Ho khan và những mẹo chữa bệnh đơn giản tại nhà
Ho khan là một trong những dạng bệnh đường hô hấp phổ biến nhất, hầu như ai cũng đã từng một lần trải qua. Những cơn ho kéo dài thường gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt ngày thường của bạn cũng như người thân.
1. Hiểu đúng về tình trạng ho khan
Đâylà dạng ho không tiết ra đờm hoặc chất nhầy, phân biệt với tình trạng ho có đờm. Tình trạng này có thể gây cảm giác ngứa, kích thích trong cổ họng. Có 2 dạng cấp tính hoặc mạn tính. Người bị ho khan kéo dài trên 8 tuần được xếp vào loại mạn tính.
Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, những cơn ho khan kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh hô hấp nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm họng, ung thư vòm họng…
Theo các chuyên gia về hô hấp, ho có thể do nhiều nguyên nhân và bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Một phần nguyên nhân bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu khiến môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường dễ dẫn đến tình trạng ho lâu ngày do đường thở bị kích thích.
Một số công việc cần sử dụng giọng nói cũng là nguyên nhân khiến chúng ta bị viêm thanh quản. Nếu không được chăm sóc tốt thì có thể dẫn tới tình trạng viêm họng và ho. Và bệnh cũng hay gặp ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, tuy không phổ biến nhưng ho khan cũng có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, suy tim…
2. Phương pháp điều trị ho khan
Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị ho kéo dài tại nhà. Tuy vậy, bạn cũng nên chú ý nếu tình trạng không giảm nhẹ, chúng ta vẫn nên tới khám tại các cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả hơn.
2.1. Cách điều trị tại nhà
Yếu tố tiên quyết đầu tiên nếu muốn điều trị tại nhà chính là bạn phải thực hiện điều trị ngay khi mới xuất hiện triệu chứng. Khi đó, bệnh chỉ ở giai đoạn nhẹ nên có thể dễ dàng xử lý tại gia đình. Trong trường hợp bệnh kéo dài với những biểu hiện nghiệm trọng thì chúng ta vẫn cần tìm tới các bác sĩ chuyên khoa.
Các chuyên gia về đường hô hấp có đưa ra một số đề nghị các phương pháp điều trị ho có thể áp dụng tại nhà như sau:
– Dùng kẹo ngậm ho: Viên ngậm trị ho nên chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà, khuynh diệp. Loại viên ngậm này có thể làm giảm kích ứng khu vực cổ họng và giảm ho.
– Dùng thuốc trị ho: Một số loại thuốc trị ho không kê đơn có thể làm giảm phản xạ ho của một người.
– Kê đầu cao khi nằm ngủ: Nâng đầu cao khi nằm có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày thực quản, từ đó giúp giảm các cơn ho.
– Tắm nước nóng: Nước ấm và hơi nước nóng có thể làm giảm tình trạng khô và kích ứng họng.
Bên cạnh đó, chúng ta có thêm một số mẹo dân gian chữa ho khá hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà.
– Mật ong nước ấm, mật ong chanh hoặc mật ong nguyên chất có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa họng do ho gây ra.
– Nước muối loãng: Nước muối có tác dụng sát khuẩn tốt và giúp giảm cơn ho hiệu quả.
– Trà gừng, trà cam thảo: Hai loại trà này khi dùng nóng có thể giúp kháng viêm, giảm tình trạng ho.
2.2. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng ho khan cũng gây phiền toái ít nhiều tới người bệnh. Do đó, bạn vẫn nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, đặc biệt khi người bệnh là trẻ nhỏ. Nếu ho kéo dài có kèm theo các triệu chứng như thở khò khè, cảm giác có dị vật đường thở, khó thở, khó nuốt thì bạn cũng nên tới khám với bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể.
Đặc biệt, khi tình trạng ho có 2 biến chứng dưới đây, bạn nhất định phải tới các cơ sở y tế kiểm tra càng sớm càng tốt.
– Ho thành từng cơn: Khi tình trạng ho kéo dài, bệnh sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy rất mệt, nặng lồng ngực và khó thở. Đôi lúc, trong cơn ho, mặt bệnh nhân thường đỏ, nổi phồng phần tĩnh mạch cổ, chảy nước mắt do ho quá nhiều, cảm giác buồn nôn, đau đầu. Một số biểu hiện khác có thế đi kèm là tức ngực, đau lưng, đau bụng.
– Ho ra máu: Thông thường, ho ra máu là dấu hiệu nhận biết một số bệnh như ung thư phổi, viêm phổi cấp tính – mạn tính… Ngoài triệu chứng ho ho thì người bệnh còn có những biểu hiện như sụt cân, sốt nhẹ.
Ho khan là một bệnh lý đường thở phổ biến nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy, bạn nên quan tâm, lắng nghe cơ thể và không nên chủ quan trước những diễn biến của bệnh. Chúc bạn sức khỏe!