Hiếu thảo là gì? Tại sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

Hiếu thảo là gì? Tại sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ? Hiếu thảo là một đức tính quý báu và vô cùng thiêng liêng trong truyền thống của dân tộc ta.

Ngay từ khi sinh ra, những đứa con nhỏ lúc nào cũng cần phải có sự che chở, bao bọc của cha mẹ. Thậm chí cả khi đã trưởng thành, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái vẫn không thể mất đi, cha mẹ vẫn luôn dõi theo chúng ta, dạy dỗ chúng ta nên người. Công ơn của cha mẹ như trời như biển bao la biết dường nào!

Hiếu thảo là gì?

Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn luôn đối xử chân thành, kính trọng hết mực và tình cảm yêu thương kính mến ấy phải xuất phát từ tận đáy lòng của người con, người cháu. Bởi khi ấy, họ đã thấu hiểu và ý thức được những gì ông bà cha mẹ hi sinh cho mình. Đặc biệt khi đấng sinh thành đã bước qua tuổi tráng niên, về già sức khỏe sa sút, bệnh tật liên miên, đây là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất, lúc này đây con cháu vẫn còn tận tình chăm sóc, hỏi han không ngại khó ngại khổ, sợ phiền phức thì mới thật là tấm lòng hiếu thảo đáng quý biết chừng nào.

Hiếu thảo là gì? Tại sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?Hiếu thảo là gì? Tại sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

Tại sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

Tình thương của cha mẹ vô bến vô bờ mà không bao giờ mong báo đáp. Và cũng không ai có thể hiểu được sự “cam chịu” của lòng mẹ trước những sóng gió cuộc đời đến đâu. Cha mẹ sinh con, nuôi dưỡng con cho đến ngày khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho con để con có một gia đình riêng và tiếp tục làm cha, làm mẹ và tiếp tục lo lắng cho thế hệ sau. “Nước mắt chảy xuôi” đó là quy luật và cha mẹ nuôi con hầu như ai cũng mong con cái của mình được hạnh phúc, không bắt buộc con cái phải lo lắng cho mình. Nếu cha mẹ nuôi con “không tính tháng tính ngày” thì con cái cũng nên biết đến “công cha, nghĩa mẹ” mà làm tròn bổn phận của một người con.

Công ơn của cha mẹ mênh mông như nước, cao lớn như núi, không gì có thể sánh bằng. Nó là sức mạnh, là tình yêu thương nuôi con khôn lớn từng ngày. Ta sẽ chẳng thể tìm ở đâu tình yêu thương vô điều kiện như cha mẹ đã dành cho mình. Cũng chỉ có cha mẹ mới yêu thương ta hết mực, quan tâm và lo lắng cho ta từng li từng tí. Cũng chỉ có cha mẹ mới có thể hy sinh bản thân mình để bảo vệ con khỏi những giông tố của cuộc đời. Biết bao khó khăn, vất vả, ba mẹ không quản nắng mưa nhọc nhằn để nuôi ta khôn lớn thành người. Bổn phận của chúng ta là phải yêu thương, kính trọng và đền đáp công ơn trời bể ấy.

Lòng hiếu thảo với cha mẹ như dòng chảy tự nhiên trong con người, nhưng người ta vẫn cần nhiều nỗ lực – để chữ hiếu còn là một chuẩn mực hành vi với những phương pháp, những kỹ năng làm người hiện đại.Cuộc hành trình của mỗi chúng ta còn dài nhưng việc được sống bên cạnh mẹ cha không phải lúc nào cũng định liệu được. Hãy xem việc được gần gũi cha mẹ như một đặc ân, như một điều may mắn để “ngộ” được đạo làm con và đạo làm người mà cha mẹ từng ao ước cho con.

Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ như thế nào?

Hiếu thảo không chỉ là thể hiện tình yêu thương với cha mẹ mà còn là điều kiện để chúng ta được sống như là chính mình, để cảm thấy mình vẫn cứ bé nhỏ khi về với gia đình thương yêu, vẫn như là những đứa trẻ tranh nhau nép mình vào vòng tay cha mẹ. Con cái hiếu thảo với cha mẹ luôn được xem là một trong những chuẩn mực đạo đức hàng đầu, để đánh giá phẩm chất đạo đức của một con người.

Sự hiếu thảo của con là điều mong đợi của cha mẹ, là nỗi niềm riêng tư có khi thật thầm kín của những người từng mang nặng đẻ đau và sinh thành dưỡng dục. Để trở thành người hiếu thảo, người ta phải được giáo dục và biết cách thể hiện điều mình muốn. Hiếu thảo là gì? Đó là bổn phận, là cách sống thông thường của những người bình thường. Tấm gương của chính thái độ đối xử của cha mẹ với ông bà chính là nền tảng để nuôi dưỡng và sáng tạo những ứng xử hiếu thảo sau này cho con cái. Nói khác đi, sống có hiếu với cha mẹ ngày nay, đó là sự ươm mầm cho sự kính trọng của các con đối với chúng ta ngày sau.

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống vẫn tồn tại không ít các trường hợp con bỏ bê cha mẹ, xem cha mẹ là gánh nặng cuộc sống từ đó tìm cách trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc; hoặc nuôi dưỡng; đôi khi còn có thái độ, hành vi bạc đãi, xem thường, buông lời thô lỗ xúc phạm và đánh đuổi chính bậc sinh thành của mình. Hẳn sẽ không khỏi xót xa trước hình ảnh bà cụ già lưng còm gần sát đất nhưng vẫn phải ở một mình trong căn nhà lá ọp ẹp, hàng ngày đi bán dạo để mưu sinh do không thể ở chung với vợ chồng con trai của mình vì con dâu ích kỷ tính toán từng bữa cơm, bữa cháo với mẹ chồng của mình, con trai thì nghe lời vợ hất hủi mẹ ruột của mình.

Đâu đó cũng không thiếu những trường hợp cha mẹ già thấy con sai trái rầy dạy con nhưng lại bị chính đứa con mình bứt ruột đẻ ra đuổi đánh, mắng chửi. Và cũng không ít người viện lý do vì công việc bận rộn không có thời gian chăm sóc nên gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão và không một lần lui tới thăm nom, cũng không chu cấp tiền bạc để các ông, bà sống sao thì sống và chết lúc không nhìn thấy những đứa con mà mình đứt ruột sinh ra, nuôi dạy trưởng thành và những đứa con đó cũng không biết cha, mẹ mình chết lúc nào phó mặc hết cho viện dưỡng lão.

Pháp luật có quy định các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình. Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được tôn trọng và được pháp luật  bảo vệ.

Theo đó, Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có quy định về nghĩa vụ và quyền của con; nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ như sau: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Con đã thành niên không chung sống với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ngoài ra, đối với các trường hợp bạo hành, ngược đãi giữa các thành viên trong gia đình tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Hình sự“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

Pháp luật cũng như xã hội luôn nghiêm cấm và lên án đối với các hành vi mang tính chất bạo hành giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là hành vi bạo hành đối với người già và trẻ nhỏ vì đây là hai đối tượng yếu thế trong xã hội cần được gia đình, xã hội và các cấp chính quyền quan tâm, chăm sóc. Hơn ai hết mỗi chúng ta, những người làm con cần có ý thức về công lao của các bậc sinh thành từ đó thấy được trách nhiệm, bổn phận của mình để hoàn thành nghĩa vụ của người làm con nhằm báo đáp phần nào công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời tạo nền tảng giáo dục đối với thế hệ trẻ, thế hệ con em chúng ta cũng có ý thức trách nhiệm đối với các thành viên trong gia đình, để truyền thống đạo đức của người Việt Nam vẫn được duy trì và phát huy.

Xã hội ngày càng phát triển với những thay đổi tích cực về các giá trị, có thể chữ hiếu hôm nay được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi người thể hiện sự hiếu thuận theo hoàn cảnh của mình, nhưng chắc chắn rằng, tính chất của mối quan hệ cha con, mẹ con sẽ không bao giờ thay đổi.

Hiếu thảo là gì? Nó là một đức tính cao đẹp của con người, thể hiện lòng tôn kính biết ơn đối với ông bà cha mẹ, với tổ tiên. Hiếu thảo đã trở thành một điểm son trong truyền thống của mỗi gia đình. Những con người hiếu thảo sẽ luôn được xã hội đề cao và tôn trọng. Chúng ta hãy cùng nhau phát huy đức tính cao đep này để trở thành những công dân Việt Nam mẫu mực.

Rate this post

Viết một bình luận