Thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh năm 2009.
Hỏi:
Em đang là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Xây dựng nhưng trong quá trình học em cảm thấy mình không phù hợp với trường đại học và ngành học hiện tại của em. Do đó năm nay em muốn thi lại đại học 1 lần nữa. Em không biết thủ tục thi lại sẽ như thế nào? Em đang có ý định bảo lưu kết quả học tập của mình nhưng em không biết phải bảo lưu như thế nào và mẫu đơn để bảo lưu như thế nào? (
Em đang là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Xây dựng nhưng trong quá trình học em cảm thấy mình không phù hợp với trường đại học và ngành học hiện tại của em. Do đó năm nay em muốn thi lại đại học 1 lần nữa. Em không biết thủ tục thi lại sẽ như thế nào? Em đang có ý định bảo lưu kết quả học tập của mình nhưng em không biết phải bảo lưu như thế nào và mẫu đơn để bảo lưu như thế nào? ( 25xuanquang@gmail.com
*Trả lời:
Về cơ bản thì thủ tục làm hồ sơ ĐKDT không khác so với lần đầu em dự thi. Tuy nhiên do em đang là sinh viên nên để được dự thi lại phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường.
Về thủ tục bảo lưu thì tốt nhất em nên liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo nhà trường. Theo quy định thì không phải sinh viên muốn được bảo lưu thì sẽ được phép mà chỉ có những trường hợp đặc biệt như ốm đau, gia đình khó khăn… Sau khi xem xét thì nhà trường mới quyết định cho bảo lưu hay không. Nếu nhà trường đồng ý thì sẽ hướng dẫn em làm thủ tục bảo lưu.
Xin cho em hỏi, em muốn thi vào Trường đại học Cảnh sát năm 2010 khối C. Mà hiện nay em đang học lớp 12. Em có nghe nói 1 trong những điều kiện ĐKDT là phải có điểm trung bình 3 môn Văn- Sử- Địa là trên 6,0, còn lại các môn khác không có môn nào bị dưới trung bình và phải có hạnh kiểm Khá trở lên không? Thế thì trong hồ sơ em phải xin bảng điểm xác nhận của nhà trường hay phải xin học bạ bản sao để nộp vì bây giờ em mới đang học học kỳ 2 lớp 12 thì bảng điểm chỉ có kết quả học tập của học kỳ 1 thôi. Thế thì cuối năm học lớp 12 này em có phải nộp bổ sung tiếp kết quả của học kỳ 2 lớp 12 nữa không? (thhoa8678@gmail.com)
Đúng như em nói. Khi tham dự thi vào khối các trường công an thì em bắt buộc phải sơ tuyển tại Công an tỉnh nơi mình có đăng ký hộ khẩu thường trú.
Để được tham gia sơ tuyển thì thí sinh phải có điểm học tập trung bình các môn dự thi đạt từ 6,0 trở lên.
Theo quy định của ngành thì thí sinh chỉ cần xin điểm xác nhận điểm trung bình 3 môn thi ở học kì 1 là được. Sở dĩ đưa ra quy định này là do khối các trường công an luôn có điểm chuẩn khá cao, nên những thí sinh có học lực trung bình thì không thể trúng tuyển được. Chính vì thế ngành đưa ra quy định này nhằm tạo điều kiện cho thí sinh đánh giá nhìn nhận lại trước khi dự thi. Ngoài ra cách làm này cũng tránh việc đăng ký sơ tuyển tràn lan.
Em là thí sinh tự do. Cho em hỏi, nếu ghi địa chỉ nhận giấy báo dự thi và giấy báo trúng tuyển khác nhau có được không? (luubachikien@gmail.com)
Trên thực tế thì hồ sơ ĐKDT không có phân biệt ghi địa chỉ nhận giấy báo dự thi và giấy báo trúng tuyển. Giấy báo dự thi và giấy báo trúng tuyển (nếu có) sẽ được gửi theo địa chỉ ghi trên phong bì thư có dán sẵn tem mà em nộp cùng hồ sơ ĐKDT.
Bên cạnh đó trong hồ sơ ĐKDT có mục: Khi cần báo tin cho ai? Mục này tồn tại nhằm mục đích rà soát hoặc để các cán bộ tuyển sinh có thể liên hệ hoặc gửi các giấy tờ trên khi phong bì tem thư bị thất lạc.
Em đọc trên Dân Trí thì được biết học sinh đạt giải Quốc Gia sẽ được ưu tiên tuyển thẳng (thi ĐH trên điểm sàn và không môn nào bị 0). Nhưng em muốn hỏi là em thi từ năm lớp 11, tức là kì thi HSG QG năm 2009, và được giải 3 môn Tiếng Anh, thì đến năm nay thi ĐH có được ưu tiên không? (dieptl28@gmail.com)
Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 thì thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học, sau khi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm 0, được trường ĐH, CĐ ưu tiên khi xét tuyển theo quy định của từng trường. Đối với Kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học của những học sinh chưa tốt nghiệp trung học được bảo lưu cho kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm kế tiếp.
Như vậy vào năm 2009 em đạt học sinh giỏi quốc gia nhưng chưa tốt nghiệp THPT nên được bảo lưu và có giá trị trong kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010.
Năm 2010 Trường ĐH Cần Thơ tuyển sinh khối D ở những ngành đào tạo nào? (tina_tinh2409@yahoo.com.vn)
Theo thông tin tuyển sinh từ phía Trường ĐH Cần Thơ năm 2010 thì nhà trường sẽ tuyển khoảng 15 ngành liên quan đến khối D (chủ yếu là khối D1). Cụ thể như sau: Ngành Sư phạm tiểu học, Kinh tế học, Kế toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế tài nguyên, Kinh tế thủy sản, Ngoại thương, Tài chính Ngân hàng (cơ sở ở Hậu Giang), Du lịch, SP Anh Văn, SP Tiếng Pháp, Cử nhân Anh Văn, Biên phiên dịch tiếng Anh và Thông tin Thư viện.
Năm nay em có nguyện vọng thi vào hệ cao đẳng (Điện tử viễn thông) của Trường ĐHBKHN, song em được biết năm 2009 nhà trường không tổ chức thi tuyển cao đẳng mà chỉ có hình thức xét tuyển từ đại học xuống, do vậy để có thể vào học như nguyện vọng trên thì bắt buộc em phải nộp hồ sơ vào hệ đại học đúng không ạ? Trong trường hợp nhà trường có tổ chức thi tuyển cao đẳng thì em phải mua và nộp hồ sơ tại đâu? (thesun87vn@gmail.com)
Đúng như vậy. Tuy nhiên em cần để ý điều này: hệ CĐ của Trường ĐH Bách khoa gồm có hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu đào tạo tại trường và chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ.
Năm 2009 thì cả hai loại chỉ tiêu này đều không thi tuyển mà chỉ xét tuyển. Theo thông tin từ phía nhà trường thì điều này không có gì thay đổi ở năm 2010.
Đối với chỉ tiêu đào tạo tại trường thì sẽ xét tuyển từ những thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh ĐH vào Trường ĐH Bách khoa HN. Những thí sinh không trúng tuyển vào hệ ĐH và có điểm thi đáp ứng được vào hệ CĐ thì nhà trường sẽ tự động gọi và sẽ được gửi giấy báo nhập học.
Đối với chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ thì em cần phải liên hệ với các đơn vị liên kết với Trường ĐH Bách khoa để có thông tin về chỉ tiêu cũng như hình thức xét tuyển.
Em có mua một máy tính nhãn hiệu CASIO fx-570ES PLUS hồi tháng 11.2009, sử dụng cho kì thi Đại học năm 2010. Tuy nhiên, Cẩm nang Mùa thi Đại học 2010 của báo Tuổi Trẻ cho biết chỉ “19 máy tính được sử dụng trong phòng thi” mà không có máy tính nhãn hiệu CASIO fx-570ES PLUS. Máy tính CASIO fx-570ES PLUS không có chức năng soạn thảo văn bản, không sử dụng thẻ nhớ và có chức năng tương tự máy CASIO fx-570ES và phần nâng cấp từ CASIO fx-500 VN PLUS (2 máy này đều được cho phép mang vào phòng thi năm 2009). Vậy xin cho em biết máy tính CASIO fx-570ES PLUS có được sử dụng trong kì thi Đại học năm 2010 không?( thanhhai3107@gmail.com)
Trước hết phải nhấn mạnh: Vào thời điểm này Bộ GD-ĐT chưa công bố danh mục máy tính được phép sử dụng ở phòng thi đối với kì thi tuyển sinh năm 2010.
Theo danh mục năm 2009 thì đúng là có 19 loại máy tính được phép mang vào phòng thi. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT cũng có quy định rõ là ngoài 19 loại máy tính này thì các máy tính có chức năng tương đương cũng được phép mang vào phòng thi.
Nguyên tắc để xác định máy tính được phép mang vào phòng thi đó là không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ thì đều được phép mang vào phòng thi. Chính vì thế khi máy tính em đang dùng đáp ứng được điều kiện này thì hãy yên tâm sử dụng.
Em đang học tại Khoa Kinh tế ĐHQG, chuyên ngành Hệ thống thông tin, năm nay em định thi tiếp vào ngành Kế toán – Kiểm toán của trường. Vậy liệu có được không? Và nếu em đậu thì có được học 1 lúc 2 ngành không? Hồ sơ thủ tục làm thế nào? (anhhungrom0201@gmail.com)
Về nguyên tắc thì em được phép thực hiện điều này. Tuy nhiên cách thực hiện của em là không hợp lý và tự gây khó khăn cho mình.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì sinh viên đang theo học ở các trường ĐH, CĐ hoàn toàn có thể được học cùng một lúc hai chương trình để sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp hai văn bằng ở hai chương trình học. Điều kiện để tham gia là điểm bình quân học tập năm thứ nhất đạt từ 6,0 trở lên.
Chính vì thế em nên liên hệ trực tiếp với Phòng đào tạo để tìm hiểu và đăng ký học một lúc hai chuyên ngành để khỏi phải ĐKDT.
Năm nay em trai em thi đại học nhưng chưa biết chọn trường nào cho phù hợp với sức học của mình. Em mong quý báo cung cấp cho em toàn cảnh điểm chuẩn NV1 của các trường năm 2009 được không? (thotx2007@gmail.com)
Hiện tại Ban tư vấn đang tập hợp dữ liệu điểm chuẩn năm 2009 và sẽ sớm công bố cho các bạn thí sinh trong thời gian tới. Riêng về vấn đề chọn trường sẽ có bài viết về thủ thuật cũng như kinh nghiệp để chọn trường vừa sức. Em chịu khó theo dõi thường xuyên báo Dân trí để đọc những thông tin này nhé.
Cho em hỏi Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại có tổ chức thi cao đẳng không hay tổ chức kì thi đại học để lấy điểm?( vitcan_hikaru@yahoo.com.vn)
Trường CĐ Kinh tế đối ngoại là một trường có tổ chức thi tuyển. Thời gian thi tuyển diễn ra từ ngày 15, 16/7.
Cho em hỏi, nộp hồ sơ vào nhiều ngành cũng một trường thì được nhưng tại sao đối với các ngành cùng đợt thi thì em chỉ được phép chọn một trong số giấy báo để dự thi mà thôi?. Em được biết Trường ĐH Hùng Vương nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 15/8/2010, vậy nếu em không đậu trường ĐH (trường em thi trước đó) thì em có thể nộp hồ sơ vào trường Hùng Vương được không? Và như thế là nguyện vọng mấy? (khuugia111@yahoo.com.vn)
Điều này không có gì là khó hiểu cả. Khi em nộp bao nhiêu bộ hồ sơ ĐKDT vào một trường nào đó thì em sẽ nhận được tương ứng với bấy nhiêu giấy báo dự thi.
Ở cùng một đợt thi thì các môn thi sẽ diễn ra cùng thời với nhau nên em không thể “phân thân” để dự thi nhiều ngành được.
Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ thì nếu thí sinh không trúng tuyển NV1 và có điểm thi đạt từ mức điểm sàn do Bộ GD-ĐT đưa ra trở lên sẽ được cấp giấy chứng nhận điểm thi để tham gia xét tuyển NV2, NV3 vào các trường ĐH, CĐ có thông báo xét tuyển.
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển NV2 là từ ngày 25/8-10/9 và NV3 từ ngày 15/9-30/9.
Em muốn thi vào khoa Tài chính ngân hàng của ĐH Hà Nội khối A, nếu không đủ điểm vào khoa Tài chính ngân hàng em có được xét vào khoa thấp điểm hơn không?(endlesslove18021991@yahoo.com)
Trường ĐH Hà Nội lấy điểm chuẩn theo ngành. Thí sinh không trúng tuyển vào ngành ĐKDT thì đồng nghĩa với việc trượt NV1. Nói cách khác là nếu không đủ điểm vào ngành đăng ký sẽ không được chuyển sang được các ngành khác có điểm chuẩn thấp hơn.
Em sinh năm 1990, đang là sinh viên năm thứ nhất ĐH Phương Đông. Năm Ngoái, em có học ở một trường khác và hoàn thành chứng chỉ Giáo dục quốc phòng (có giấy đỏ chứng nhận). Em nghe các bạn bảo đã học rồi thì không cần học lại môn Giáo dục quốc phòng đấy nữa?
Về vấn đề này thì em nên liên hệ trực tiếp với Phòng Giáo dục quốc phòng của nhà trường để trình bày và yêu cầu xem xét giải quyết. Hiện nay chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này. Theo Ban tư vấn được biết thì nhiều trường đều không bắt buộc các sinh viên đã có chứng chỉ giáo dục quốc phòng học lại.
Quy định cụ thể của Bộ Giáo dục năm nay về việc tuyển sinh hệ ngoài ngân sách. Em có nguyện vọng đăng kí vào Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Báo có thể cho em biết là trường ngoại thương năm nay có tuyển hệ ngoài ngân sách không ạ? Chỉ tiêu cho từng khoa ngành ra sao?
Như Ban tư vấn đã trả lời: Việc xác định có tuyển hệ ngoài ngân sách hay không chỉ có sau khi đã có kết quả thi tuyển sinh. Khi các trường xây dựng điểm chuẩn NV1 mà thấy ở mức cao, nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt NV1 thì lúc đó các trường mới tính đến chuyện tuyển sinh hệ ngoài ngân sách để tạo cơ hội cho thí sinh. Tuy nhiên quy trình này phải được Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Theo thông tin từ phía Vụ Giáo dục ĐH thì năm nay chỉ xác định một chỉ tiêu duy nhất mà không còn chỉ tiêu hệ ngoài ngân sách. Chính vì thế rất khó thể có thể khẳng định năm nay Trường ĐH Ngoại thương hay các trường khác có tuyển sinh hệ ngoài ngân sách hay không.
Ban tư vấn cho em xin hỏi: Trường Học Viện Hậu Cần có 2 hệ học là hệ quân sự và hệ dân sư. Ban tư vấn cho em hỏi 2 hệ này học có gì khác nhau không và điểm vào trường như thế nào? Hồ sơ đăng kí dự tuyển cần có những thủ tục gì? (leaf_standbyme_16@yahoo.com.vn)
Trường HV Hậu Cần thuộc khối các trường quân đội. Hệ quân sự là hệ đào tạo cho quân đội. Khi sinh viên theo học hệ này sẽ được chu cấp hoàn toàn từ học phí đến ăn, ở…Sau khi tốt nghiệp sẽ được phân công tác về các đơn vị thuộc quân đội.
Đối với hệ dân sự thì phương thức đào tạo không khác so với các trường ĐH khác. Nghĩa là sinh viên vẫn phải nộp học phí, và tự túc chi phí trong quá trình học tập. Sau khi tốt nghiệp thì sẽ tự tìm việc làm… Về phương thức đào tạo thì ở cả hai hệ này sẽ không khác nhau nhiều.
Thường thì điểm chuẩn hệ quân sự sẽ cao hơn điểm hệ dân sự vì những điều đã giải thích ở trên.
Năm 2009 là năm đầu tiên HV Hậu cần tuyển sinh hệ Dân sự và điểm chuẩn ở mức không cao (14-15 điểm).
Thủ tục làm hồ sơ ĐKDT ở mỗi hệ đào tạo là khác nhau. Đối với hệ quân sự thì tuân thủ theo quy định của Bộ Quốc phòng đó là phải tham gia sơ tuyển tại Ban chỉ huy quân sự địa phương nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú. Chỉ khi đáp ứng được yêu cầu sơ tuyển thì em mới được cấp hồ sơ (theo mẫu của Bộ quốc phòng) để làm thủ tục ĐKDT.
Đối với hệ dân sự thì em phải tuân thủ theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nghĩa là em mua hồ sơ ĐKDT theo mẫu của Bộ GD-ĐT sau đó điền đầy đủ thông tin và nộp theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT theo đúng thời gian quy định.
Ban tư vấn tuyển sinh