Hoa hồng là loài hoa khi nở cho bông rất đẹp và có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, việc giữ cho hoa luôn rực rỡ là điều khó khăn. Bởi hoa rất dễ bị tác động của các loại sâu bệnh hay hoa hồng bị rụng nụ sớm. Chính vì lý do đó, để khắc phục nhanh chóng khi hoa bị rụng nụ thì hãy tham khảo ngay bài viết của Rosava dưới đây bạn nhé.
1. Nguyên nhân hoa hồng bị rụng nụ
1.1 Do bọ trị gây hại
Bọ trị hoa hồng có kích thước rất nhỏ, chúng chỉ khoảng 1mm nên chúng ta khó có thể nhìn chúng bằng mắt thường. Vì vậy, khi trong lúc quan sát vườn hồng, bạn chợt phát hiện các đọt non của cây hoa hồng bị quăn queo, lá xoắn lại. Đó chính là một trong những dấu hiệu cây hoa hồng đã bị bọ trị tàn phá. Loài gây hại này sẽ làm cho ngọn hoa hồng không thể phát triển được nữa. Đối với các nụ hoa thì không nở được hoặc nở được nhưng sẽ bị biến dạng. Gây nên hình dáng bông không chuẩn hoặc hoa hồng bị rụng nụ nhanh chóng.
Tình trạng nặng hơn thì làm cho các lá non và cánh hoa bị biến dạng, lá bị xoăn, vàng và rụng. Do đó mà làm cho cây phát triển chậm hoặc yếu. Ngoài ra, đối với con bọ trị trưởng thành thì nó có thể bay xa và di chuyển theo hướng gió. Vì thế mà mức độ lây lan của bọ trị rất nhanh và trong phạm vi rộng lớn. Gây nên thiệt hại nặng nề cho vườn hồng cho dù đó là hồng nội hay hoa hồng ngoại. Hơn nữa là trong quá trình chích hút, bọ trị sẽ lây các bệnh khác từ cây bệnh sang cây khỏe, đặc biệt là bệnh virus.
Do đó, bọ trị không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của lá, của hoa hồng mà điều quan trọng là chúng làm cây hồng mất đi sức sống một cách nghiêm trọng. Khi cây hoa hồng của bạn đã bị bọ trị chích hút thì dù có diệt trừ xong sẽ vẫn để lại di chứng khá nặng.
1.2 Do cây bị thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không cân đối
Để chăm sóc tốt cây hoa hồng thì ngoài việc phòng trừ sâu bệnh theo quan sát chủ quan hay kinh nghiệm của người trồng hoa. Bạn cũng cần hiểu được “ngôn ngữ” của cây hồng. Khi nhìn vào tình trạng cây và hoa thì bạn sẽ biết được cây đang thiếu cái gì và đang thừa cái gì. Thông qua các biểu hiện trên thân cây sẽ giúp người trồng hồng bổ sung và điều chỉnh kịp thời. Tránh sự mất cân bằng chất dinh dưỡng trong cây hoa hồng.
Một mẹo hữu ích để bạn có thể xác định các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cây trồng nói chung và cây hoa hồng nói riêng. Chính là bạn hãy xem các dấu hiệu xuất hiện trên phần lá cây. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ biểu hiện qua màu sắc lá như dấu hiệu vàng lá, vàng lá gân xanh, rìa lá màu tím…xuất hiện trên lá non hay lá già?
Nếu như hoa hồng bị thiếu ni tơ thì sẽ có những biểu hiện sau trên lá: lá bị đốm vàng lấm tấm hoặc màu lá xanh nhợt nhạt. Nếu hoa hồng đang bị thiếu phốt pho thì dẫn đến lá của cây sẽ có màu xanh lục đậm sau đó chuyển thành đỏ hoặc tím từ bên trong rồi lan ra bên ngoài rìa lá. Bên cạnh đó, khi hoa hồng thiếu dưỡng chất Kali, các lá non sẽ thường có màu hung đỏ, rìa lá thường xuất hiện các mô lá chết. Vì vậy, trong quá trình chăm bón bạn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây hoa hồng của mình. Nhằm tránh tình trạng hoa hồng bị rụng nụ hoặc cây kém phát triển.
1.3 Do điều kiện thời tiết
Một trong những lý do khác khiến hoa hồng bị rụng nụ là do điều kiện thời tiết không đảm bảo. Ở nước ta, khi bước vào giai đoạn đầu tháng sáu thì sẽ xuất hiện những cơn mưa dần nặng hạt. Chính những cơn mưa đó, dù ít dù nhiều sẽ mang đến tác động đối với cây trồng, đặc biệt là những loại hoa vô cùng nhạy cảm như hoa hồng. Việc tắm mát đó sẽ cung cấp lượng nước tưới dồi dào sẽ giúp cho cây hoa phát triển tốt. Tuy nhiên, trời mưa cũng sẽ tạo điều kiện phát triển cho nhiều loại bệnh hại trên hoa hồng.
Khi thời tiết có mưa nhiều, điều đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là những bông hoa đang trổ sẽ bị bầm dập và thối. Ngoài ra, cây hồng sẽ bị ngập úng khiến bộ rễ cây suy yếu dần khi không được thoát nước tốt. Sức đề kháng của cây từ đó cũng suy giảm, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện phát triển cho nhiều mầm bệnh. Từ đó mà bạn có thể thấy, nếu bạn không có sự chuẩn bị chu đáo, hoa hồng của bạn dễ mắc phải nhiều sự đe dọa nghiêm trọng làm chết cây hoặc cây ra nụ nhưng lại sớm bị rụng, bị chết.
2. Cách khắc phục hoa hồng bị rụng nụ nhanh
Vì vậy, để hạn chế cây hoa hồng bị rụng nụ thì bạn cần để ở nơi thuận tiện. Giúp cung cấp đầy đủ ánh nắng cho cây, bởi loài hoa này rất ưa sáng. Hơn nữa trong quá trình chăm sóc, bạn tỉa bỏ những bông bị nấm đi cho cây được thông thoáng và hạn chế sự lây lan của các loài côn trùng, mầm bệnh có hại sau này.
Hiện nay tại thị trường Việt Nam có rất nhiều các loại chế phẩm trị nấm và loại bệnh gây hại cho hoa hồng rấ dễ dàng tìm kiếm. Bạn chỉ cần ra tiệm thuốc bảo vệ thực vật, sau đó bạn về pha theo tỉ lệ hướng dẫn trên vỏ và phun lên hoa hồng chậu. Nhờ đó mà hoa của bạn được phòng vệ khỏi những tác nhân gây hại, giúp cây ra hoa đều đặn và phát triển đến độ tốt nhất. Ngoài ra, khi bạn đã quyết định tạo nên cho mình một vườn hồng đẹp như mơ thì bạn cũng nên trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản về nó. Đặc biệt là các bệnh thường gặp ở hoa hồng, cách chăm sóc cây sao cho cây không bị thiếu dưỡng chất.
Trên đây là các nguyên nhân thường nguyên nhân thường gặp khiến hoa hồng bị rụng nụ. Hy vọng qua bài viết trên Rosava, bạn đã tìm được lý do vì sao cây hoa của bạn bị rụng nụ, và qua đó tìm được những cách khắc phục tình trạng nhanh chóng trên hoa hồng.