Mày đay (còn gọi là bệnh mề đay) là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Bạn đang xem: Con ma tịt là con gì
Mày đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.
Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,… Trên cùng một bệnh nhân, đôi khi có nhiều yếu tố kết hợp gây mày đay.
Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Thậm chí, người bệnh mày đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.
Đặc biệt, bệnh mày đay thường rất khó phát hiện nguyên nhân dù đôi khi người bệnh đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy, việc điều trị bệnh mề đay gặp rất nhiều khó khăn và thường không thể triệt tiêu hoàn toàn căn nguyên gây nổi mề đay, sẩn ngứa.
Hiện tượng mẩn ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm
Mề đay mẩn ngứa nổi cục thường tạo cảm giác khó chịu làm cho người bệnh có xu hướng gãi ngứa. Hiện tượng này thường bị nhầm lẫn thành dấu muỗi đốt hoặc do côn trùng cắn. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là dấu hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm, bao gồm cả HIV. Do đó, người bệnh cần nắm được các bệnh lý có liên quan đến tình trạng này để có hướng chăm sóc, điều trị hợp lý.
Tình trạng mẩn ngứa nổi cục có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
Nổi mề đay mẩn ngứa là triệu chứng cơ bản của các bệnh viêm da, dị ứng hoặc khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân độc hại, chất bẩn,… Một số bệnh lý ngoài da có thể liên quan đến việc mẩn ngứa nổi cục bao gồm:
Dị ứng ngoài da (Skin allergy): Là một tình trạng phổ biến khiến da bị kích ứng, nổi mẩn và ngứa. Những yếu tố có thể gây dị ứng da rất phổ biến bao gồm: Khí hậu thay đổi, khói, bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa hoặc các yếu tố kích ứng khác,…Dị ứng thời tiết: Thường xuất hiện khi môi trường sống bị thay đổi đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi người bệnh đi du lịch.Mề đay: Là căn bệnh phổ biến khiến da bị nổi mẩn ngứa và có thể lan rộng sang các vùng da lân cận. Tình trạng mề đay thường kéo dài trong 3- 4 ngày hoặc 1 – 2 tuần, tùy theo cơ địa và môi trường sống của người bệnh.
Vẩy nến: Là một trong số các bệnh ngoài da mãn tính, có xu hướng tái phát thường xuyên. Bệnh nhân vẩy nến thường xuất hiện mẩn đỏ trên da, ngứa dai dẳng. Đôi khi tình trạng vẩy nến có thể xuất hiện bong tróc da, chảy dịch, đặc biệt là khi bệnh nhân gãi mạnh.Ghẻ lở: Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm hoặc quần áo. Ghẻ lở thường khiến người bệnh bị nổi mẩn, ngứa ngứa, khó chịu ở các vùng ra nhiều mồ hôi như kẽ ngón tay, ngón chân, nách, mặt trong đầu gối,..
Nhiễm giun sán đặc biệt là giun sán chó có thể gây ra hiện tượng mẩn ngứa nổi cục. Nếu người bệnh không có biện pháp tẩy giun thì có thể xuất hiện việc ngứa dưới da, nổi sẩn cục to thậm chí là nhìn thấy dấu vết giun bò loằng ngoằng bên dưới da.
Một số trường hợp nhiễm giun sán toàn thân có thể làm tắc ống mật và gây tình trạng mẩn ngứa, nổi sẩn cục toàn thân.
Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt
Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm giun sán, người bệnh nên có biện pháp tẩy giun càng sớm càng tốt. Tuy nhiên hãy đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý. Không nên tự điều trị tại nhà để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
Một số bệnh lý bên trong cơ thể như suy giảm chức năng gan, suy thận, tắc ống dẫn mật, thay đổi nội tiết tố… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt. Tình trạng này thường là do các cơ quan nội tạng suy yếu, không thể hoàn thành chức năng vốn có. Do đó, cơ thể đào thải chất độc qua da và gây nên các nốt mẩn đỏ, sẩn cục.
Các bệnh lý có liên quan như: Suy giảm chức năng gan, suy thận, tắc ống dẫn mật,… Trong trường hợp này người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Việc chần chờ, ủ bệnh có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Một trong những triệu chứng đầu tiên để nhận biết HIV là nổi mề đay khắp người. Hiện tượng này được giải thích là do lượng tụ khuẩn vàng và dermodex trong cơ thể tăng cao. Ngoài ra, việc nổi mề đay mẩn ngứa cũng là dấu hiệu hệ thống miễn dịch đang hoạt động để chống lại virus HIV.
Do đó, nếu nhận thấy tình trạng mề đay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân, xuất hiện ở mặt, tay, bàn chân, bộ phận sinh dục,… thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và có biện pháp điều trị hợp lý.
Một số rối loạn tổ chức máu như: Gia tăng đa hồng cầu, tăng Histamine trong máu, rối loạn sản sinh tủy hoặc tăng Eosin trong máu cũng có thể gây hiện tượng mẩn ngứa nổi cục.
Ngoài 5 bệnh lý được kể trên đây thì còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến da nổi mẩn đỏ như muỗi cắn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế uy tín để khám bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Trong trường hợp, các triệu chứng vừa xuất hiện người bệnh nên bình tĩnh quan sát và thực hiện một số cách xử lý và điều trị như sau:
Trước khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tự nhiên đối với các trường hợp ngứa da do dị ứng thông thường như:
Chườm lạnh lên vùng da nổi mẩn đỏ để giảm bớt kích ứng. Người bệnh có thể chườm một viên đá được bọc trong vải mỏng lên vùng da bệnh trong 10 phút. Lặp lại bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.Tắm với bột yến mạch xay mịn hoặc baking soda để hạn chế các cơn ngứa.Thoa nha đam tươi hoặc gel nha đam lên vùng da bị ảnh hưởng đến ngăn ngừa viêm và hạn chế các cơn ngứa. Tuy nhiên, hãy thử nghiệm phương pháp lên một vùng da nhỏ để kiểm tra dị ứng trước khi áp dụng lên vùng da rộng lớn.
Ngoài ra, hãy giữ cho da luôn mát mẻ, thoáng khí. Mặc quần áo nhẹ nhàng, thoải mái và tránh việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cũng là một các khá hiệu quả hạn chế tình trạng ngứa, kích ứng da.
Nếu các biện pháp điều trị tự nhiên không thể làm giảm các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ để sử dụng thuốc không kê đơn. Mục tiêu của các loại thuốc này là hạn chế các cơn ngứa và làm ẩm da.
Dưỡng ẩm da giảm mẩn ngứa nổi cục
Một số loại thuốc không kê đơn hỗ trợ điều trị mẩn ngứa nổi cục như:
Kem dưỡng ẩm da để làm mát da, khắc phục tình trạng khô da và kích ứng.Thuốc kháng Histamin đường uống dành cho tình trạng nổi mẩn kèm ngứa dai dẳng. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nếu người bệnh bị nổi mề đay mãn tính hoặc các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng thì bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc kê đơn. Một số loại thuốc kê đơn phổ biến bao gồm:
Corticosteroid đường uống như Deltasone để giảm ngứa và viêm da. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.Thuốc kháng sinh đường uống như Dapsone có tác dụng điều trị viêm do mề đay hoặc nhiễm khuẩn. Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.Thuốc chống dị ứng không chứa Steroid đường uống thường được sử dụng khi các loại thuốc trên không có tác dụng điều trị. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Đau đầu, đau dạ dày, ho hoặc sốt nhẹ.Thuốc tiêm chống dị ứng dưới da thường được chỉ định cho tình trạng mẩn ngứa nổi cục xuất hiện trong suốt nhiều năm. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm: Nhức đầu, chóng mặt, đau tai trong hoặc xuất hiện các triệu chứng như cảm lạnh.
Các loại thuốc kể trên, tuy có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng phồng da nhanh nên chỉ có tác dụng tức thì không lâu dài. Trong nhiều trường hợp, ngứa da do chức năng gan, thận suy giảm, mẩn ngứa nổi cục ở trẻ em có thể chống chỉ định thuốc Tây đường uống vì tác dụng phụ có thể khiến bệnh nặng hơn. Do đó người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc.
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra hầu hết các chứng mề đay, mẩn ngứa là do cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt. Hai thể phong hàn (nhiễm gió lạnh) và phong nhiệt (nhiễm gió nóng) khiến tà khí xâm nhập, uất tụ dưới da và gây ra các triệu chứng ngứa và nổi mẩn. Điều trị mẩn ngứa nổi cục, các bài thuốc Đông y dùng phép giải khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt và tiêu ban ngứa. Nhờ vậy, hiệu quả đạt được toàn diện, ngăn tái phát.
Kế thừa nguyên tắc chữa bệnh Đông y từ nhiều bài thuốc cổ phương bí truyền, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc đem lại hiệu quả cao và lâu dài đối với các bệnh mề đay mẩn ngứa cấp và mãn tính, ngứa da dị ứng do thời tiết, cơ địa, chức năng gan, thận suy giảm…
TIÊU BAN GIẢI ĐỘC THANG TIỆT NỌC MẨN NGỨA NHỜ TÁC DỤNG GIẢI ĐỘC – BÌNH CAN
Công thức thuốc Tiêu ban Giải độc thang được kết hợp hoàn chỉnh trong 2 bài thuốc nhỏ: Bình can hoàn và Giải độc hoàn.
Thông tin bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
Bài thuốc Bình can hoàn phát huy công dụng bổ gan, mát gan, nhuận gan, tăng cường chức năng giải độc gan, thông mật, hóa ứ. Hơn 30 vị thuốc quý được cân nhắc phối chế theo nguyên tắc Đông y. Toàn bộ thảo dược là dược liệu sạch chuẩn GACP – WHO. Dược liệu được lấy trực tiếp từ hệ thống vườn dược liệu sạch của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Nhờ vậy, Tiêu ban Giải độc thang an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó có cả mề đay mẩn ngứa nổi cục ở trẻ em, phụ nữ sau sinh. Hơn 90% dứt điểm tình trạng bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt, không tái phát trong nhiều năm sau khi sử dụng Tiêu ban Giải độc thang 2 – 3 liệu trình. 100% không gặp tác dụng phụ.
Thành phần dược liệu Tiêu ban Giải độc thang
Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp khám chữa, tư vấn điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng. Bác sĩ đồng hành cho tới khi điều trị thành công, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
Hàng ngàn bệnh nhân đã khỏi hẳn bệnh mề đay mẩn ngứa chỉ sau 1-3 tháng sử dụng bài thuốc. Hầu hết người bệnh đã có những phản hổi tích cực về hiệu quả cũng như mức độ an toàn của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang.
Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng Đông y được VTV2 Chất lượng cuộc sống đăng tải lưạ chọn Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc hoàn chỉnh nhất hiện nay. Hiệu quả, độ an toàn, chất lượng nguồn dược liệu của bài thuốc, phản hồi người bệnh được VTV2 đưa tin chi tiết trong phóng sự.
Xem chi tiết phóng sự VTV2 đưa tin về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang:
Diễn viên Phùng Khánh Linh (nổi tiếng trong bộ phim Về nhà đi con) đã thoát khỏi tình trạng mẩn ngứa chỉ sau 2 tháng sử dụng thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Xem thêm: Áp Dụng Những Cách Dưới Đây, Người Gầy Sẽ Tăng Cân Nhanh, An Toàn, Hiệu Quả ?
Xem chi tiết chia sẻ của diễn viên Khánh Linh trong video sau:
Để được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp tư vấn và hỗ trợ điều trị tình trạng bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt bằng thảo dược hiệu quả, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ngay hôm nay.
Bài viết liên quan
- Ao nguc dep nhat the gioi
- Con cu bu nhất thế giới
- Uống vitamin e lúc nào tốt
- Mấy ngày biết mình có thai
- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
- Bệnh viện dã chiến việt đức
- Cây hoàn ngọc: thông tin về công dụng và các bài thuốc
- Bà bầu đi ngoài nhiều lần
- Phụ nữ có bao nhiêu trứng
- 130 kim tae hee ý tưởng