một loại điều ước quốc tế nhiều bên, thường là văn kiện xác định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của một số tổ chức quốc tế quan trọng (vd. Hiến chương Liên hợp quốc). Trong HC thường nêu rõ mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức quốc tế, các cơ quan của tổ chức, quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan, trình tự thành lập các cơ quan đó và tính chất đại diện của các thành viên của tổ chức. HC quy định việc kết nạp hội viên mới, các nguyên tắc cơ bản về hợp tác giữa các hội viên, thủ tục, trình tự thông qua các nghị quyết, quyết định và việc thực hiện các nghị quyết, quyết định đó. Tuy nhiên, không phải bất cứ tổ chức quốc tế nào cũng được thành lập trên cơ sở của HC (vd. ASEAN được thành lập trên cơ sở của Tuyên bố Băngkôc – kết quả của Hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên ban đầu của tổ chức này).
hd.1. Điều ước ký kết giữa nhiều nước định ra những nguyên tắc và thể lệ về quan hệ quốc tế. Hiến chương Đại tây dương. Hiến chương Liên hiệp quốc.
2. Hiến pháp được vua chấp thuận hoặc được thỏa thuận giữa vua và dân chúng. Đại hiến chương (1215), hiến chương của các nam tước Anh bắt buộc Vua Jean Sa ns Terre (1167-1216) phải chịu ký để ban bố tự do cho dân Anh
“1. Ở Việt Nam xưa, hiến chương có tính chất pháp luật, khuôn phép của nhà nước phong kiến. Vd. “Lịch triều hiến chương loại chí” do Phan Huy Chú biên soạn gồm 10 chí trong đó có nhiều chí là những pháp luật của các triều vua, vd. Quan chức chí (công chức), Quốc dụng chí (tài chính thuế khóa), Hình luật chí (pháp luật), vv. 2. Ở Châu Âu, hiến chương là văn bản của nhà vua quy định một cách long trọng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thần dân, có tính chất như hiến pháp sau khi có cách mạng tư sản. vd. Đại hiến chương chương của các hoàng đế nước Anh năm 1215; Đại hiến chương các quyền tự do hiến chương đời vua Lu – I (Louis thứ 18) vào thời kì Quân chủ tháng bảy của Pháp. 3. Văn kiện kí kết giữa nhiều nước xác lập các mối quan hệ quốc tế, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, tổ chức và hoạt động của một tổ chức quốc tế. vd. Hiến chương Liên hợp quốc.”
Nguồn: Từ điển Luật học trang 186