Nguồn gốc bánh trung thu bắt nguồn từ đâu? Tại sao lại có phong tục thờ cúng và ăn bánh trung thu vào ngày Rằm tháng 8. Bài viết dưới đây sẽ hé lộ nguồn gốc và ý nghĩa biểu trưng của chiếc bánh trung thu, cùng khám phá nhé!
1. Nguồn gốc bánh trung thu từ nước nào?
Tại sao cứ vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, nhà nhà người người lại tìm mua những chiếc bánh trung thu, đặt lên mâm cỗ để thờ cúng ông bà, tục lệ này bắt nguồn từ đâu?
Có nhiều lời đồn đoán về nguồn gốc bánh trung thu, tuy nhiên, truyền thuyết phổ biến nhất về tập tục này đó chính là câu chuyện bắt nguồn từ thời nhà Minh ở Trung Quốc.
Thời ấy, để truyền tin nhau, người ta thường sử dụng những chiếc bánh trung thu hình tròn, bỏ vào đó những mảnh giấy – mục đích của việc này là để truyền đi những thông tin bí mật, và ngầm thông báo về thời thời gian đứng lên khởi nghĩa là vào ngày trăng tròn nhất.
Sau này, để tưởng nhớ 2 vị tướng Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, cứ vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch hằng năm người ta lại làm những chiếc bánh nướng, bánh dẻo để ghi nhớ công lao của 2 vị tướng tài giỏi. Thời ấy, loại bánh này được gọi là Bánh Hồ Đào bởi hương vị bánh chủ yếu được làm từ trái Hồ Đào.
Nguồn gốc bánh trung thu được bắt nguồn từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam hơn một nghìn năm về trước
Sau thời gian, bánh được lưu truyền đến đời nhà Đường, trong một đêm trăng tròn, vua Đường và Quý phi cùng ngồi dưới ánh trăng tròn, thưởng thức những chiếc bánh Hồ Đào, thấy bánh ngon, Quý Phi liền đặt tên là bánh Nguyệt, sau lấy tên là Bánh Trung thu.
2. Nguồn gốc bánh trung thu trong tín ngưỡng văn hóa người Việt
Tết Trung thu một nét văn hóa đẹp của người Việt. Cũng như nguồn gốc bánh trung thu, theo sử sách Việt Nam ghi lại, Tết Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc, sau thời gian, có sự giao thoa văn hóa giữa các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Tết Trung thu hay còn có tên tên gọi khác là Tết Đoàn Viên hoặc Tết Thiếu Nhi. Sỡ dĩ, Tết Trung thu lại có nhiều tên gọi như vậy là do ở mỗi độ tuổi khác nhau thì ngày Tết Trung thu lại mang một ý nghĩa riêng biệt.
Trong ký ức tuổi thơ của mỗi người, Tết Trung thu là một ngày hết sức đặc biệt, có cả sự háo hức xen lẫn niềm vui trông ngóng. Cứ vào ngày Rằm Tháng 8 âm lịch hằng năm, thời điểm mà trăng tròn và đẹp nhất, trẻ em sẽ cùng nhau vui chơi, rước đèn, phá cỗ và trông trăng. Chính vì vậy mà người ta thường gọi đây là ngày Tết Thiếu Nhi.
Còn đối với người lớn, Tết Trung thu là dịp để hội tụ, sum vầy bên nhau. Vì cuộc sống bon chen giữa công việc và sự nghiệp mà nhiều người đành phải rời xa gia đình để mưu sinh kiếm sống.
Chính vì thế, Tết Trung thu là dịp, là cơ hội để mọi người cùng sum họp, quây quần bên nhau, thưởng thức chiếc bánh trung thu thơm ngon, uống tách trà nóng, gắn kết tình cảm gia đình thêm vui vầy và hạnh phúc.
Bánh trung thu, một món ăn quen thuộc, gần gũi và không thể thiếu vào ngày Tết Trung thu hằng năm
Thời hiện đại, bánh trung thu còn là thức quà để dành tặng đối tác, khách hàng. Việc tặng bánh cho đối tác khách hàng vào ngày Rằm tháng 8 như lời tri ân, cảm ơn đến quãng thời gian đã đồng hành cùng nhau, góp phần giúp cho mối quan hệ trở nên vững bền và gắn kết hơn.
3. Ý nghĩa bánh trung thu là gì?
Xưa tương truyền, bánh trung thu có 2 hình dạng, đó là hình tròn và hình vuông. Hình tròn là tượng trưng cho vầng trăng tròn đầy của ngày Rằm tháng 8, còn hình vuông là tượng trưng cho mặt đất có dạng hình vuông.
Bên cạnh đó, bánh trung thu hình tròn còn là biểu tượng của sự viên mãn, toàn vẹn trong cuộc sống. Cứ vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm, nhà nhà người người lại tìm mua những chiếc bánh trung thu thơm ngon để thờ cúng ông bà, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn. Có thể nói nguồn gốc ý nghĩa bánh trung thu rất đặc biệt giúp gia đình có một ngày vui vẻ bên nhau.
Bánh trung thu hình tròn là biểu trưng cho sự sum vầy, đoàn tụ gia đình vào ngày Rằm tháng 8
Cho đến nay, bánh trung thu có 2 loại chính, đó là bánh nướng và bánh dẻo.
- Bánh nướng được cấu tạo từ 2 thành phần, gồm lớp vỏ và nhân. Lớp vỏ bánh được làm từ bột mì, kết hợp với nước đường, nước tro tàu; còn lớp nhân bên trong được làm từ các nguyên liệu truyền thống quen thuộc như:đậu xanh, hạt sen, gà quay, vi cá…
- Cùng với bánh nướng, bánh dẻo cũng là loại bánh biểu trưng của ngày Rằm tháng 8. Bánh dẻo có dạng hình tròn, màu trắng tinh, được làm từ bột nếp rang chín, xay mịn, kết hợp với các loại nhân ngọt như hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh, khoai môn. Đặc biệt, loại bánh này không cần nướng, làm xong là có thể thưởng thức ngay.
Trên đây là thông tin về ý nghĩa và nguồn gốc bánh trung thu. Tết Trung thu là một ngày lễ lớn, ý nghĩa trong năm, dù có đi đâu xa, ngày Tết Trung thu – hãy luôn nhớ dành tặng những chiếc bánh trung thu đến người thân để gắn kết tình cảm yêu thương nhau nhé!
Để biết thêm về giá của các loại bánh trung thu, cũng như các thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng tại Việt Nam bạn có thể tham khảo tại bài viết Bảng giá bánh trung thu 2020.
Hội An Mooncake – cửa hàng bánh trung thu chất lượng, với nguyên liệu đảm bảo tự nhiên và an toàn với sức khỏe, cung cấp đầy đủ các loại bánh với nhiều vị cho bạn lựa chọn. Tham khảo thêm tại đây.
Đánh giá post