có nhiệt độ phòng, tránh những nơi có độ ẩm cao và có ánh nắng trực tiếp.
  • Với thuốc Hapacol® dạng siro, có thể bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh
  • Tuyệt đối không để thuốc lên ngăn đá tủ lạnh hay nhà tắm, nhà bếp.
  • Nên bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì khi không dùng đến.
  • Khi thuốc bị hết hạn sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách hủy thuốc sao cho an toàn với môi trường.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong gia đình.

Thuốc Hapacol® giúp giảm đau hạ sốt có hiệu quả không?

Hapacol® là loại thuốc giảm đau hạ sốt khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Nó thường đem lại tác dụng nhanh, hạ sốt và giảm đau tức thời nên được khá nhiều người sử dụng.

Vậy thuốc Hapacol® giảm đau hạ sốt có hiệu quả không? Thuốc Hapacol® sẽ đem lại hiệu quả cụ thể cho từng bệnh nhân, không ai giống ai. Có người hợp thuốc thì sẽ thấy được kết quả khá nhanh và các triệu chứng khó chịu cũng nhanh chóng mắt đi.

Thuốc Hapacol® giảm đau hạ sốt có hiệu quả không?Thuốc Hapacol® giảm đau hạ sốt có hiệu quả không?

Tuy nhiên, với người có cơ đại mẫn cảm với thuốc, Hapacol® sẽ không thể phát huy tối đa công dụng. Điều này khiến cho hiệu quả của thuốc cũng sẽ không cao.

Nên làm gì khi dùng thuốc quá hoặc lỡ liều?

Với trường hợp dùng thuốc quá liều, người bệnh dễ gặp phải những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Khi đó, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ tiến hành cấp cứu kịp thời.

Còn với trường hợp quên liều thuốc, người dùng có thể khắc phục bằng cách uống thuốc trong thời gian nhớ ra sớm nhất. Nếu đã sát với giờ dùng liều kế tiếp, người dùng nên bỏ qua liều cũ và duy trì liều mới như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc gấp đôi liều lượng.

Thuốc Hapacol® có giá bao nhiêu?

Giá thuốc Hapacol® có sự chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán, dao động trong khoảng 40.000 – 90.000 đồng. Người dùng có thể đến các bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc lớn để mua thuốc với giá cả hợp lý nhất.

Trên đây là những thông tin về thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol® khá phổ biến hiện nay. Mong rằng người dùng có thể bổ sung cho mình những kiến thức này để sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả nhất.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Rate this post

Viết một bình luận