Hệ Điều Hành Là Gì? Một Số Loại Hệ Điều Hành Máy Tính Phổ Biến

Hầu hết tất cả chúng ta đều có hoặc đang sử dụng smartphone, máy tính hay laptop cho các tác vụ công việc, giải trí,… Nhưng ít ai biết rằng tất cả các món đồ công nghệ nói trên đều cần phải có một hệ điều hành để có thể vận hành được. Vậy hệ điều hành là gì? Có nhất thiết phải cài đặt hệ điều hành hay không? Và có những loại hệ điều hành nào? Hãy cùng Blog Công Nghệ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hệ Điều Hành Là Gì?

Khái Niệm

Hệ điều hành (Operating System – OS) có nghĩa là một phần mềm nền tảng cho phép vận hành các ứng dụng khác trên một thiết bị điện tử bất kỳ. Nó đóng vai trò trung gian, làm cầu nối giữa người dùng và máy tính. Có thể không quá khi nói 1 chiếc máy tính chỉ là cục sắt bỏ đi nếu không có hệ điều hành. Thông qua hệ điều hành, người dùng có thể điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và tài nguyên phần mềm.

thành phần của hệ điều hành Và Các chức năng

Thành Phần Của Hệ Điều Hành:

  • Hệ thống quản lý tiến trình
  • Hệ thống quản lý bộ nhớ
  • Hệ thống quản lý nhập xuất
  • Hệ thống quản lý tập tin
  • Hệ thống bảo vệ
  • Hệ thống dịch lệnh
  • Quản lý mạng

Có 3 thành phần quan trọng nhất của hệ điều hành đó là:

  • Kernel: Cung cấp những điều khiển cơ bản trên cấu hình phần cứng máy tính, từ đó đảm nhiệm các vai trò gồm: đọc – ghi dữ liệu, xử lý các lệnh, xác định dữ liệu được nhận và gửi bởi các thiết bị khác, đồng thời diễn giải dữ liệu nhận từ mạng.
  • User Interface (Giao diện người dùng): Đảm bảo quá trình tương tác giữa người dùng với máy tính thông qua Desktop, Graphical Icons hay Command Line.
  • Application Programming Interfaces (Giao diện lập trình ứng dụng): cho phép các ứng dụng phát triển sử dụng Modular Code.

Các Chức Năng Của Hệ Điều Hành:

  • Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.
  • Cung cấp các tài nguyên cho các chương trình và cách tổ chức thực hiện các chương trình đó.
  • Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin.
  • Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để khai thác chúng một cách thuận tiện,hiệu quả.
  • Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống.

Mỗi chức năng được một nhóm chương trình trong hệ điều hành đảm bảo thực hiện. Các nhóm chương trình này là các thành phần của hệ điều hành.

Toàn bộ quá trình giao tiếp giữa người và máy tính đều được thực hiện thông qua bước đệm trung gian là hệ điều hành. Nhờ có hệ điều hành mà các ứng dụng có thể tận dụng những common libraries mà không cần quan tâm tới thông số phần cứng cụ thể.

Những Loại Hệ Điều Hành Phổ Biến

Hệ Điều Hành Trên Máy Tính

Windows:

Là tên của một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính.

MS-DOS:

Trước khi Windows xuất hiện và “xưng hùng xưng bá” như ngày nay, các máy tính để bàn thường được đi kèm với hệ điều hành MS-DOS của Microsoft. Đây là thực sự môi trường thích hợp cho việc sử dụng các dòng lệnh (command-line). DOS là một hệ điều hành dòng lệnh không có cửa sổ đồ họa. Bạn khởi động máy tính của bạn và sau đó nhìn thấy một dấu nhắc DOS prompt. Điều quan trọng là bạn phải nắm được các lệnh để gõ vào dấu nhắc lệnh này nhằm khởi động các chương trình, chạy các tiện ích tích hợp, nói chung là thực hiện các tác vụ với máy tính của mình.

Linux:

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Đây là một phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở. Linux được sử dụng rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành tương tự Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các công cụ GNU, cũng như các bản phân phối Linux.

Ubuntu:

Là hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng. Ubuntu là cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật cho người dùng thường, tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Ubuntu được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007.

Unix:

Hay còn được viết là UNIX, (tên thương hiệu chính thức) – là một hệ điều hành đa người dùng có tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao. Được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1970, Unix là một trong những hệ điều hành đầu tiên được viết trên ngôn ngữ lập trình C.

Red Star OS:

Về cơ bản, Red Star 3 được xây dựng dựa trên cơ sở Linux nhưng đã được tùy biến giao diện toàn bộ. Đây là hệ điều hành dành riêng cho các máy tính ở Triều Tiên. Trước khi được phát triển, các máy tính ở Triều Tiên sử dụng Redhat Linux và phiên bản tiếng Anh của Microsoft Windows.

Hệ Điều Hành Trên Điện Thoại Thông Minh/ Các Thiết Bị Khác

Android:

Hầu hết mọi người đắc biệt là những bạn trẻ đã từng nghe tới hoặc biết rằng bản thân mình đã và đang sử dụng chiếc điện thoại được trang bị hệ điều hành Android. Là hệ điều hành mã nguồn mở kết hợp với việc được Google phát hành mã nguồn theo giấy phép Apache (một loại giấy phép ít bị ràng buộc), chính hai yếu tố này đã giúp cho các nhà phát triển thiết bị, các nhà mạng, các lập trình viên nhanh chóng tiếp cận, điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do.

IOS:

Cùng với hệ điều hành Android, iOS là một trong những hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay. Nền tảng iOS gắn liền với thương hiệu điện thoại nổi tiếng Apple. Ban đầu hệ điều hành này chỉ được phát triển để chạy trên iPhone, sau đó được mở rộng trên các thiết bị của Apple như iPod touch, iPad và Apple TV. Giao diện người dùng của iOS dựa trên cơ sở thao tác bằng tay. Người dùng có thể tương tác với hệ điều hành này thông qua rất nhiều động tác bằng tay trên màn hình cảm ứng của các thiết bị của Apple.

Mac OS:

Mac OS được biết đến như một nền tảng hệ điều hành mượt mà, tối ưu cùng giao diện đẹp mắt của những chiếc MacBook. là một hệ điều hành có giao diện cửa sổ được phát triển và phân phối bới Apple dành cho các máy tính Macintosh. Sau nhiều thời kì phát triển Mac OS đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau như Mac OS 6, Mac OS 7, Mac OS 8, Mac OS 9…và phiên bản mới nhất hiện tại là Mac OS X.

Windows Phone:

Là hệ điều hành của Microsoft dành cho smartphone kế tục nền tảng Windows Mobile. Mặc dù kì vọng thay thế cho Windows Mobile nhưng lại hạn chế có khả năng tương tác nhau. Ngoài ra không quan tâm đến trải nghiệm bằng ngón tay trên điện thoại làm cho không đi kịp với xu hướng thị trường.

BlackBerry OS:

Là hệ điều hành di động độc quyền do BlackBerry Ltd phát triển cho dòng sản phẩm cầm tay BlackBerry. BlackBerry OS cung cấp khả năng đa nhiệm, và được thiết kế cho các thiết bị sử dụng phương pháp nhập đặc biệt, thường là trackball hoặc màn hình cảm ứng. Hệ điều hành được hỗ trợ MIDP 1.0 và WAP 1.2. Các phiên bản trước đó cho phép đồng bộ hóa không dây thư điện tử và lịch với Microsoft Exchange Server, và với cả Lotus Domino.

Symbian:

Ở thời kỳ hoàng kim thì Symbian là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới dành cho thiết bị di động. Symbian đã ngừng phát triển được viết và sử dụng cho một số điện thoại di động. Symbian ban đầu được phát triển như một hệ điều hành nguồn đóng cho các thiết bị PDA.

Ok! Vậy là chúng ta đã tìm hiểu và biết được hệ điều hành là như thế nào rồi, cũng như tầm quan trọng của một hệ điều hành để vận hành và giúp người dùng dễ dàng tương thích với các thiết bị công nghệ.

Rate this post

Viết một bình luận