– Bạn đã từng nghe đến khái niệm Hệ mặt trời hay là thái dương hệ? Cả hai khái niệm này là giống nhau và bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về khái niệm quen thuộc này.
Lời giải cho bí ẩn nửa thế kỷ về Mặt trời
Trái đất sẽ bị hủy diệt khi nào?
Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?
Hệ mặt trời (Hay Thái dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời”, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
Theo Wikipedia, đa phần các thiên thể quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa – người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hydro; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và metal, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ. Có sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Các vệ tinh này được gọi là “Mặt Trăng” theo tên gọi của Mặt trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.
Ngoài các hành tinh chính thì Hệ mặt trời còn có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này có kích thước thay đổi như: sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh… chúng di chuyển tự do giữa hai vùng này. Mặt trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán.
Thiên thể chính trong Hệ mặt trời là Mặt trời, một ngôi sao kiểu G2 thuộc dãy chính chứa 99,86% khối lượng của cả hệ và vượt trội về lực hấp dẫn. Bốn hành tinh khí khổng lồ của hệ chiếm 99% khối lượng còn lại, và khối lượng Sao Mộc kết hợp với khối lượng Sao Thổ thì chiếm hơn 90% so với khối lượng tất cả các thiên thể khác.
Mọi hành tinh và phần lớn các thiên thể khác quay quanh Mặt trời theo chiều tự quay của Mặt trời (ngược chiều kim đồng hồ, khi nhìn từ trên cực bắc của Mặt trời). Nhưng cũng có một số ngoại lệ, như sao chổi Halley lại quay theo chiều ngược lại.
Trong các bài sau, Vietnamnet sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc của Hệ mặt trời cũng như các hành tinh nằm trong nó.
Tìm hiểu về chòm sao Bạch Dương trong 12 cung Hoàng đạo
Bạch Dương hay còn có tên là Dương cưu – tiếng anh là Aries (21/3 – 19/4). Đây là cung đầu tiên của vòng Hoàng đạo.
4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Dưới đây là bốn bí ẩn vũ trụ đã và đang khiến các nhà khoa học vô cùng đau đầu tìm lời giải.
Dự thảo chương trình Hoạt động trải nghiệm
Dưới đây là dự thảo chương trình hoạt động trải nghiệm, chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhật Linh (tổng hợp)