Hòa Bình có món đặc sản gì hấp dẫn
Hòa Bình không chỉ là điểm du lịch thú vị và thu hút du khách trong nước mà còn nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thích của du khách nước ngoài trong hành trình khám phá vẻ đẹp của Việt Nam.
Hòa Bình ở đâu, bao gồm những quận huyện nào
Không chỉ được coi là thủ phủ của người Mường, vùng này còn tự hào là cái “nôi” của nền văn hóa Hòa Bình, miền đất sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng vạn năm.
Ngoài bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, mảnh đất này còn nổi tiếng bởi cảnh sắc núi rừng thiên nhiên kỳ vĩ và thơ mộng, cũng như hấp dẫn du khách bằng những món ăn và đặc sản đa dạng, phong phú.
Nếu khung cảnh yên bình, thư thái ở đây làm đắm say tâm hồn bạn thì ẩm thực nơi đây lại níu bước chân bạn.
Hòa Bình là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 76 km theo hướng quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.
Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng thời tiết đó là nóng, ẩm và có mùa đông lạnh. Khí hậu mùa hè thường cao, có mưa nhiều trong khoảng tháng 7-8. Mùa đông lạnh và khô thường khéo dài từ tháng 10-3.
Ẩm thực nơi này đa dạng luôn để lại dư vị đáng nhớ đối với du khách khi đặt chân đến mảnh đất này. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng của Hòa Bình.
Món ăn nghe tên thôi đã thấy rất đặc biệt. Để thưởng thức các món được chế biến từ ong rừng, bạn hãy lên Mai Châu vào dịp cuối hè vì tổ ong rừng không có quanh năm mà chỉ duy nhất vào mùa hè. Những tổ ong rừng to bằng chiếc rổ con được những người dân trong bản mang về vừa làm thuốc đồng thời cũng để chế biến ra những món đặc sản mà vùng đồng bằng không có được.
Thường những con ong già màu nâu được người dân mang đi ngâm rượu, còn làm món ăn thì chỉ chọn những con ong non có màu trắng béo tròn và mập mạp. Sau khi lấy hết ong ra khỏi tổ, trước hết cần đem rửa qua bằng nước lạnh, sau đó để ráo nước. Sau khi phi thơm hành mỡ thì cho ong vào đảo đều, khi ong bắt đầu ngả sang màu hơi vàng thì bắc ra trút vào đĩa. Rồi tiếp đó, người ta mới cho măng vào xào đến lúc chín thì cho ong đã rang vào đảo cùng. Có thể thấy cách chế biến món ăn này khá đơn giản, không quá cầu kỳ. Khi thưởng thức món ăn này, để hương vị thêm đậm đà và đúng vị người ta thường hay ăn kèm cùng với củ kiệu muối. Giữa núi rừng bát ngát, vị béo ngậy, được thưởng thức mềm mềm thơm phức của ong rừng lẫn với vị chua cay của măng chua và vị ngọt ngọt, hăng hăng của củ kiệu muối, thêm ly rượu ngô càng làm say đắm lòng người.
Thiên nhiên ưu ái cho nơi đây nguồn thực vật phong phú với rất nhiều loài lá rừng có thể chế biến thành những món ngon, điển hình là món rau rừng đồ. Để làm món ăn này, bạn chỉ cần chuẩn bị một số rau rừng đem đi rửa sạch rồ đồ chín là có thể thưởng thức được. Món ăn dung dị nhưng để lại trong lòng thực khách biết bao dư vị: đắng, cay, ngọt, bùi như chính cuộc sống tần tảo của con người nơi đây. Sẽ ngon hơn khi bạn kết hợp dùng cùng với bánh dày và thứ nước chấm độc đáo của dân bản xứ.
Đây là một trong những món đặc sản vùng này được lòng du khách nhất nhờ hương vị thơm ngon lạ miệng. Để chế biến món ăn này người làm phải tốn khá nhiều công sức, đầu tiên là phải sơ chế thịt trâu như đã làm với thịt lợn mán (thui vàng lớp da, cạo sạch lông) sau đó đem thịt đi bung mềm rồi mới thái miếng và cho vào hầm cùng gạo và lá lồm – một loại lá chua đặc trưng của nơi này. Cứ hầm liên tục cho đến khi gạo chín sánh lại là có thể dùng được. Thịt trâu chín mềm đượm vị chua chua của lá, béo ngậy của cơm ăn rất vừa miệng.
Cơm lam mảnh đất này mang một hương vị rất riêng, bởi món ngon này được người dân chế biến từ loại gạo thượng hạng – gạo nương dẻo thơm. Gạo sau khi ngâm sẽ được trộn với cùi dừa bào sợi để nhồi vào ống nứa, thêm chút nước dừa tươi béo ngậy sẽ làm cho món ăn thêm dậy mùi. Sau đó người ta sẽ mang ống nứa đặt lên than củi để nướng cho đến chín. Vị thơm ngon beo béo của gạo nương nước dừa quyện với mùi nứa tự nhiên tạo nên phong vị ẩm thực dân dã mà làm say lòng biết bao khách ghé chơi.
Đây được xem là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc mỗi dịp lễ Tết hay ngày hội. Xôi được làm từ gạo nếp nương thơm ngon nổi tiếng, món ăn này hấp dẫn thực khách bởi vẻ ngoài bắt mắt cùng độ dẻo thơm như hòa quyện cùng nhau.
Món ăn này được làm từ gạo có 5 màu khác nhau; đỏ, vàng, xanh lá cây, tím và trắng. Đó là một kiệt tác kiến trúc hoàn hảo tuyệt đối của nếp nhà mà bạn khó có thể bắt gặp ở những vùng đất khác. Năm màu được tạo ra từ các thành phần tự nhiên khác như sau: màu đỏ được làm từ gấc, màu xanh từ lá cây, màu vàng từ nghệ và màu tím từ lá Sấu. Trước khi vo gạo, họ ngâm gạo vào nước từ 6-8 giờ và chia hỗn hợp thành 5 phần; mỗi phần được bao phủ bởi một màu. Sau khi vo gạo, người nấu hấp 5 phần gạo vào 5 nồi khác nhau. Thức ăn được phục vụ theo hình bông hoa hoặc trong tháp nhỏ với nhiều lớp màu sắc khác nhau. Bạn có thể bắt gặp món ăn này ở mọi khu chợ ở Hà Giang. Xôi ngũ sắc là món ăn thích hợp để du khách có thể thưởng thức vào mọi bữa ăn, xôi nếp thơm, hương vị đa dạng giúp người ăn có cảm giác no lâu.
Chả cuốn lá bưởi là món đặc sản nổi tiếng không kém gì cơm Lam ở mảnh đất Hòa Bình. Thoạt nhìn, chả có phần hơi giống chả cuốn lá lốt. Tuy nhiên khi nếm thử thì bạn sẽ phát hiện ra sự khác nhau ngay. Không giống với phần nhân được làm từ thịt băm của chả lá lốt, chả cuốn lá bưởi của người Hòa Bình được làm từ những miếng thịt thái hình con chì nêm một chút nước mắm cùng hành khô rồi bọc lá bưởi và dùng kẹp tre nướng. Mỡ lợn xèo xèo trên than hồng làm dậy lên hương vị thịt thơm ngon phảng phất hương vị thiên nhiên từ lá bưởi, kẹp tre.
Thật lạ, vị đắng nào cũng đều khó nuốt nhưng măng đắng lại là món yêu thích của rất nhiều người. Chẳng vậy mà người miền núi xa quê luôn ngậm ngùi nhớ vị măng đắng, còn người thành thị đã ăn một lần lại muốn lùng mua cho kỳ được.
Trước đây dọc trên vùng cao Tây Bắc đâu đâu cũng thấy măng đắng, chỉ cần ra ngõ là đã có măng mang về. Nhưng ngày nay bà con phải vào tận rừng sâu mới tìm được. Theo kinh nghiệm của đồng bào Tây Bắc thì măng đắng đầu mùa có vị ngọt xen lẫn vị đắng nhưng hễ có tiếng sấm là măng bị đắng nhanh chóng.
Người già trong bản vẫn kể cho con cháu nghe câu chuyện về tình yêu của một chàng trai người Thái tên Khôm (tức là đắng) và cô gái tên Bók (tức Hoa), con thống lý giàu sang. Tình yêu của đôi trai tài, gái sắc bị ngăn cản. Trên đường chạy trốn họ bị chết. Từ nấm mồ của hai người mọc lên một cây vầu có vị đắng.
Măng đắng hầu như có quanh năm nhưng mọc nhiều nhất vào mùa mưa. Măng hái từ rừng, đem bỏ bẹ, thái nhỏ tùy theo ý thích, rồi cho vào nồi luộc sơ qua với chút muối để giảm vị chát đắng. Sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 1 giờ là có thể chế biến được.
Đơn giản nhất là món măng đắng luộc chấm muối ớt cũng dễ khiến bao người ăn một lần lại muốn có lần thứ hai, thứ ba. Những người “sành ăn” thích cái vị đắng, chát thì có thể để nguyên măng tươi đem nướng.
Người thành thị còn chế biến măng đắng thành nhiều món hấp dẫn như xào mẻ, luộc, hầm xương, hấp quấn thịt vịt hoặc thịt lợn hoặc nấu cá. Mỗi món một vị nhưng dù chế biến thế nào vẫn không lẫn đi đâu được vị ngọt đắng của cây măng rừng ấy.
Khi ăn vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được cái cảm giác đắng chát cứ mất dần sau mỗi lần nhai. Thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ, lại rất giòn. Ăn quen mà đến bữa không có lại cảm thấy nhạt nhẽo, chẳng khác gì người Miền Nam nhớ vị cay của ớt.
VietSense Travel hy vọng qua những gợi ý trên du khách sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm khi lựa chọn thưởng thức những món ăn tại mảnh đất này. Chúc du khách có một chuyến du lịch vui vẻ và đầy ý nghĩa!
Hà Phương