Người cao tuổi luôn có những suy nghĩ, trăn trở riêng về cuộc sống. Tâm sinh lý của cha mẹ khi già đi cũng thay đổi rất nhiều so với thời còn trẻ hoặc ở độ tuổi trung niên. Bạn cần hiểu rõ những mối quan tâm, nỗi lo lắng và những điều cha mẹ cần để có thể chăm sóc cha mẹ một cách tốt nhất.
Những thay đổi về mặt tâm lý ở người cao tuổi
Càng lớn tuổi, phản xạ trong giao tiếp sẽ càng chậm chạp hơn
Lúc này, bạn cần phải giữ kiên nhẫn, nói chậm rãi, rõ ràng khi giao tiếp. Bạn cũng cần hết sức tránh những cử chỉ, lời nói làm cho người cao tuổi cảm thấy tủi thân, mủi lòng hay thậm chí tự ái.
Người cao tuổi rất hay quên và lo xa
Bạn nên thường xuyên động viên tinh thần để cha mẹ không cảm thấy tủi thân và lo lắng quá mức làm ảnh hưởng thể chất – tinh thần có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe. Trong nhà, bạn nên sắp xếp đồ vật ở những nơi dễ nhớ để cha mẹ dễ tìm thấy hoặc lên lịch cụ thể những sự việc quan trọng để cha mẹ có thể theo dõi dễ dàng hơn.
Người cao tuổi rất dễ thấy cảm thấy rằng mình bị bỏ rơi và quên lãng
Nguyên nhân đến từ sự khác biệt về lối sống – lối suy nghĩ giữa các thế hệ trong gia đình. Bạn cần luôn lắng nghe, thấu hiểu sự khác biệt đó để có thể xua tan đi những nỗi lo bị bỏ rơi của cha mẹ. Hãy tạo không khí gần gũi và hỏi han ý kiến để cha mẹ không cảm thấy mình trở thành người thừa trong gia đình.
Con cháu cần lắng nghe, tâm sự và tạo không khí gần gũi xua tan đi những nỗi lo bị bỏ rơi của cha mẹ.
Những thay đổi về mặt sinh lý ở người cao tuổi
Tình trạng khó ngủ, mất ngủ rất dễ gặp ở người cao tuổi
Tình trạng trằn trọc hoặc hay thức giấc lúc nửa đêm sẽ làm cơ thể người cao tuổi hay mệt mỏi, uể oải, không có tinh thần.
Để khắc phục, bạn nên giữ phòng ngủ và các khu vực quanh phòng ngủ của cha mẹ luôn yên tĩnh, thiết kế ánh sáng nhẹ và vừa phải để giúp cha mẹ thư giãn nhưng vẫn có thể thấy được xung quanh nếu bị giật mình tỉnh giấc. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa cha mẹ đi khám để hiểu rõ hơn về nguyên nhân mất ngủ, vì có thể là do bệnh dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.
Sức đề kháng yếu dễ dẫn đến các bệnh tuổi già
Càng về già, sức đề kháng của người cao tuổi càng yếu, do đó rất dễ mắc các bệnh như tim mạch, xương khớp, tiểu đường, tăng huyết áp… hay chỉ đơn giản là những cơn ho, cảm mạo thông thường. Bạn nên khuyến khích cha mẹ vận động hợp lý với các bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội để tăng sự dẻo dai cũng như giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời nên đưa cha mẹ đi khám tổng quát định kì mỗi 6 tháng để có thể phát hiện các nguy cơ bệnh lý.
Khó khăn hơn trong vấn đề ăn uống
Do khẩu vị thay đổi, việc nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn cũng khó hơn nên người cao tuổi thường cảm thấy chán ăn và không muốn ăn. Điều này rất nguy hiểm vì dễ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng tuổi già. Do đó bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của cha mẹ và đảm bảo các bữa ăn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi:
-
Đảm bảo cung cấp đủ và cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.
-
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, giảm đi những chất có chứa nhiều đường và tinh bột không cần thiết
-
Uống đủ nước, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, nêm nếm hợp khẩu vị, ăn uống điều độ, tránh việc ăn quá no, đặc biệt vào buổi tối.
-
Uống sữa, người cao tuổi có thể uống các loại sữa có bổ sung Glucoraphanin từ mầm bông cải xanh, có tác dụng tốt trong việc đào thải độc tố, giúp chống oxy hóa, hỗ trợ phòng ngừa các chứng bệnh của tuổi già.
Con cháu cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho cha mẹ già trong gia đình
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thể hiểu được sự thay đổi trong tâm sinh lý của cha mẹ, và từ đó cùng cha mẹ tìm cách cải thiện để tận hưởng cuộc sống vui khỏe mỗi ngày với cả gia đình.
Bs. Nguyễn Vũ Linh
Bác sỹ Đa Khoa
Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk
Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold