hien-tuong-ngap-lay-do-dau

Ngáp lây là gì? Tại sao chúng ta không thể khống chế cơn ngáp của mình khi thấy người khác ngáp? Hãy cùng Kho Nệm Tổng Hợp tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Lý giải hiện tượng ngáp

Ngáp là một phản xạ không điều kiện, nghĩa là chúng ta thực hiện hành vi ngáp một cách vô thức. Hầu hết mọi người biết mình đang ngáp những không thể nào ngăn nó đến.

Theo Wikipedia ngáp là há miệng rộng và thở ra hơi thật dài. Hơi thở này khác với thở dài thông thường. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược lên. Ngáp không chỉ xảy ra ở người mà còn xuất hiện ở các động vật có xương sống khác như tinh tinh, chó, hổ,…

Tìm hiểu thêm về hiện tượng ngáp ở các loại động vật khác tại đây: https://kenh14.vn/la-cool/dong-vat-cung-ngap-2010070502314951.chn

Tại sao chúng ta ngáp?

Một số giả thuyết cho rằng chúng ta ngáp là do não thiếu oxy hoặc có thể vì chúng ta cảm thấy nhàm chán, buồn ngủ. Năm 2007 giáo sư tâm lý học Andrew Gallup đã nghiên cứu sâu hơn về đề tài này cho biết con người ngáp nhằm mục đích điều hòa nhiệt độ cơ thể và não bộ.

Tìm hiểu thêm về những nguyên nhân khiến chúng ta ngáp: https://hellobacsi.com/giac-ngu/roi-loan-giac-ngu/ngap-nhieu/

Theo đó, khi mở miệng ra để ngáp, hàm của chúng ta sẽ phải đưa xuống vị trí gần như thấp nhất, miệng của chúng ta mở rộng nhất, khiến lượng không khí được đưa vào bên trong cơ thể đạt mức cận tối đa. Lượng khí mát tức thời này sẽ nhanh chóng “hạ nhiệt” các mạch máu đang hoạt động với cường độ cao trong người chúng ta.

Ngáp nhằm mục đích điều hòa nhiệt độ cơ thể và não bộ
Ngáp nhằm mục đích điều hòa nhiệt độ cơ thể và não bộ

Ngáp nhằm mục đích điều hòa nhiệt độ cơ thể và não bộ

Chúng ta có thể kiểm soát cơn ngáp được không?

Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể kiểm soát cơn ngáp tức thời chứ không thể khống chế hoàn toàn. Trung bình một người trưởng thành sẽ ngáp khoảng 8 lần 1 ngày. Trong một thí nghiệm, khi các nhà khoa học yêu cầu các tình nguyện viên cố gắng kiềm chế cơn ngáp của mình nhiều nhất có thể. Kết quả tổng số lần ngáp không có chênh lệch giữa 2 lần là ngáp thoải mái và kiềm chế ngáp. Từ đó các nhà khoa học kết luận rằng việc ngáp và ngáp kéo dài không nằm trong tầm kiểm soát của con người.

Nhưng tại sao ngáp lại dễ lây lan?

Nhiều nhà khoa học đã đi tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng ngáp dây chuyền hay còn gọi là ngáp lây. Và họ đã có những giải thích sau.

Một nhóm các nhà khoa học đã làm nghiên cứu về hiện tượng này. Họ yêu cầu một nhóm người tham gia làm thí nghiệm vào phòng riêng và bắt đầu xem các video có người đang thực hiện hành vi ngáp. Tham dự viên được yêu cầu chỉ thở bằng mũi hoặc đặt những gói nước đá lên đầu, cả hai hành động này đều làm mát não. Kết quả là việc ngáp truyền từ người này sang người khác gần như không có. Cuối cùng các nhà khoa học đã kết luận khi não được làm mát thì mọi người sẽ không ngáp.

Bên cạnh đó, khi thấy ai đó gần bạn ngáp thì cơ thể của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách thực hiện lại điều này trong những điều kiện tương tự và cũng với mục đích làm mát bộ não. Khi chúng ta thấy người khác ngáp, hệ thống tế bào của não được kích thích và các cơ quan trong cơ thể dưới sự chỉ huy của não cũng tạo thành một cái ngáp dài như là một lời đối ứng. Nói cách khác, đây là một cách kết nối nhóm. Các nhà khoa học tin rằng việc ngáp lây từ người này sang người khác là một dấu hiệu của sự đồng cảm. Đặc biệt, bạn càng có khả năng “bắt một cái ngáp” từ một ai đó thì chứng tỏ bạn càng gần gũi với người ấy.

Nếu bạn thấy phụ nữ quanh bạn lần lượt ngáp, đó là do họ đồng cảm với nhauNếu bạn thấy phụ nữ quanh bạn lần lượt ngáp, đó là do họ đồng cảm với nhauHiện tượng ngáp lây

Trên đây là một số lý giải về các hiện tượng liên quan đến ngáp. Hy vọng bài viết giải đáp một số thắc mắc của bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Tìm hiểu thêm một số bài viết khác tại đây:

>>https://khonemtonghop.com/nam-nhieu-co-tot-khong/

>>https://khonemtonghop.com/hay-buon-ngu-bieu-hien-dieu-gi/

Đánh giá ngay

Rate this post

Viết một bình luận