Bạn muốn có một hình xăm nghệ thuật nhưng lại sợ đau? Bạn ngại ánh nhìn soi mói từ người xung quanh? Bạn ngại sự phản đối đến từ phía gia đình? Vậy thì Henna chính là lựa chọn hợp lí cho bạn.
Xem thêm:
>> Tham dự lễ hội bột màu và vẽ Henna – ngày 01/04/2018
>> Thông tin chi tiết về lễ hội Holi Festival – Tháng 4/2018
1. Nguồn gốc của nghệ thuật vẽ Henna
Nghệ thuật vẽ Henna nổi tiếng ở khu vực Ấn Độ và Trung Đông, từ thế kỷ 12. Theo tài liệu lịch sử ghi lại, chính những người Hồi giáo Ả rập đã mang Henna tới Ấn Độ, nơi môn nghệ thuật này nở rộ và trở thành độc nhất vô nhị.
Nguyên liệu truyền thống để vẽ Henna là lá móng, theo truyền thống thường được vẽ lên tay và chân của người phụ nữ. Cùng với sự phát triển của Henna, lá móng ngày nay được sử dụng để trang trí nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Vẽ Henna thường được thực hiện với mục đích tôn giáo hay trong những dịp lễ hội, có giá trị lớn đối với người dân Ấn Độ. Henna thường là môn vẽ trang trí cho phụ nữ. Tuy nhiên, vào một số dịp đặc biệt, đàn ông cũng vẽ Henna. Không có một đám cưới nào mà người ta không thấy cô dâu có trên tay và chân đầy những hình vẽ henna. Đó tương trưng cho sự gắn bó son sắt của vợ và chồng, cho sự màu mỡ, sinh sôi nảy nở và tình yêu đôi lứa.. Người ta còn tương truyền rằng màu của henna càng đậm, càng lâu phai thì sự gắn kết của họ càng bền vững. Với hình vẽ henna trên tay, cô dâu sẽ không phải làm bất cứ việc nhà nào và được cung phụng cho tới khi màu henna tự phai đi ( ít nhất là 1 đến 2 tuần).
Nhờ vào tính độc đáo và sáng tạo cùng ý nghĩa của mình, henna đã nhanh chóng phổ biến ra thế giới.
2. Ý nghĩa của vẽ Henna
Henna có rất nhiều họa tiết và mỗi họa tiết lại có nhiều ý nghĩa khác nhau. Henna tattoo còn gọi là nghệ thuật vẽ cầu may. Henna không chỉ là làm đẹp cho cơ thể mà mỗi họa tiết của nó đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc với người Ấn Độ. Mỗi hình vẽ như những lời chúc tốt đẹp mà người ta dành cho nhau.
+ Hình hoa sen nở này mang ý nghĩa sự thức tỉnh của tâm hồn, ngây thơ, đẹp đẽ, sáng tạo, nữ tính và tinh khiết.
+ Hình vuông có ý nghĩa bảo vệ và chống lại bệnh tật.
+ Họa tiết Paisley: Khả năng sinh sản và may mắn.
+ Chồi, nụ biểu hiện của sự sinh sôi, nhất là sau cơn hạn hán. Nó tượng trưng cho sự bắt đầu của một tình yêu mới và một cuộc sống mới.
+ Cây và lá nho: Tuổi thọ, sự tận tâm, kiên trì, sức sống bền bỉ.
+ Mặt trời: Tình yêu sâu đậm và bền vững.
+ Bông hoa mang ý nghĩa niềm vui và hạnh phúc.
+ Hình gợn sóng: Tượng trưng cho nước, thanh lọc và mang lại sự sống. Tượng trưng cho cảm xúc con người.
+ Zig zag mang ý nghĩa cầu mưa, sinh sôi nảy nở.
3. Henna tattoos, vẽ henna hay Mehndi?
Mehndi là tên gọi của hình thức nghệ thuật dùng henna vẽ lên da người.
Vẽ (body art painting) và xăm (tattoo) khác nhau hoàn toàn, nhưng lại có điểm chung là màu lưu lại trên da, theo cách gọi dễ hiểu và dễ nhớ thì henna tattoo là hình thức vẽ henna và được lưu lại trên da.
4. Mực vẽ Henna
Mực Henna chiết xuất từ cây lá móng, khi nghiền nhuyễn thành bột và thêm một số thành phần tự nhiên khác sẽ trở thành loại thuốc nhuộm thiên nhiên an toàn cho da. Màu Henna khi vẽ là màu đen nhưng sau 20’ mực khô và bong, ta sẽ thấy màu nâu cam rất đẹp. Màu sẽ phai dần và mất trong khoảng 2 tuần. Ngoài màu nâu đỏ hoặc nâu đậm, henna không có màu gì khác.
Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ chọn vẽ henna vì họ cảm thấy rất thoải mái và vui gấp nhiều lần vì có thể thay đổi hình vẽ theo sở thích so với chuyện đắn đo “xăm mình” và gắn bó với hình xăm đó suốt đời. Nhưng Chính vì các bạn trẻ vô cùng ưa chuộng loại hình xăm này, cho nên các nhà sản xuất đã cho thêm một số hóa chất vào mực xăm để đáp ứng yêu cầu các bạn trẻ. Ví dụ như thêm thuốc nhuộm màu độc hại para-phenylenediamine hoặc PPD gây phỏng da, nóng rát hoặc phồng rộp tùy theo cơ địa từng người, có thể để lại di chứng như sẹo lồi lõm trên da.
Chính vì vậy, một chú ý nhỏ cho những ai muốn một lần thử Henna đó là da bạn có thể kích ứng với loại lá này, vì vậy đừng áp dụng ngay lập tức cả bộ Henna lên da mình.
Màu henna tự nhiên chỉ có một màu duy nhất là nâu đỏ đậm. Các sản phẩm như “black henna” hoặc “neutral henna” có màu đen và màu khác không hề chứa thành phần lá henna, thay vào đó là các loại hóa chất và phụ phẩm khác. Sau khi vẽ lên da có thể gây ra các dị ứng nghiêm trọng và sẹo vĩnh viễn nên các bạn nên hết sức lưu ý khi chọn màu vẽ Henna.
Mực Henna còn được nhiều nhà sản xuất pha thêm màu rẻ tiền để tăng màu sắc cũng sẽ không an toàn cho làn da nhạy cảm. Không nên sử dụng các loại mực có thể giữ bền màu lâu vì có thể chứa các chất phụ gia gây dị ứng.
5. Cách bảo vệ da khi vẽ Henna
Khi tìm đến xăm Henna các bạn phải nhớ tìm hiểu thật kĩ các thông tin sau đây: Đầu tiên là người xăm cho bạn, họ có kinh nghiệm và hiểu biết không? Lời khuyên đưa ra là tốt nhất các bạn hãy tìm đến thẩm mỹ viện chuyên nghiệp vì ở đây sử dụng lá Henna tinh khiết nên không gây dị ứng. Tiếp theo là các thành phần trong mực xăm, thành phần càng chứa nhiều phần trăm lá Henna càng tốt nhé! Và điều quan trọng nhất đó là phải thử phản ứng của thuốc trước khi xăm thật đặc biệt là đối với các bạn có da nhạy cảm.
Các tip để có hình xăm Henna đẹp và an toàn:
+ Gan bàn chân và lòng bàn tay là nơi có lớp da dầy nên nó sẽ hút màu henna vào rất sâu, do đó mực sẽ lưu lại đậm và lâu nhất so với các vùng da khách trên cơ thể.
+ Sau khi vẽ xong, xông hơi hoặc làm ẩm vùng da được vẽ sẽ giữ màu được lâu hơn.
+ Hoặc sau khi mực henna khô và còn bám trên da, lấy nước chanh pha với đường thành hỗn hợp sệt, quết lên da, để khô sau đó rửa đi, màu sẽ đậm và lâu phai hơn.
+ Nên để lớp mực tự khô trên da trong môi trường tự nhiên càng lâu càng tốt. Ít nhất là 6 tiếng. Nên vẽ buổi tối rồi để qua đêm, sáng hôm sau màu sẽ đậm và đẹp mỹ mãn. Trong 24h sau khi vẽ không nên dùng xà phòng để rửa vùng da này.. Màu xăm sẽ lưu trên da khoảng một tuần hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào loại da của mỗi người.
+ Bôi dầu ăn, lotion sáp ong hoặc baby oil lên hình vẽ trước khi tắm để tránh xà phòng làm phai hình nhanh. Dầu olive dùng để tẩy màu henna nên không sử dụng trong trường hợp này.
Xem thêm các tổng hợp phim hay và diễn viên tại Ticketgo Youtube channel