Hồ sơ quản lý chất lượng công trình gồm những nội dung gì – Đầu tư công

Hồ sơ quản lý chất lượng công trình gồm những nội dung gì?

Theo phụ lục VIb ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ:

1. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình bao gồm:

1.Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền2.Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).3.Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.4.Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.5.Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công.6.Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận, hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.7.Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).8.Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.9.Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.10.Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa; b) An toàn phòng cháy, chữa cháy; c) An toàn môi trường; d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng); e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan; g) Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt; h) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.  11.Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).12.Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.13.Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.14.Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này (nếu có).15.Các hồ sơ/ tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này (nếu có).16.Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.

Lưu ý:

– Không phải công trình nào hồ sơ quản lý chất lượng công trình cũng bao gồm tất cả nội dung trên. Ví dụ: Công trình không có di dân lòng hồ, thì không có văn bản liên quan, hay công trình có gì phải tồn tại cần sửa chữa, khắc phục…

– Không phải tất cả các nội dung trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình nêu trên là do nhà thầu xây lắp lập. Hồ sơ thuộc nội dung của bên nào thực hiện thì bên đó phải có trách nhiệm lập và cung cấp đầy đủ.

2. Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình

Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình bao gồm:

a) Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

b) Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;

c) Có giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

d) Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;

đ) Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình;

e) Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định. g) Các tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Lưu ý:

Có tập đoàn xây dựng lớn của Việt Nam làm tổng thầu, hợp đồng nào với thầu phụ cũng ghim câu: Hàng nhập khẩu CO, CQ phải công chứng. Những nhà thầu thì không mua nhiều, mua có một ít vật liệu của nhà cung cấp lẻ nên không ai người ta có bản chính để cho mượn cả. Giám sát vì chuyện đó hành nhà thầu phụ “lên bờ xuống ruộng” vì chuyện tưởng chừng không đáng đó. Các bạn đồng nghiệp cần chú ý đề điều này, để tránh dẫn tới việc đó đối với vật liệu (là việc không cần thiết) khó như đi lên trời và để Tư vấn Giám sát hành nhà thầu phụ mất ăn mất ngủ luôn. Các nhà thầu chú ý đọc dự thảo, để thỏa thuận điều này trong hợp đồng trước khi ký.

Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình là 1 nội dung chính của Hồ sơ hoàn thành công trình, rất quan trọng, vì vậy phải được chú trọng thiết lập, thu thập, lưu trữ đầy đủ, đúng đắn và chuẩn chỉ ngay từ đầu.

Phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD (viết tắt là QLCL GXD) là phần mềm tốt nhất hiện nay để lập và quản lý hồ sơ quản lý chất lượng công trình, góp phần hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình và vào sự hoàn thành công trình. Có rất nhiều người đã sử dụng tại nhiều công trình khắp cả nước, bạn nên đặt mua ngay tại https://gxd.vn hoặc liên hệ Ms Thu An 0985 099 938.

3. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên công việc được nghiệm thu;

b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);

đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

e) Phụ lục kèm theo (nếu có).

Lưu ý:

– Biên bản chỉ cần đáp ứng đầy đủ các nội dung nói trên là được. Không nên cho thêm các nội dung không cần thiết khác, đến lúc sẽ rất phiền toái khâu thanh tra, kiểm tra… Ví dụ: cho các tiêu chuẩn hay cho khối lượng vào biên bản nghiệm thu chất lượng công việc.

– Mẫu biên bản là do các bên thỏa thuận với nhau, miễn có trình bày các nội dung nói trên. Vì vậy, hãy trình bày mẫu biên bản mà có thể ứng dụng được phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD (QLCL GXD), tự động hóa được công việc, đơn giản và nhàn nhã, tiết kiệm thời gian và giảm khổ đau cho tất cả các bên.

Miễn phí: Chỉ 1 chạm với ứng dụng https://qlcl.gxd.vn cài vào màn hình điện thoại hoặc máy tính để dễ dàng truy cập mọi Nghị định, Thông tư và các tài liệu cần cho công tác Quản lý chất lượng công trình.

Rate this post

Viết một bình luận