Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Hình ảnh con cua đinh hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Cua Đinh với ngoại hình tương đối giống với loài ba ba, do vậy rất nhiều người thường nhầm lẫn. Do có giá trị thương mại cao nên ba ba nam bộ được rất nhiều người tìm hiểu & xây dựng mô hình nuôi. Cùng tindongvat.com tìm hiểu kỹ về cách nuôi cua đinh, giá ba ba nam bộ & cách chế biến những món ngon từ cua đinh tại bài viết này nhé.
I – Cua đinh là con gì?
Cua đinh có tên khoa học là Amyda Cartilaginea hoặc dân dã hơn là Ba ba Nam Bộ. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi ngoại hình của chúng tương đối giống với loài ba ba.
Đối với những giống ba ba nam bộ thương phẩm sẽ có trọng lượng từ 5 – 15kg. Tuy nhiên cua đinh hoàn toàn có thể phát triển lên tới hàng chục cân, cụ thể đã có những cá thể nặng tới 30kg & thường được giữ để nuôi làm kiểng
Thịt con cua đinh rất ngon, thơm và ngọt, đây là món ẩm thực quen thuộc thường được chiêu đãi ở những bữa tiệc sang trọng. Nhu cầu cua đinh cũng vì vậy mà rất lớn
II – Cua đinh sống ở đâu?
Loài Cua Đinh thường được nhìn thấy các con sông trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia.
Và ở Việt Nam thì chỉ được tìm thấy ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do đó đây cũng là lý do tạo ra thuật ngữ Ba ba nam bộ cho loài này.
III – Cua Đinh và baba khác nhau như thế nào?
Thông thường, hai loài cua đinh và baba rất dễ bị nhầm lẫn, bởi vì cua Đinh cũng thuộc trong bộ tộc nhà họ Baba.
Cả 2 loài không những là nguồn thực phẩm bổ dưỡng hỗ trợ cho sức khỏe con người, mà còn mang lại nhiều giá trị cao về kinh tế.
Cách phân biệt Cua Đinh và Baba người ta dựa trên ngoại hình bên ngoài, cân nặng & màu sắc của chúng. Tuy nhiên ngoại hình thường sẽ là yếu tố để phân biệt dễ dàng & nhanh nhất
Trong nòi Ba ba sẽ có 2 loại bà ba ba trơn và ba ba gai, trong đó ba ba gai sẽ khá khó phân biệt với cua đinh với những người không có kinh nghiệm
Ba ba trơn & Cua Đinh: Quan sát phần lưng của ba ba trơn sẽ là nhẵn trụi & không có gai hay đốm nào trên đó. Ngược lại cua đinh sẽ có gai nhỏ sần & đốm bôn gở trên lưng
Ba ba gai & Cua Đinh: Lưng của 2 loài này sẽ giống hệt nhau, điểm khác biệt là đầu của cua đinh sẽ có đốm bông còn ba ba gai sẽ không có (nhẵn trơn). Ngoài ra phần cổ của cua đinh cũng sẽ có nhiều gai hơn so với ba ba gai. Đặc biệt ở 2 bên vai những con cua đinh sẽ có nốt lồi ra trông như 2 cây đinh, còn ở các giống ba ba sẽ không có.
IV – Hướng dẫn nuôi cua đinh thương phẩm
♦ Kỹ thuật chọn cua đinh giống
Đầu tiên là phải chọn cua đồng cỡ, kích thước đồng nhất với nhau từ 150 -200g/con. Tiếp theo là ngoại hình của chúng phải “bóng”, không bị thương hay xay xát, không dị tật. Hoạt động khỏe mạnh, không bị bệnh nhiễm bệnh
Cách phân biệt loài cua đinh giống yếu và giống mạnh như sau:
Đối với loài giống khỏe, khi bạn lật ngửa thì chúng vẫn lật lại như bình thường. Còn đối với loài yếu thì thường có biểu hiện rụt cổ và bò chậm cộng thêm mắt tinh thể có màu đục đục.
♦ Thiết kế ao nuôi
Nói rằng cua đinh thuộc dòng họ Baba nhưng mỗi loài có đặc tính sinh sản khác nhau, vì lẽ đó mà thiết kế ao nuôi cũng chuyên biệt, phải đảm bảo 8 điều:
- Diện tích ao nuôi thích hợp nhất dành cho loài này từ 500 – 1000m2
- Nguồn nước trong ao phải sạch sẽ, không gian yên tĩnh để chúng phát triển tốt nhất
- Một điều quan trọng là không để ao ngập nước. Để làm được điều này cần trang bị hệ thống cấp & thoát nước đúng chuẩn. Chú ý không dùng chung 1 hệ thống cấp thoát nước giữa các ao nuôi cua đinh. Bên cạnh đó hệ thống này nên đặt ngầm dưới đáy ao để tiện hút chất bẩn & tránh làm ba ba nam bộ hoảng sợ.
- Đối với ống thoát nên lắp đắp sát đáy ao, tiện cho việc tháo gỡ, dễ dàng hút cặn bã trong ao hơn, còn đối với ống cấp nước, đặc biệt không cho xối mạnh mà phải cho chảy theo hướng ngầm, vì điều này không tốt cho việc sinh trưởng của cua đinh
- Thiết kế sườn bờ ao tạo không gian cho cua nghỉ ngơi dưới nước, trên bờ thì tạo một nơi cho cua ăn để tiện lợi cho việc theo dõi và làm vệ sinh khu vực. Xung quanh ao cần có bờ thành cao khoảng 0.5m tính từ mặt đất để ngăn không cho cua thoát ra ngoài
- Nước bơm vào ao phải đảm bảo sạch, không chứa hóa chất độc hại. Ngoài ra tùy vào tình hình thời tiết mà điều chỉnh mực nước hợp lý, tuy nhiên tối thiểu phải trên 1m và tối đa chỉ là 2m.
- Tuy nhiên tùy vào điều kiện thời tiết mà bạn có thể tăng lên hoặc giảm xuống sao cho phù hợp nhất
- Hãy sát trùng ao nuôi và phơi ao trước khi đem cua đi vệ sinh
- Đồ hoặc dụng cụ để cho cua ăn nên chọn loại tốt & bền chắc. Ngoài ra hãy hình thành cho ba ba nam bộ thói quen ăn ở tại một vị trí nhất định để tiện theo dõi
♦ Chọn thời vụ để nuôi
Đồng Bằng sông Cửu Long màu mỡ có khí hậu ấm áp quanh năm nên rất thích hợp để nuôi quanh năm. Nhiệt độ nước trung bình xung quanh ao thường rơi vào 24 -32 độ C.
Tuy nhiên, những nơi có điều kiện ổn định cung cấp nước sạch và tốt hơn thường sẽ khống chế nhiệt độ nước trong phạm vi thấp nhất 26 và cao nhất là 30 độ C
♦ Chế độ ăn cho baba nam bộ
Chế độ dinh dưỡng của loài baba từ các loài tươi sống: như tôm, cá, dắt, giun, ếch nhái…hoặc từ các loại phế phẩm của lò mổ.
Trung bình cho ăn mỗi ngày từ 7 -10% trọng lượng. Nên cho ăn vào một khung giờ cố định một ngày 2 lần, để thức ăn vào mẹt hoặc nia, thức ăn ngập trong nước phạm vi từ 20 – 30 cm
Điều quan trọng là kiểm tra lượng thức ăn cho phù hợp và nên vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn
♦ Chăm sóc cua đinh nam bộ hàng ngày
Cần quản lí khu vực ăn uống, nơi sinh sống của cua đinh hằng ngày để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Cần tự đặt cho mình lịch kiểm tra ao, hàng rào hoặc khu vực xung quanh nơi cua sinh sống định kỳ, nhất là vào những mùa mưa bão to và ngày mới thả giống.
Cần chú ý thêm nguồn cấp nước để luôn bảo đảm cung cấp đủ nước và sạch cho cua đinh. Theo dõi mỗi ngày chế độ ăn để điều chỉnh phù hợp, chú ý và phát hiện ngay những biểu hiện bất thường để kịp thời xử lý, xuất hiện biểu hiện ghẻ lở thì phải điều trị và cách li ngay
Sử dụng phương pháp khử trùng cho ao/bể bằng vôi bột với lượng 15-30kg/m3 nước định kì 15 -30 ngày/lần trong trường hợp các hộ gia đình không có điều kiện thay nước thường xuyên
♦ Thời điểm thu hoạch cua đinh
Để mang lại thu nhập cao nhất thì nên chờ đến năm thứ hai thu hoạch, vì ở năm này cua đinh tăng trưởng rất nhanh, có thể tăng đến cao nhất là 3kg/con và hơn nữa còn có thể lên từ 4 – 5kg, mang lại lãi suất cao thu nhập cho gia đình, còn với năm đầu thì các giống loài cua đinh thường sinh trưởng khá chậm.
V – Một số mô hình nuôi cua đinh phổ biến
♦ Nuôi ba ba nam bộ trong ao
Với các hộ gia đình không đủ điều kiện xây dựng bể xi măng hoặc nuôi trong bể kính thường áp dụng phương pháp này, loại mô hình này bất kì ai cũng có thể làm được, phù hợp cho các hộ gia đình có vốn kinh doanh nhỏ.
Tuy vậy với mô hình nuôi trong ao, cần phải thiết kế bể nuôi một cách hợp lý, không nên quá rộng, quá sâu ảnh hưởng đến việc tăng trưởng của baba, quan tâm tới chất lượng đất bùn thường xuyên và thay nước, khử trùng ao định kỳ.
♦ Nuôi cua đinh trong bể kính
Mô hình nuôi baba trong bể kính đang ngày càng phát triển, không chỉ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được một phần chi phí, mà còn ứng dụng được kĩ thuật tiên tiến vào nền nông nghiệp.
Môi trường nước sạch sẽ, nước được thay theo định kỳ mỗi ngày, việc quan sát khả năng tăng trưởng baba cũng dễ dàng hơn. Chính vì vậy tỉ lệ mắc bệnh của các loài baba vô cùng thấp.
♦ Nuôi ba ba nam bộ trong bể xi măng
Đối với một số hộ dân không có ao tự nhiên hoặc không có đủ diện tích để làm ao thì bể xi măng nuôi ba ba nam bộ sẽ là phương án tốt.
Tuy nhiên để nuôi cua đinh trong bể xi măng cần phải đảm bảo một số yêu cầu như sau:
- Dù là bể xi măng nhưng buộc phải xây bằng gạch & tráng bằng xi măng.
- Đảm bảo nguồn nước cấp vào ao phải sạch sẽ, không ô nhiễm
- Không để nguồn nước trong ao bị thiếu hụt, phải vệ sinh nguồn nước hằng ngày, đặc biệt không để rác thải, đọng lại trên mặt nước
- Thiết kế đáy áo hơi hướng về phía cống thoát nước một chút để thuận tiện cho việc đánh bắt và làm vệ sinh.
- Trang bị thêm một ống bơm và một ống thoát nước để đảm bảo chất lượng nước trong ao một cách tốt nhất, hiệu quả hơn khi đặt hai ống sát đáy ao.
VI – Cua đinh làm món gì ngon?
♦ Cua đinh xào lăn
Một món ăn thơm ngon, dễ làm, hương vị đậm đà, chinh phục mọi đối tượng, bất kì ai cũng phải thích
Nguyên liệu:
- Bún
- Mộc nhĩ
- Hành tây
- Nấm rơm
- Nước cốt dừa
- Cua đinh
Cách thực hiện:
- Sơ chế cua đinh, cần làm cẩn thận tránh bị vỡ mật
- Cho dầu vào chảo, chờ cho dầu nóng thì bỏ sả, tỏi, ớt đã băm nhuyễn trước đó và phi thật thơm lên
- Tiếp đến cho thịt cua đã cắt thành hạt lựu vào và nêm nếp cho thật vừa miệng
- Đến khi thịt cua săn lại thì hãy cho hành tây, mộc nhĩ, nước cốt và nấm rơm vào chảo
- Cuối cùng đợi đến khi sôi một lần nữa và bày ngay ra dĩa để thưởng thức ngay món ăn thơm ngon này nhé
♦ Cua đinh rang muối
Món ăn siêu lạ miệng, độ giòn ngậy của gia vị kết hợp với độ ngon ngọt của của cua làm cho món ăn hấp dẫn ngất ngây hơn bao giờ hết
Nguyên liệu:
- Cua đinh
- Gạo nếp
- Bột chiên
- Dầu hào
- Dầu mè
- Trứng gà
- Hành khô
- Tỏi
- Đỗ tương
- Sả
- Lá chanh
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Đầu tiên làm sạch và sơ chế cua, thái từng miếng to như bao diêm
- Lấy một cái tô to, cho dầu hào dầu mè, cả hạt tiêu cùng đường, trứng gà và bột chiên vào, trộn đều hỗn hợp lên.
- Cho cua đinh vừa thái xong vào hỗn hợp, trộn tất cả lại với nhau cho đến khi gia vị thấm đều vào từng sớ thịt cua
- Đưa chảo lên bếp, đổ tí dầu vào và đun thật sôi, rồi cho cua đinh vào chảo, chờ cho đến khi thịt cua vàng đều
- Bánh phồng tôm trộn lẫn với gạo nếp và đậu tương. Sau đó rắc thêm hành khô, tỏi, sả & lá chanh vào và trộn tiếp thêm 1 lần nữa.
- Sau khi cua đinh đã chín, đựng cua vào dĩa lớn và xóc hỗn hợp vừa trộn vào cho thấm đều
- Bước cuối cùng, để tạo ra món ăn đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao, rắc hành lá, tỏi xoay nhuyễn trên bề mặt món ăn là xong
♦ Ba ba nam bộ nấu chuối
Đây là món ăn vô cùng ngon, thường được người miền nam ăn cùng với bún, phở. Chất thịt ngọt kết hợp với vị chuối thanh thanh mát mát, món ăn lạ miệng, kích thích vị giác
Nguyên liệu:
- Chuối xanh
- Thịt ba rọi
- Đậu phụ chiên
- Nghệ tươi
- Củ riềng
- Súp mẻ
- Thịt cua đinh và gia vị…
Cách thực hiện:
- Cắt thịt ba ba thành từng miếng rồi đem đi ướp khoảng 20 phút
- Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào đun sôi, rồi cho ba rọi vào chảo chiên trước cho đến khi vàng đều thì bỏ thịt baba vào xào thật chín, tiếp theo là cho đậu phụ vào đảo đều để ngấm gia vị, cuối cùng là nhắc ra khỏi bếp
- Bước tiếp theo là cho tỏi vào phi thật thơm, rồi cho chuối vào đảo sơ qua, đổ nước ngập chuối
- Để món ăn được ngon ngọt, đậm đà gia vị hơn thì nên để lửa liu riu cho tới khi chuối chín thì đổ cả ba rọi và baba vào nồi và chờ khoảng 5 – 10 phút chờ thịt sôi, hoàn thành xong nhấc ra khỏi bếp và thưởng thức ngay
VII – Cua đinh giá bao nhiêu tiền 1kg?
Giá của loài cua đinh hơi mắc, rơi vào khoảng 700.000 – 1.000.000 VNĐ/ kg, nhưng với giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe cho mọi người thì đây là một giá thành vô cùng hợp lí.
Với giá trị dinh dưỡng cao thì giá của mỗi cân cua đinh thương phẩm sẽ tương đối mắc, dao động từ 700.000 – 1.000.000 VNĐ/ kg.
Riêng với những con cua đinh bố, mẹ thì sẽ có giá cao hơn một chút, thông thường là 1.200.000 – 1.500.000 VNĐ/kg.
Với những người muốn mua ba ba nam bộ con mới nở thì sẽ có giá mềm hơn. 500.000 VNĐ cho 1 con cua đinh 10 ngày tuổi & ~1.500.000 VNĐ cho những con được 4 – 5 tháng tuổi.
VIII – Mua bán cua đinh ở đâu tại Hà Nội, TpHCM?
Do có giá trị kinh tế cao nên không dễ gì mua được ba ba nam bộ ở các siêu thị hay chợ cóc thông thường. Tại Sài Gòn hoặc Hà Nội thì bạn thường chỉ mua cua đinh được tại các cửa hàng chuyên hải sản, thủy sản.
Do đó bạn nên tìm hiểu kỹ về uy tín của các cửa hàng bán ba ba nam bộ mà bạn định mua. Hoặc có thể lên hội nhóm trên mạng xã hội tìm tới các trại nuôi cua đinh để có chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Hi vọng bài viết chia sẻ về loài cua đinh (ba ba nam bộ) trên đây đã giúp bạn hiểu được nhiều kiến thức hơn về giống loài này. Rate 5 sao và like kênh youtube dùm tindongvat.com nha.