Khoa học vũ trụ là một ngành khoa học thú vị, được kế thừa thành tựu từ nhiều ngành khoa học khác như vật lý, thiên văn, chiêm tinh học. Khoa học vũ trụ đã và đang có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với các hoạt động đời sống của người. Đồng thời mang đến những giá trị có tính định hướng trong tương lai. Ngành khoa học này đã giúp chúng ta khám phá và giải đáp nhiều hiện tượng kỳ bí của vũ trụ. Đồng thời làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của con người sau hàng thế kỷ. Trong số mới nhất ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về cách màđược khoa học lý giải nhé!
Hiện tượng siêu trăng là gì?
Thời cổ đại, người ta xem siêu trăng là một hiện tượng báo hiệu cho những điều bất ổn của thiên nhiên hay những chỉ báo/cơn giận dữ của thần linh. Chính vì vậy mà rất nhiều hoạt động thờ cúng được diễn ra với mong muốn hóa giải điềm xấu và cầu mong những điều tốt đẹp. Trên thực tế, thuật ngữ siêu trăng được bắt nguồn từ chiêm tinh học – một lĩnh vực dựa trên sự chuyển động của các hành tinh để nghiên cứu/dự đoán về tính cách và các sự kiện/xu hướng diễn ra trong đời sống con người.
Thuật ngữ siêu trăng được đề cập lần đầu tiên vào năm 1979 bởi Nolle. Ông cho rằng siêu trăng có thể hiểu là trăng mới hoặc trăng tròn xảy ra khi mặt trăng nằm gần với trái đất nhất trên quỹ đạo của nó. Một cách khác để xác định siêu trăng khi nó nằm trong khoảng 90% của khoảng cách từ vị trí hiện tại đến trái đất. Tuy nhiên số liệu 90% này chưa được giải thích một cách cụ thể. Mãi đến sau năm 2011, thuật ngữ siêu trăng (Supermoon) mới trở nên phổ biến trong giới học thuật và những người yêu thích thiên văn học.
Mặt trăng di chuyển xung quanh trái đất theo một quỹ đạo hình Oval. Khi mặt trăng di chuyển đến vị trí gần trái đất nhất (cực cận), chúng ta nhận được hình ảnh mặt trăng từ trái đất có kích thước lớn hơn. Đặc biệt hơn nữa, khi 3 hành tinh mặt trời, mặt trăng và trái đất quay đến vị trí xếp thẳng hàng và mặt trăng ở cận điểm. Hình ảnh phản chiếu cho chúng ta thấy mặt trăng có kích thước lớn hơn và độ sáng cao hơn. Chính vì vậy mà nó được gọi là siêu mặt trăng hay hiện tượng siêu trăng.
Siêu trăng diễn ra như thế nào?
Các nhà khoa học ước tính khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất rơi vào khoảng 382.900 km. Đồng thời quỹ đạo mà mặt trăng di chuyển quanh trái đất không phải là một đường tròn tuyệt đối. Điểm cận địa (gần nhất) và viễn địa (xa nhất) thay đổi theo các tháng âm lịch.
Nhà khoa học Noah Petro từ cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) – người đại diện cho LRO (Tàu do thám quỹ đạo mặt trăng) cho rằng lý do quỹ đạo của mặt trăng chạy theo hình oval là bởi nó đang chịu một tác động lớn từ lực thủy triều. Hay cũng chính là lực hấp dẫn. Bên cạnh đó, ông cũng nhận định, không phải mình trái đất, lực tác động từ mặt trời hay các hành tinh khác cũng có khả năng ảnh hưởng đến quỹ đạo của mặt trăng. Chính điều đó đã làm mặt trăng đến gần với chúng ta hơn để có được những khoảnh khắc gọi là siêu trăng.
Để siêu mặt trăng xuất hiện cần đến 2 điều kiện đó là quỹ đạo của mặt trăng đi đến vị trí gần trái đất nhất. Đồng thời mặt trăng phải nằm ở trạng thái pha tròn. Siêu trăng xảy ra khá thường xuyên, khoảng 4-6 lần/năm. Ngoài ra thời gian siêu trăng diễn ra còn chịu ảnh hưởng bởi quỹ đạo của trái đất khi quay quanh mặt trời và sự thay đổi hướng quỹ đạo của chính mặt trăng.
Siêu trăng xảy ra cho hình ảnh từ trái đất lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn khoảng 30%. Vì vậy chúng ta có thể dễ dàng quan sát được sự thay đổi đó bằng mắt thường.
Những sự thật về hiện tượng siêu trăng
Từ thời xa xưa, mặt trăng đã nắm giữ những ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Đối với nhiều nền văn hóa, đây là một biểu tượng thần linh và các sức mạnh siêu nhiên. Mặc dù không có nhiều ghi chép về hiện tượng siêu trăng nhưng với tầm ảnh hưởng của chiêm tinh học phương Đông và phương Tây. Dưới đây là lý giải về những lời đồn xung quanh hiện tượng siêu mặt trăng hàng trăm năm qua. Hãy cùng theo dõi nhé!
Siêu mặt trăng không phải hiện tượng/dấu hiệu hủy diệt trái đất
Bất chấp những tuyên bố của một số tổ chức, cá nhân trên thế giới. Siêu trăng không phải là một hiện tượng báo hiệu cho sự kiện tận thế hay hủy diệt trái đất. Đó chỉ là phỏng đoán/nhận định mang tính cực đoan và thiếu cơ sở khoa học thực tế.
Siêu trăng là một hiện tượng bình thường và xảy ra liên tục hàng năm. Đồng thời hiện tượng này không hề tác động hay gây ảnh hưởng đến quỹ đạo của trái đất như nhiều người nhận định. Ngày nay khi khoa học thực sự phát triển con người đã có được lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này.
Siêu trăng không gây ảnh hưởng đến tính cách con người
Hiện nay có một số quan điểm rằng hiện tượng siêu trăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách và hành vi của con người. Điều này cũng được thể hiện trong nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng. Chính vì vậy mà nhiều người lo ngại về sự ảnh hưởng của hiện tượng siêu trăng.
Trên thực tế, sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh cùng những lời đồn đại vô căn cứ khiến nhiều người tin vào phỏng đoán trên. Các nhà khoa học khẳng định, siêu trăng, trăng tròn hay bất kỳ hình thức nào trong quỹ đạo của mặt trăng không gây ảnh hưởng xấu đến tích cách, hành động, rối loạn tâm thần và sự gia tăng tội phạm trên thế giới.
Siêu trăng có sự khác nhau theo từng thời điểm
Trên thực tế, không phải tất cả siêu trăng đều sẽ giống nhau. Trái đất và mặt trăng đều có quỹ đạo quay của riêng mình. Do đó cận điểm từ mặt trăng đến trái đất sẽ khác nhau theo từng tháng. Ngoài ra, lực hấp dẫn của mặt trời cũng tạo nên những ảnh hưởng to lớn đối với việc siêu mặt trăng diễn ra. Những điều này sẽ phụ thuộc vào cơ chế chuyển động của mặt trời.
Siêu mặt trăng mùa đông có kích thước cực lớn
Rõ ràng chúng ta có thể cảm nhận thấy mặt trăng hay siêu trăng vào mùa đông có kích thước lớn hơn hẳn so với những mùa còn lại trong năm. Quả đúng là như vậy! Vào mùa đông, trái đất tiến gần hơn đến mặt trời trên quỹ đạo đường đi của nó. Đặc biệt là vào tháng 12 – cuối đông. Đồng thời lực hấp dẫn từ mặt trời có khả năng kéo mặt trăng lại gần với hành tinh của chúng ta hơn nữa. Chính vì như vậy mà chúng ta cảm nhận thấy siêu trăng vào mùa đông có kích thước cực lớn.
Siêu mặt trăng có khả năng thay đổi thủy triều
Siêu trăng có thể làm thay đổi thủy triều trên trái đất nhưng đó là một tỉ lệ rất nhỏ. Các nhà khoa học cho biết hiện tượng thủy triều mùa xuân thường đi kèm với siêu trăng. Vị trí thẳng hàng giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất (với lực hấp dẫn của mặt trời) tạo ra những dòng thủy triều rộng trên trái đất. Thủy triều sẽ cao hơn khoảng một hoặc vài inch. Mực nước thủy triều vào thời điểm siêu trăng cao hơn thủy triều bình thường rất nhỏ và không thể làm xuất hiện lũ lụt, sóng thần như nhận định của nhiều người. Có thể kết luận siêu mặt trăng không có khả năng tạo ra sự khác biệt nào đáng kể.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ cảm thấy may mắn nếu xác định được sự khác biệt của thủy triều dưới ảnh hưởng của siêu trăng. Bởi tỷ lệ này xảy ra tương đối ít. Nó có thể tạo ra những phát hiện lớn nếu được nghiên cứu một cách chính xác và đủ cơ sở dữ liệu.
Siêu trăng có xu hướng nhỏ hơn trong tương lai
Đây là một vấn đề được các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm. Nhiều phỏng đoán cho rằng mặt trăng đã từng có thời điểm rất gần trái đất. Theo đó, khi mới hình thành, mặt trăng cách hành tinh thân yêu của chúng ta khoảng hơn 22.000 km. Và do một vài hay rất nhiều biến cố nào đó khiến nó dịch chuyển ra xa trái đất đến tận 382.900 km. Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ nằm ở phỏng đoán. Chúng ta vẫn cần đến những cơ sở dữ liệu chính xác hơn để đưa nghi vấn trở thành khẳng định.
Cơ quan hàng không vũ trụ cho biết, mặt trăng đang tự đẩy mình cách xa khỏi quỹ đạo của trái đất. Mỗi năm mặt trăng cách xa chúng ta khoảng 3,8 cm. Chính vì vậy mà trong tương lai rất xa, có thể khẳng định siêu trăng sẽ có xu hướng nhỏ đi nhìn từ trái đất.
Siêu trăng diễn ra nhiều lần trong một năm
Hiện tượng siêu trăng diễn ra từ 4-6 lần trong năm. Tùy thuộc vào từng thời điểm và khu vực bạn sinh sống thì mới có khả năng chiêm ngưỡng hiện tượng này. Trong năm 2020 vừa qua có 4 lần siêu trăng và chỉ xảy ra vào mùa xuân và mùa hè. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và tính toán chính xác về thời điểm mà siêu trăng, thủy triều mùa xuân diễn ra năm 2021.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về hiện tượng siêu trăng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn một ngày tốt lành! Hẹn gặp lại ở những số tiếp theo!