Hoa Lan – Đặc điểm, Ý Nghĩa Và Cách Trồng Chăm Sóc Hoa Lan – Báo Khuyến Nông

Trong muôn ngàn loài hoa khoe sắc, mỗi loài một vẻ và có hương thơm đặc trung khác nhau. Hoa lan được người Châu Á liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Ở Việt Nam có trên 140 loài hoa lan với hơn 1000 giống khác nhau. Hoa lan có rải rác khắp các vùng miền với những ý nghĩa sâu sắc. Để hiểu rõ hơn về hoa lan ,hôm nay chúng ta sẽ cung nhâu tìm hiều về nguồn gốc, đặc điểm,ý nghĩa, kỹ thuật tròng và chăm sóc hoa lan,… như thế nào nhé.

Tổng quan về Hoa Lan

1. Thông tin cơ bản của Hoa Lan

Thông tin cơ bản của Hoa Lan

Họ Lan (danh pháp khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới.

Đây là một loại thực vật có hoa và là một trong những họ thực vật lớn nhất trong tất cả các họ thục vật (Từ một số loài chính bằng việc lại giống trong tự nhiên và cả nhân tạo đã tạo lên nhiều loại mới, một số loài là đột biến từ các loài hiện tại)

Vườn thực vật hoàng gia Kew liệt kê 880 chi và gần 22.000 loài được chấp nhận, nhưng số lượng chính xác vẫn không rõ (có thể nhiều tới 25.000 loài)[4] do các tranh chấp phân loại học. Số lượng loài lan cao gấp 4 lần số lượng loài động vật có vú hay hơn 2 lần số lượng loài chim. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài thực vật có hoa[5]. Khoảng 800 loài lan mới được bổ sung thêm mỗi năm. Các chi lớn nhất là Bulbophyllum (khoảng 2.000 loài), Epidendrum (khoảng 1.500 loài), Dendrobium (khoảng 1.400 loài) và Pleurothallis (khoảng 1.000 loài). Họ này cũng bao gồm chi Vanilla (chi chứa loài cây vani), Orchis (chi điển hình) và nhiều loài được trồng phổ biến như Phalaenopsis hay Cattleya.

Tổng hợp những điều cần biết về hoa lan

Ngoài ra, kể từ khi du nhập các loài từ khu vực nhiệt đới vào trong thế kỷ XIX thì các nhà làm vườn châu Âu và Bắc Mỹ đã bổ sung thêm khoảng 100.000 loại cây lai ghép và giống cây trồng.

Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 m.

Đa số các loại hoa lan được bán rộng rãi trên thị trường thường không có hương thơm nhưng trong tự nhiên có rất nhiều loại hoa lan có mùi thơm đặc trưng. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ México; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng.

2. Đặc điểm của hoa lan

Đặc điểm sinh vật học cây hoa lan

1. Rễ lan

Rễ lan

– Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày.

– Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bỡi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.

2. Thân lan

– Lan có 2 loại thân: đa thân và đơn thân.

– Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao.

– Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.

– Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp.

Thân lan

3. Lá lan

  • Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.
  • Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng.
  • Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V.
  • Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau. Thường mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ.

4. Hoa lan

Hoa lan

– Hoa đối xứng qua một mặt phẳng.

– Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.

– Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây duy trì nòi giống. Trụ gồm nhị và nhuỵ. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa héo, cuống hoa hình thành quả lan.

5. Quả và hạt lan

– Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc. quả có dạng cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chin, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.

– Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bỡi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 – 18 tháng.

3. Cấu tạo của hoa lan

Cấu tạo của hoa lan

Hoa lan có cấu tạo từ 7 bộ phận là 3 lá đài, 3 cánh hoa và một trụ mang hoa.

1. Đài hoa

Cấu trúc của hoa lanTất cả các giống hoa lan đều có 3 lá đài, nó là bộ phận dài nhất của hoa lan và phần đài hoa của mỗi loài mỗi khác nhau. Chẳng hạn như Vanda, Ascocentrum thì phần đài hoa sẽ tròn, còn Cattleya thì đài của chúng khá nhọn. Bộ phận này thường đồng nhất nhưng cũng có khi chúng sẽ khác biệt và chúng ta sẽ nhận thấy rõ.

Người ta thường ít chú ý đến đài hoa vì nó không ảnh hưởng nhiều đến giá trị thẩm mỹ của cây. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhận đào hoa cũng góp phần không nhỏ để tạo nên vẻ đẹp của cây, không không có đài hoa lan sẽ trở nên rất lạ. Phần đài hoa của lan Vandacoerulea, Vanda Onomea, Vanda Thananchai… khá to, dài và tròn nhìn rất bắt mắt. Chúng có màu sắc nổi bật và rất ấn tượng. Mỗi loài hoa lan sẽ có những màu sắc đài hoa khác nhau.

2. Cánh hoa

Cấu tạo của hoa lanNhững cánh hoa lan chính là điều cuốn hút người xem nhất khi nhìn thấy chúng, mỗi bông hoa lan sẽ có cấu trúc 3 cánh cạnh bên đài hoa. Và một trong những cánh hoa sẽ biến thành môi. Cánh hoa thường rộng hơn đài hoa và nó là bộ phận quyết định chính đến hình dáng cũng như vẻ đẹp của hoa phong lan.

Một bông hoa lan đẹp sẽ được quyết định rất nhiều bởi cánh hoa, cánh đẹp hoa sẽ đẹp, cánh xấu sẽ khiến hoa xấu đi rất nhiều. Thông thường hai cánh hoa sẽ bằng nhau nhưng đôi khi chúng cũng có sự chênh lệch thay đổi.

Masdevallia hay những loài thuộc giống Bulbophyllum có phần cánh hoa được thu lại thành các cấu trúc mà mắt thường khó có thể nhận rõ được. Với một số loài phong lan cánh hoa có hình ruy băng dài khoảng 0,6m như Paphiopedium sauterianum và Phragnipedium caudatum

3. Môi hoa

Cấu trúc hoa lan có gì đặc biếtSự biến đổi về hình dáng của môi hoa rất đa dạng và trong một hoa lan nó là bộ phận quan trọng nhất. Chúng ta sẽ không thể nào tìm được hai bông boa có môi hoa giống hoặc gần giống nhau, chúng hoàn toàn khác biệt. Và bạn có biết là kết quả của việc thụ phấn thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo của môi hoa hay không.

Môi hoa được tạo thành từ cánh hoa và biến dạng thành chúng, nó được đánh giá là bộ phận đẹp nhất của hoa lan và quyết định nhiều đến giá trị thẩm mỹ của cây. Ở loài lan Cattleya, Laelia, Phaius… môi hoa có hình trụ. Hay như lan Oncidium, Odontoglossum thì môi hoa sẽ phát triển ở diện tích rộng hơn.

Nếu bạn là người yêu thích lan Cattleya thì sẽ thấy môi của chúng rất đặc biệt, nó rất đẹp, cầu kỳ và có nhiều màu sắc khác nhau.

4. Trụ hoa

Đây cũng là một bộ phận tạo nên sự khác biệt cho hoa phong lan với những loài hoa khác. Trụ hoa chứa hai bộ phận sinh dục đực và cái của hoa lan. Phần cái có chất nhầy, còn phần đực là tiểu nhụy mang phấn khối. Số lượng phấn khối thường là 2,4,6,8 và nó cũng là thành phần quyết định họ của lan.

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa lan

1. Nguồn gốc hoa lan

Nguồn gốc hoa lan

Hoa lan hay còn được gọi là hoa phong lan. Có nguồn gốc từ Brazil. Tuy nhiên loài hoa này được biết đến rộng rãi từ năm 1818. Khi ấy một chuyên gia nghiên cứu về thực vật người Anh, tên là William Cattley. Đã nhận được kiện hàng là các giống thực vật từ Brazil, với một loài cây lạ dùng để bọc bên ngoài. Ông đem đi trồng thử và khi nở hoa. Loài hoa này với vẻ đẹp của mình đã khiến cho người nhìn say đắm.

Cái tên hoa lan – Orchid (Orchidaceae family – họ Lan) xuất phát từ tiếng orchis trong ngôn ngữ Hi Lạp, có nghĩa là tinh hoàn. Phần củ tươi ngầm dưới mặt đất của chúng có hình dạng giống với tinh hoàn, ít nhất đó là những gì mà nhà thực vật học người Hi Lạp đã nghĩ vào thời điểm đó.

Với vẻ đẹp kiêu sa và mùi hương quyến rũ. Loài hoa nay đã vô cùng được yêu thích bởi giới quý tộc nước Anh. Và được gọi với cái tên là Nữ hoàng của các loài hoa.

Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển , Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông nam á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia óc một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ).

2. Ý nghĩa của hoa lan

Ý nghĩa hoa lan – Tình yêu và sự hoàn mỹ

Phong lan đã được đề cao tử thời xa xưa bởi những điều mà nó tượng trưng.

  • Tình yêu
  • Sắc đẹp
  • Sự sinh sản
  • Sự thanh khiết
  • Sự thấu hiểu
  • Sự quyến rũ

Có màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Nên hoa lan phù hợp trở thành món quà cho tất cả mọi lứa tuổi. Đặc biệt phù hợp dành tặng cho mẹ, người thần, người yêu, thầy cô. Và các sự kiên quan trọng trong cuộc sống. Nhờ sự cái sang được toát ra từ vẻ đẹp kiêu sa của mình. Mà những dịp trọng đại đến những dịp mang không khí thân mật giữa người thân.

Với ý nghĩa mang đến lời chúc tốt đẹp, tình yêu hoàn hảo và những điều may mắn cho người nhận.

Ý nghĩa hoa lan theo màu sắc

Hoa lan tím

Hoa lan tím

Đây là loài hoa được rất nhiều người yêu thích và thường được dùng làm quà tặng nhau trong các dịp quan trọng. Đối với người yêu, lan tím là gửi tới thông điệp cho một tình yêu thủy chung, son sắt. Đối với người mẹ yêu của bạn, hành động tặng hoa lan tím thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn đối với tình cảm yêu thương vô bờ bến mà người mẹ đã dành cho con cái.

Hoa lan vàng

Hoa lan vàng

Hoa lan màu vàng chính là đại diện cho sự sang trọng, quý phái, an vui, sung túc, hay sự kiên cường, mạnh mẽ, thường được sử dụng trong các buổi lễ khai trường, cưới hỏi, tốt nghiệp,… để thay những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, đồng nghiệp hay cấp trên,…

Màu vàng của hoa lan tạo cảm giác như những ánh nắng ban mai. Khiến cho người nhìn như có chút ấm áp trong long. Với vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng không kém phần rực rỡ. Hoa lan vàng mang thông điệp gửi đến người nhận sự ấm áp và quan tâm.

Nếu bạn được tặng hoa lan vàng. Thì có nghĩa người tặng đang muốn truyền cho bạn một động lực và lời khích lệ đấy.

Ngoài ra trang trí hoa lan vàng trong nhà. Cũng mang ý nghĩa mong những điều may mắn cho gia đình. Hoa lan vàng thể hiện sự vương giả và no đủ.

Hoa lan vàng là món quà thích hợp nhất. Khi muốn tặng quà khai trương, tân gia. Hay tặng quà cho đối tác làm ăn của mình.

Hoa lan trắng

Hoa lan trắng

Với màu sắc trắng tươi sáng, hoa đã mang đến sự thanh cao, tinh kiết với tấm lòng chân thành nhất của người tặng hoa muốn dành tặng đối phương.

Những đóa hoa lan trắng toát lên vẻ đẹp trong sáng, tháng thiện, ngây thơ của các cô gái trong tình yêu, minh chứng cho một tình yêu đẹp. Đối với tình mẫu tử, lan trắng nói lên sự yêu thương, tôn trọng và gửi lòng biết ơn tới đấng sinh thành.

Hoa lan hồng

Hoa lan hồng

Những bông hoa hồng có chút sắc tín thường được trang trí trong đám cưới. Với ý nghĩa như một lời chúc cho cô dâu chú rể có được cuộc hôn nhân hạnh phúc. Có được nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

Hoa lan đỏ

Hoa lan đỏ

Hoa lan màu đỏ là loại hoa tươi thể hiện một tình yêu cháy bỏng. Như chính màu sắc rực rỡ của mình vậy.

Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa thể hiện sự quyền lực. Và quyết tâm chinh phục mọi thử thách của con người.

Nếu một chàng trai tặng hoa lan đỏ cho người mình yêu. Thì có nghĩa là anh chàng đang theo đuổi và cố gắng chinh phục được tình yêu của mình.

Hoa lan xanh

Hoa lan xanh

Những bông hoa lan màu xanh khá đặc biệt. Nhờ màu sắc tươi mát và độc đáo ít loài hoa nào có được. Nên hoa lan xanh là loài hoa lan tươi được nhiều người săn đón.

Mang ý nghĩa thể hiện sự sung túc và những điều may mắn. Tặng hoa lan màu xanh cho ai đó. Có nghĩa là chúc cho người đó có được nhiều may mắn trong cuộc sống, tình yêu và công việc.

Hoa lan màu xanh cũng rất phù hợp để trang trí trong nhà. Đem lại sự thanh mát cho ngôi nhà của bạn.

Những bông hoa lan với màu sắc khác nhau. Đều mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Rất thích hợp để trang trí trong nhà. Và làm quà tặng đến người thân và những người quan trọng của bạn.

Chúng ta không thể nào bỏ qua những thông điệp mà hoa lan có thể truyền tải.

Loài hoa kỳ lạ này mang lại nét đẹp và sự duyên dáng cho bất kỳ sự kiện nào được tổ chức mà có sự góp mặt của những bông hoa được trưng bày lơ lửng trong không trung. Chúng còn tạo thêm điểm nhấn đầy đặc sắc cho những bó hoa cầm tay hoặc đơn giản là có thể được trồng trong chậu và trở thành tâm điểm trong những dịp đặc biệt. Và như vậy vẫn chưa đủ, hoa lan còn đem lại cho bầu không khí một mùi hương Vani ngọt ngào và khó quên.

Phân loại các loại hoa lan tại Việt Nam

Vì họ lan là một nhóm thực vật rất lớn nên bạn khó hình dung hết được các nhánh phân chia của chúng. Tại Việt Nam, hiện có khoảng gần 500 loại phong lan, chủ yếu sống ở một số khu vực như Đà Lạt, Tây Nguyên,…

Phân loại các loại hoa lan tại Việt Nam

1. Phân loại theo hệ thống thực vật học

Cây hoa Lan (Orchid sp.) thuộc họ Phong lan (Orchidaceae); bộ lan (Orchidales); lớp một lá mầm Monocotyledoneac.

Họ phong lan phân bố rộng từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, từ gần Bắc cực như Thụy Điển, Aleska, xuống tận các đảo cuối cùng ở cực Nam của Oxtralia. Tuy nhiên tập trung của họ lan chủ yếu ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt ở châu Mỹ và Đông Nam Á.

Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 25.000 loài lan tự nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và lai tạo. Ở Việt Nam có hàng trăm loài lan, trong đó các loài lan sau được trồng rộng rãi trên khắp đất nước.

2. Phân loại theo đặc điểm hình thái thân cây

Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân cây có thể chia lan làm hai nhóm:

Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài ra mãi. Nhóm đơn thân chia thành 2 nhóm phụ:

  • Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Gồm các giống như: Vanda, Aerides, Phalaenopsis…
  • Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, Luisia…

Nhóm đa thân: đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục. căn cứ vào cách ra hoa nhóm này chia thành 2 nhóm phụ:

  • Nhóm ra hoa phía trên: Cymbidium, Dendrobium, Oncidium…
  • Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya, Laelia, Epidendrum…

Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea…

3. Phân loại theo môi trường sống của lan

Căn cứ vào môi trường sống của lan cũng có thể chia thành 3 loại:

  • Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất
  • Phong lan: cây lan sống trong không khí.
  • Bán địa lan: cây lan có thể sống trong môi trường không khí và trong đất

Việt Nam có khoảng 900-1000 giống lan phần đông do các khoa học nước ngoài tìm ra do đó đều có tên khoa học. Cũng vì vậy nhiều cây chưa có tên Việt Nam hoặc có tên nhưng do một vài người đặt ra hoặc có tên từ trước. Những tên này không được thống nhất, không phân rõ loài và giống cho nên rất phức tạp, hơn nữa lại không được văn vẻ, thanh lịch và thích hợp với loài hoa Vương giả.

4. Các loại hoa phổ biến tại Việt Nam

1. Móng rùa

Hoa nhiều lông ở cánh và lưỡi, thơm mùi hoa nhài; thường có 2 màu hoa tím và trắng, trên lưỡi hoa có các tia đỏ chạy ra từ họng. Thân rất giống primulinum -Long tu với các bớt lõm trên thân, nhưng thường thì giống này các đốt ngắn hơn, thân to hơn; thân có phủ nhiều lớp vỏ phấn thường hay bị bong tróc lớp vỏ này,cho nên được gọi là hoàng thảo vôi.

2. Long tu lào

Không chỉ có hình dáng lạ mà những bụi long tu lào còn cho ra những chùm to hoa đẹp và thơm hương. Một khi ngắm nhìn chúng từ xa bạn sẽ bị vẻ đẹp của những cánh hoa long tu lào làm cho mê hoặc lúc nào không biết.

Trong những loại lan rừng đẹp và hiếm thì giới sành chơi lan rất thích lan long tu lào. Chúng không chỉ dễ trồng mà hoa của chúng khi nở vô cùng rực rỡ. Lan long tu lào rừng thường được tìm thấy trong những cánh rừng có độ cao từ 500 đến 1000 m ở các nước như Thái Lan, Lào và cả Việt Nam. Ở nước ta loài lan này thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Bảo Lộc, Lâm Đồng vv.

Lan long tu lào là loại cây thân thảo tròn thường cao khoảng từ 30-50cm. Thân được hình thành từ nhiều đốt ngắn bao bọc quanh thân thường có một lớp vỏ mỏng khá dễ bóc. Tại các đốt của thân thường có những nôt lõm sâu vào. Thân cây giai đoạn sinh trưởng khá mập và màu xanh thẫm. Lá của long tu lào thường dày xanh bóng với chiều dài khoảng 10cm. Điểm độc đáo của loại lan này chính là hoa của chúng. Hoa thường mọc ra từ những thân già lớn. Hoa mọc ra trên từng đốt một có màu trắng mỗi bông có 3 thùy với 3 sọc vàng khá đẹp. Một cây trưởng thành mỗi mùa hoa nở thường có từ 4-5 cành mỗi cành từ 15-20 bông hoa nở. Hoa thường nở vào mùa xuân đến đầu hè.

3. Hoàng phi hạc

Hoàng phi hạc

Hoàng phi hạc là một giống phong lan mọc ở Thailand, Burma, Laos, Việt Nam. Trên các cao độ từ 200 đến 1200 m và là một giống lan cỡ lớn. Thân dài 20-60 cm, giả hành dài, đứng đôi khi hơi cong, phần gốc nhỏ hơn phần trên, có luống rãnh màu vàng óng. Lá mềm và nhọn đầu, rụng lá vào mùa Thu. Hoa to 6-7 cm, mọc 2 chiếc một ở các đốt phía gần ngọn của các thân đã trụi lá. Hoa cánh trắng đôi khi hơi hồng (có người gọi trường hợp này là hồng phi hạc), các cánh bên và lá đài xoắn, môi trắng, môi cuội như cái phễu, họng môi màu vàng chanh. Hoa nở vào khoảng tháng 2-3, lâu tàn (khoảng 20-25 ngày) và thơm nhẹ.

Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Trồng ghép gỗ thì nên cách xa giá thể bằng cách chèn 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Trồng chậu thì nên dùng dớn cục to đặt vào chậu trước, cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vào quang treo sao cho gốc cách giá thể 2-3 cm, khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.

4. Hoàng Thảo kèn

Hoàng Thảo kèn

Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Phong lan biểu sinh trong rừng lá rộng trên thân cây ở độ cao khoảng 300-1600m, phát triển trong nhiệt độ mát đến ấm nóng, loài Kèn còn có khả năng chịu lạnh xuống đến 1,2 º C. Chúng cần ánh sáng trung bình, không ưa nắng trực tiếp.

Thân cây dài 50-80 cm mềm mại rủ xuống, hình trụ,căng tròn, nhẳn bóng, thon nhọn dần về phía đầu ngọn, đôi khi đốt thân thắt hình thoi rất nhẹ có lá hẹp, thuôn dài, dẻo dai rụng vào mùa thu, hoa mang sắc tím quyến rũ biến thiên từ nhạt đến sậm,môi loa hình chiếc kèn,vành môi trắng..

Hoàng Thảo Kèn rất sai hoa, nở nhiều hoa to 6-7 cm, mọc từng chùm 2-3 chiếc trên 1 mắt ở các đốt giữa thân đến ngọn, phát sinh từ thân cây trụi lá cũ. Cây nở hoa từ cuối mùa đông đến mùa xuân, rất thơm và lâu tàn.Kèn cần nhiều ẩm và phân bón trong lúc phát triễn thân non, chỉ để khô khi cây đã ngừng phát triển.

Kèn thuộc loại dễ trồng,nhưng điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết vùng miền. Hoàng thảo Kèn nhìn xa rất giống với Den.anosmum vì màu tím trầm na ná nhưng thực tế so sánh nhau thì hình dáng khác biệt hoàn toàn. Giả Hạc kiêu sa, Kèn quyến rũ..

Hoàng Thảo Kèn là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Ngoài tự nhiên bây giờ rất khó còn tìm thấy do bị săn lùng quá nhiều vì vẻ đẹp của chúng. Ở một số nơi trên thế giới nó còn được đưa vào diện được bảo vệ nghiêm ngặt. Nước ta may mắn là một trong những vùng đất đc tạo hóa ban cho loài này, nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời có thể lâm vào nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Người ta đã tính đến chuyện nuôi cấy mô đại trà cho loài này để giảm tải sự săn lùng chúng trên rừng.

5. Lan Trần Tuấn

Lan Trần Tuấn lần đầu tiên được thế giới biết đến và công nhận vào năm 2003 và giống hoa lan này được mang tên người đã phát hiện ra bởi chuyên gia chơi lan Trần Tuấn Anh. Lan có mùi thơm nhẹ.

6. Lan trầm tím

Lam trầm tím

Lan Trầm tím là một trong những loại hoa phong lan quý, hoa có màu tím hồng và thơm nhẹ nhàng dễ chịu như hương trầm. Hoa lan Trầm rất bền, sống khỏe, phù hợp với thời tiết của mọi miền. Nó được Veitch lai tạo từ giống cây Phi Điệp (giả hạc) và cây Song Hồng, hoàng thảo tím. Chính vì thế, lan Trầm tím được thừa hưởng rất nhiều nét đẹp của cây cha và cây mẹ. Đó là sự thừa hưởng có chọn lọc nên vẻ đẹp của lan Trầm tím nổi bật hơn hẳn so với cha mẹ cả về hình dáng, màu sắc và hương thơm của hoa. Trong đó, thân của Trầm tím không quá dài cũng không quá mập, nó hơi ngắn và có chiều hướng lên thẳng. Những bông hoa kiêu sa màu tím hồng cũng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của Trầm tím. Đặc biệt, giống cha mẹ nên Hoa của lan Trầm rất thơm, tuy nhiên nó không quá hắc mà lại rất dễ chịu, khiến lòng người mê đắm. Mùa xuân, những bông hoa tím hồng đua nhau khoe sắc, nổi bật lên giữa muôn vàn loài hoa khác.

7. Đơm cam

Đơn cam là loài lan được dân chơi lan săn lùng nhiều nhất hiện nay thường phân bố ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng) và phân bố ở Thái Lan.. Những bông hoa của Đơn cam có sáp cánh hoa và đài hoa màu đỏ cam với một môi màu cam nhạt được đánh dấu với các tĩnh mạch tối màu da cam. Lan sống phụ sinh, nhỏ, cao 10cm – 15 cm. Lá thuôn hẹp, dài 5 – 6cm, rộng 0,7 – 1cm. Cụm hoa ngắn có 2 – 3 hoa màu cam đậm hay đỏ san hô. Cánh môi thuôn đều, đầu nhọn, hoa to 4-5 cm, 1-4 hoa mọc ở các đốt. Hoa rụng vào mùa thu, thời gian ra hoa của Dendrobium unicum là từ tháng 2 đến tháng 5. Những bông hoa có hương thơm và có một mùi hương tương tự như bút chì màu sáp của trẻ em.

8. Lan giả hạc

Lan giả hạc sống bám trên các cành cây ở cao độ khoảng 1000-1300 m tại các khu rừng.Thân nó dài tới 1.20m thường buông rũ xuống. Lá mọc đối cách dài 8-12 cm, rộng từ 4-7 cm.bông to tới 10 cm mọc từ 1-3 chiếc ở các đốt đã rụng lá, nở vào dịp tết. Giả hạc có hai mầu sắc chính: tím hồng và trắng.Cũng có khá nhiều biến dạng hồng nhạt, hồng thẫm hoặc cánh trắng lưỡi tím, nhưng rất dễ nhầm lẫn với giả hạc thân ngắn chỉ chừng 30-40 cm và hoa tím sẫm hơn nhiều.

Giả hạc là bông hoa đẹp và hương thơm nồng nàn,là loại lan than thòng của rừng nhiệt đới, ra hoa khi giả hành đã rụng hết lá,ở mỗi mắt có 1-2-3 hoa. vẻ đẹp hoa còn được tăng thêm nhờ hai bớt tím than nổi bật ở môi hoa,Cho nên nó còn có tên là Lưỡng Điểm Hạc.khi hoa nở thì mùi hương lan tỏa khắp vườn, hoa nở 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn còn mùi hương

9. Lan trầm vàng

Hoa lan trầm vàng có mùi thơm nhẹ, nở vào mùa xuân, thường được bán với giá 500.000 đồng/cây.

10. Trúc phật bà

Hoa lan trúc bà có tên tiếng anh là Dendrobium Pendulum là giống hoa nở từ cuối đông đến đầu mùa xuân và có thể kéo dài tới hết mùa xuân, cánh hoa nếu bạn chăm sóc tốt rộng từ 4-7cm và thường mọc ở các khu rừng đất thấp dọc các dảy núi biên giới hiên nay. Hoa lan trúc phật bà là giống hoa lan được rất rất nhiều người yêu thích, hoa rất đẹp và có mùi hương thơm dễ chiu . hoa lan có nhiều cánh xòe rộng mang ba màu rất đẹp với các màu như, trắng vàng phơn phớt tím và dặt biệt cách trồng và cách chăm sóc đều rất đơn giản.

11. Lan ngọc điểm

Lan Ngọc điểm có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến nhất hiện nay, do mùa trổ hoa của loài này nở vào dịp Tết nên cũng được mọi người gọi với cái tên Nghinh Xuân. Một số tên khác như: Lan Đai Châu, Lan Tai Trâu, ,Lan Đại Châu, Lan Me (trước năm 1975 thường mọc trên những cây me trên một số đường ở Sài Gòn)

Lan Ngọc điểm là một loại Lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và Campuchia ở cao độ thấp nhưng ở vùng nóng Lan Ngọc Điểm xuất hiện nhiều hơn cả. Cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ, mọc thẳng từ thân. Hạt Lan Ngọc điểm nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh.

Lan Ngọc điểm có thể nói là Lan của tết cổ truyền dân tộc, mùa hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuận có thể nở sớm hơn. Đây là loại Lan có mùi thơm thoang thoảng vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ giao thừa bên bàn thờ có vài chậu mà tỏa hương tưởng nhớ người quá cố, có thể nói đây là một loại Lan quốc hồn, quốc túy của Việt Nam.
Ngọc điểm là loại Lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 30oC. Lan Ngọc điểm được bán khắp nơi tại các nhà vườn và các cửa hàng Phong Lan. Hiện nay Lan Ngọc Điểm thường được khai thác từ các vùng bên nước bạn Campuchia, Lào và ở Việt Nam như vùng Đông Nam bộ và miền cao nguyên Nam Trung Bộ, với cao độ trung bình <600m, như các vùng Nha Trang, Bình Thuận.

Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.

12. Lan long tu

Không chỉ có hình dáng lạ mà những bụi long tu lào còn cho ra những chùm to hoa đẹp và thơm hương. Một khi ngắm nhìn chúng từ xa bạn sẽ bị vẻ đẹp của những cánh hoa long tu lào làm cho mê hoặc lúc nào không biết.

Trong những loại lan rừng đẹp và hiếm thì giới sành chơi lan rất thích lan long tu lào. Chúng không chỉ dễ trồng mà hoa của chúng khi nở vô cùng rực rỡ. Lan long tu lào rừng thường được tìm thấy trong những cánh rừng có độ cao từ 500 đến 1000 m ở các nước như Thái Lan, Lào và cả Việt Nam. Ở nước ta loài lan này thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Bảo Lộc, Lâm Đồng vv.

Lan long tu lào là loại cây thân thảo tròn thường cao khoảng từ 30-50cm. Thân được hình thành từ nhiều đốt ngắn bao bọc quanh thân thường có một lớp vỏ mỏng khá dễ bóc. Tại các đốt của thân thường có những nôt lõm sâu vào. Thân cây giai đoạn sinh trưởng khá mập và màu xanh thẫm. Lá của long tu lào thường dày xanh bóng với chiều dài khoảng 10cm. Điểm độc đáo của loại lan này chính là hoa của chúng. Hoa thường mọc ra từ những thân già lớn. Hoa mọc ra trên từng đốt một có màu trắng mỗi bông có 3 thùy với 3 sọc vàng khá đẹp. Một cây trưởng thành mỗi mùa hoa nở thường có từ 4-5 cành mỗi cành từ 15-20 bông hoa nở. Hoa thường nở vào mùa xuân đến đầu hè.

13. Thủy tiên tím

Thủy Tiên Tím là cây thộc loại giả hành lớn, khác với với loại kiều thân vuông, kiều thân tròn, màu nâu hoặc xanh đen; dài từ 40-100 cm, lá mọc so le từ khoảng giữa thân đến ngọn. Hoa mọc từ gốc lá, có nhiều kiểu hoa. Thân cao chừng 30-60 cm (có khi tới 80 cm), cây không rụng lá.kiều tím không có mùa nghỉ, cây phát triển mạnh vào tháng 2 đến tháng 8 dương lịch.

14. Hạc Vỹ

Hạc vỹ thuộc dòng nobile thân thòng, rụng lá vào mùa thu. Cây ưa nắng, cần rất nhiều nước trong mùa phát triển. Có thể trồng bó trên gỗ lũa hoặc chậu đất nung nhưng ghép vào lũa sẽ đẹp hơn do dáng cây thòng ngả xuống, khi ghép nên ghép 1 mặt để dễ trưng bày.

Hạc Vỹ Lào tương tự Hạc vỹ miền nam thường có thân rất dài và rất mảnh, đường kính thân chỉ bằng 1/3 đến ½ thân giả hạc, lá cũng nhỏ và mỏng. Hoa chỉ mọc trên những đốt trụi lá, mỗi cụm hoa có từ 1 đến 3 hoa màu tím nhạt, cánh môi trắng có nhiều lông mịn, phía trong cánh môi có những đường gân ngang màu tím đậm. Trong điều kiện tự nhiên, cây rụng hết lá vào mùa thu nên ra hoa đồng loạt trên các đốt. Thân Hạc Vỹ rất dài nên khi hoa nở tập trung sẽ tạo thành một khóm hoa lớn tha thướt như đuôi hạc, có lẽ cũng vì thế chúng còn được gọi là Đại Ý Thảo mặc dù thân rất mỏng manh.

Nên để cây chịu nắng trực tiếp, sẽ cho bộ lá xanh và rất dày, Khi nuôi trồng Hạc Vỹ trong vườn ở đồng bằng, phải giảm nước, giảm ánh sáng vào mùa đông giúp cây đi vào giai đoạn khô hạn rồi rụng lá. Với khí hậu miền Nam, lá rất chậm trở vàng và rụng, vì vậy người trồng thường phải cắt hết lá đi dù biết cây chỉ ra hoa nhiều khi rụng lá tự nhiên. Khi lá rụng hết, thân khô trắng, căng tròn, sẵn sàng cho một mùa hoa…

Những trong đời sống

Nhiều loài lan ngoài việc được dùng làm cây cảnh còn là vị thuốc quý được Đông y sử dụng. trong đó, một số vị thuốc đang ngày càng trở nên quý hiếm.

1. Thiên ma:

Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thiên ma Gastrodia Elata Blume họ Lan Orchidaceae, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.

Thiên ma vị ngọt tính bình, quy kinh Can.

Thành phần chủ yếu: gastrodin, gastrodioside, vannillyl, vanillin, alkaloid, vitamin A. Gần đây chứng minh: Thiên ma tố (Gastrodin) là thành phần có hiệu lực chủ yếu và đã chế nhân tạo được.

Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền: có tác dụng tức phong chỉ kinh, bình can tiềm dương. Chủ trị các chứng: kinh phong co giật, phá thương phong (uốn ván), can dương thượng, kháng đau đầu chóng mặt.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

– Thiên ma có tác dụng an thần chống co giật.

– Thuốc có tác dụng làm giảm đau, tác dụng giảm đau của loại mọc hoang mạnh hơn loại trồng. Thuốc chích thiên ma và loại do nhân tạo cũng có tác dụng giảm đau. Thuốc còn có tác dụng kháng viêm.

– Thiên ma làm tăng cường lưu lượng máu ở tim và não, làm giảm lực cản của mạch máu, làm giãn mạch ngoại vi, có tác dụng hạ áp, làm chậm nhịp tim, nâng cao sức chịu đựng thiếu oxy của động vật thí nghiệm.

– Polysaccharide của thiên ma có hoạt tính miễn dịch.

Bài thuốc thường dùng:
Trị động kinh: Ngọc chân tán: thiên ma, phòng phong, khương hoạt, chế bạch phụ tử, chế nam tinh, bạch chỉ lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước sôi hoặc rượu.

Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt: Thiên ma hoàn: thiên ma 15g, xuyên khung 5g, chế thành hoàn, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 3 lần.

Trị đau khớp, chân tay tê dại:

– Ngưu tất 10g, thiên ma 10g, toàn yết 3g, nhũ hương 5g, tán bột mịn hồ làm hoàn hoặc sắc uống.

– Thiên ma hoàn: thiên ma, đỗ trọng, ngưu tất, tỳ giải, phụ tử, đương quy, sinh địa đều 10g, huyền sâm 12g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g. Trị đau khớp do phong hàn thấp.

Liều dùng và chú ý: liều thường dùng: 3 – 10g. Tán bột uống 1 – 1,5g/lần.

2. Thạch hộc:

Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl,), tên khác là kẹp thảo, hoàng thảo dẹt, kim thoa hoàng thảo, hoàng thảo cẳng gà, huỳnh thảo; người chơi lan gọi là lan phi điệp hay phi điệp kép. Là một cây thảo phụ sinh, mọc bám trên cành cây to hoặc ở vách đá ẩm. Thân dẹt có rãnh dọc chia nhiều đốt, phía cuống thuôn hẹp, phía ngọn dày hơn, màu vàng nhạt. Lá ngắn có bẹ. Hoa màu hồng hoặc trắng pha hồng, mọc thành chùm ngắn ở kẽ những lá đã rụng. Quả dài hình thoi. Cây thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá nên có tên thạch hộc. Ở nước ta, cây thạch hộc mọc nhiều ở miền Bắc và miền Trung.

Theo tài liệu cổ, thạch hộc vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh, vào 3 kinh phế, vị và thận.

Liều 6 – 15g, tươi dùng liều 15 – 30g, dùng thuốc thang nên cho vào trước.

Thuốc tươi thanh nhiệt sinh tân mạnh.

Không dùng trong trường hợp thấp thịnh hư hàn.

Thành phần chủ yếu: Herba Dendrobii – dendrobine, dendranine, nobilonine, dendroxine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine.

Tác dụng dược lý: có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau nhẹ. tăng tiết dịch vị, trợ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và thông tiện, nhưng liều cao thì tác dụng ngược lại làm tê liệt cơ ruột. Nồng độ thuốc thấp có tác dụng hưng phấn tá tràng cô lập của thỏ, nồng độ cao thì có tác dụng ức chế. Thạch hộc có tác dụng làm tăng đường huyết ở mức độ trung bình, lượng cao Thạch hộc có thể ức chế hô hấp, tim, hạ huyết áp.

Trường hợp sốt khát nước, mồm khô, có thể dùng thạch hộc 8 – 16g, sắc uống giải khát, nếu sốt cao kết hợp với thạch cao, tri mẫu, dùng tốt.

Trị chứng vị nhiệt (thường có lở loét mồm), kèm ăn vào dễ nôn, nôn khan (trường hợp viêm dạ dày mạn): dùng bài:

Thanh vị dưỡng âm thang: thạch hộc 12g, bắc sa sâm 16g, mạch môn, hoa phấn, bạch biển đậu, trúc nhự tươi mỗi thứ 12g, giá đậu tươi (mầm đậu sống) 16g, sắc uống.

Trị khát phương: thạch hộc 12g, thiên hoa phấn 24g, tri mẫu 16g, mạch môn 12g, bắc sa sâm 20g, sinh địa 20g, xuyên liên 4g, sắc uống.

Một số bài thuốc kinh nghiệm có thạch hộc:

Thuốc trị ho đầy hơi: thạch hộc 6g, mạch môn đông 4g, trắc bá diệp 4g, trần bì 4g; nước 300ml, sắc còn 200ml, uống trong ngày.

Thuốc trị chứng hư lao gầy mòn: thạch hộc 6g, mạch môn 4g, ngũ vị tử, đảng sâm, chích cam thảo, câu kỷ tử, ngưu tất, đỗ trọng mỗi thứ 4g; nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3. Bạch cập:

Bạch cập mọc hoang dại ở nhiều vùng cao mát ở nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang…

Cây bạch cập còn có tên là bạch căn, cam căn, liên cập thảo. Thuộc họ Lan. Vào mùa hạ, ở đầu cành nở hoa rất đẹp, màu đỏ tía. Vị đắng ngọt sáp, tính hơi hàn. Quy kinh phế, can, vị.

Có nhiều nơi trên thế giới đã nghiên cứu dùng hoa, toàn thân, rễ cây lan này làm thuốc và cũng đã có sản phẩm được bán trên thị trường.

Thành phần chủ yếu: Bletilla mannan (gồm mannose và glucose). Trong rễ tươi bạch cập có tinh bột, glucose, tinh dầu, chất nhầy, nước.

Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền: thu liễm cầm máu, tiêu sưng sinh cơ.

Chủ trị các chứng: khái huyết, thổ huyết, phế ung, chấn thương ngoại khoa gây chảy máu.

Hiện nay bạch cập được dùng chủ yếu trong phạm vi nhân dân, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, đau mắt đỏ, dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng tấy, bỏng lửa. Ngày dùng từ 4 – 12g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Bài thuốc thường dùng:

Chữa thổ huyết: bạch cập tán nhỏ, uống với nước cơm hay nước cháo. Ngày uống 10 – 15g.

Đổ máu cam: bạch cập tán nhỏ, hòa với nước, đắp lên sống mũi và uống. Ngày uống 1 – 3g.

Chữa bỏng lửa: bạch cập tán nhỏ, hòa với dầu vừng bôi lên.

Vết thương do đâm chém: bạch cập 20g, thạch cao 20g, hai vị tán nhỏ trộn đều, rắc lên vết thương rất chóng hàn miệng.

4. Lan tục đoạn:

Tên khoa học Pholidota chinensis Lindl, thuộc họ Lan-Orchidaceae.

Phong lan có thân rễ to 4 – 10mm, có thể đến 20cm, rễ dài, có lông, giả hành cách nhau, hình thoi, cao 4 – 6cm, to 1cm, mang mỗi cái một cặp lá ngắn nhưng khá rộng, dài 18cm, rộng 2,5 – 6cm. Bông hoa dài 10 – 25cm xuất hiện ở giữa các giả hành mới, ở phần trên các lông này có nhiều hoa nhỏ, 2cm; các lá đài và cánh hoa có màu vàng nâu, trong khi cánh môi lại trắng tinh, cột có nắp vàng. Ra hoa tháng 3 – 7, có quả tháng 2.

Bộ phận dùng: giả hành – Psendobulbus Pholidotae.

Nơi sống và thu hái: loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở vùng núi cao 1.200 – 1.500m từ Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phú (Tam Đảo) qua Quảng Trị, đến Kon Tum, Lâm Đồng (Đà Lạt). Cũng thường được trồng trong chậu để làm cảnh vì cây có nhiều hoa, lại có mùi thơm. Thu hái quanh năm. Dùng tươi, hoặc đồ rồi phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng: vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân.

Công dụng: được dùng trị viêm phế quản cấp và mạn tính, ho khan, viêm họng mạn tính; viêm amiđan cấp, đau răng; lao phổi với khái huyết, lao, bệnh hạch bạch huyết thể lao; loét dạ dày, tá tràng, trẻ em suy dinh dưỡng; choáng váng, đau đầu, suy nhược thần kinh. Dùng 15 – 30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị viêm xương tủy mạn tính, đòn ngã tổn thương. Giã cây tươi thêm rượu dùng đắp.

Bài thuốc thường dùng:

Suy nhược thần kinh: lan tục đoạn, dây hà thủ ô đỏ, mỗi vị 30g sắc uống.

Viêm amiđan cấp: lan tục đoạn tươi 30g, giang bán quy tươi 60g, Nhất chỉ hoàng hoa tươi 15g sắc uống.

15. Lan lô hội:

Tên khoa học – Cymbidium aloifolium(L.) Sw, thuộc họ Lan – Orchidaceae.

Mô tả: phong lan hay địa lan thành bụi dày, giả hành nhỏ, hình trái xoan, bị che khuất bởi bẹ lá. Lá nhiều mọc đứng hình dải, tròn và có 2 thùy không đều ở chóp, dai, màu lục sậm, có bẹ vàng, dài 0,3 – 1m, rộng 1,5 – 5cm. Chùm thưa, dài đến 1 – 2m; hoa rộng 5cm, phiến hoa đỏ nâu, môi thắt vào giữa, trắng có đốm hồng, thùy giữa rộng, mép nhăn. Quả nang 4,5 x 3cm. Hoa tháng 2 – 7, quả tháng 9.

Bộ phận dùng: toàn cây – Herba Cymbidii Aloifolii.

Nơi sống và thu hái: cây của Á châu ở Xri Lanca, Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Cây rất phổ biến ở vùng đồng bằng cho tới độ cao 800m từ Sơn La, Quảng Ninh, qua Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh Tây Nguyên đến Tây Ninh, Kiên Giang, Côn Đảo cũng thường được trồng làm cảnh.

Công dụng: cây được dùng để tắm cho trẻ em gầy yếu. Ở Quảng Ninh (Tiên Yên), nhân dân dùng chữa cam trẻ em. Cũng được dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt. Lá giã nhỏ, pha thêm rượu dùng đắp trong trường hợp gãy chân tay trật khớp, sưng khớp, đau gân.

Kỹ thuật trồng hoa lan

1. Kỹ thuật trồng hoa lan

Kỹ thuật trồng hoa lan

Có điều kiện khí hậu thích hợp với đặc tính của hoa lan nên hiện nay, ở nước ta nhiều loại lan quý như ngọc điểm đai trâu, ngọc điểm đuôi cáo, hoàng thảo thủy tiên… Bên cạnh phương pháp trồng lan phổ biến hiện nay là ghép, còn có cách trồng hoa lan trong chậu.

Trồng hoa lan được xem là một thú chơi tao nhã đòi hỏi sự đầu tư tỉ mỉ và niềm yêu thích thực sự của người chơi. Muốn có một giỏ lan đẹp, bên cạnh phương pháp trồng lan phổ biến nhất hiện nay là ghép, còn có cách trồng hoa lan trong chậu.

  • Thiết kế vườn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc phong lanNếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole… xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.

  • Chọn giống

Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27°C, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

  • Chuẩn bị giá thể và chậu

Có thể than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.

  • Kỹ thuật chuyển chậu

Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

2. Kỹ thuật nhân giống hoa lan

Kỹ thuật nhân giống hoa lan

– Giao phấn:

Giao phấn trong tự nhiên là một hiện tượng thông thường gần như bắt buộc với với đa phần các loại lan. Chính vì điều này mà hoa lan có sự phong phú về chủng loại như thế. Giao phấn thường tạo ra những giống mới, qua chọn lọc, những cây con có đặc tính hơn hẳn cây bố mẹ.

Chiết tách cây con:

Khi chậu lan quá đầy thì người ra dùng phương pháp này để tách cành làm tăng số lượng cây mới. Khi tách, chỉ tách những giả hành già khi hoa tàn và có tuổi từ 2 – 3 năm.

Chiết tách cây con

Sau khi tách, giả hành được ươm lại trên giá thể ẩm để tạo chồi con. Các chồi con này được nuôi cùng với giả hành cho đến khi mọc rễ mới, đủ sức phát triển ổn định mới tiến hành tách lần 2.

Với một giả hành già như thế có thể cho 1 – 2 cây con/ đợt.

Khi áp dụng phương pháp chiết tách này, tuy nó sẽ đảm bảo được tính di truyền của cây bố mẹ song thế hệ cây con lại sinh trưởng không đồng đều. Trong trường hợp cần phục vụ cho nuôi trồng quy mô lớn là rất khó.

 Cách chăm sóc hoa lan

– Ánh sáng:

Hoa lan ưa bóng râm, ở nơi mát mẻ thì cây sẽ giữ được độ xanh tươi, hoa luôn tươi tắn và duy trì sự sống lâu hơn. Tránh đặt hay treo chậu lan ở những nơi có ánh sáng trực tiếp và gay gắt, như vậy lá cây sẽ bị cháy và cây cũng không sống lâu được.

Lưu ý là không nên thay đổi vị trí của chậu lan thường xuyên, như vậy thì hoa sẽ không thể thích nghi kịp thời với hướng sáng và độ ẩm, làm cho hoa nhanh bị rụng hơn.

Đối với cách trồng hoa lan trong chậu, không nên thay đổi vị trí của chậu quá nhiều lần.

Các loại lan khác nhau thì nhu cầu về độ chiếu sáng cũng sẽ khác nhau, ví dụ như lan hồ điệp có thể chịu được ít nắng (30%), lan Cattleya chịu tốt hơn một chút (50%), lan Dendrobium và Vanda lá hẹp chịu được mức ánh sáng khá tốt (70%), còn lan Vanda lá dài và bò cạp thì lại chịu được lượng ánh sáng rất tốt (100%).

Nhiệt độ:

Hoa lan không phải là loài ưa nóng những cũng không hề ưa lạnh. Hãy luôn đảm bảo về nhiệt độ cho cây, nếu người trồng cảm thấy thoải mái ở mức nhiệt độ nào thì hoa lan cũng sẽ cảm thấy thoải mái. Nhất là độ ẩm cũng cần được giữ đủ.

– Tưới nước:

Trong quá trình sinh trưởng của hoa lan rất cần nước, nhưng không nên tưới nhiều, mỗi tuần chỉ cần tưới 1 – 2 lần với lượng nước vừa phải là được. Kết hợp sử dụng những loại giá thể có khả năng giữ ẩm tốt như rêu, xơ dừa phủ quanh gốc cây.

– Cắt tỉa:

Khi lan ra hoa, không nên để cành hoa trên cây quá lâu vì cây sẽ mất lượng lớn dinh dưỡng để nuôi hoa. Tốt nhất, khi thấy hoa ở ngọn đã tàn và cành chỉ còn lác đác vài bông thì nên cắt bỏ đi để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

– Phân bón:

Thời kì chăm bón, phục hồi sức sống cho chậu lan bắt đầu từ khi cắt bỏ cành hoa. Tưới phân hóa học NPK 20 – 20 – 20, kết hợp các loại phân hữu cơ khác như phân cá, bánh dầu,….

Khoảng 3 – 4 tháng sau đó, cây đã tươi tốt và khỏe mạnh trở lại thì tiến hành xử lý cho cây tiếp tục ra hoa. Có thể áp dụng phân bón NPK tỉ lệ 6 – 30 – 30 hoặc 10 – 52 – 17 cho đến khi chậu lan nở hoa. Khi xuất hiện cành hoa mới thì lại trở về chế độ phân NPK 20 – 20 – 20 hoặc xen kẽ chế độ 10 – 30 – 30.

– Phòng bệnh

Muốn cành lan luôn xanh tốt, bên cạnh một chế độ chăm sóc đặc biệt thì cần phải chú ý xịt thuốc phòng bệnh cho lan. Đối với bệnh do nấm thì có thể dùng thuốc Benomeyl, Captan, Aliette….

Bệnh do vi khuẩn thì xịt các loại thuốc Kasimin, Physan 20, Nacossan…Trường hợp bệnh do nhện đổ thì dùng Kelthane; do côn trùng hay rệp thì dùng Supracide, Mipcin… Hay nên dùng thuốc Methaldehyde cho lan khi có ốc sên gây hại.

Định kỳ xịt thuốc cho cây 7 – 10 ngày/ lần vào mùa mưa và 15 – 20 ngày/ lần vào mùa nắng để hạn chế tối đa nguy cơ cây bị bệnh.

Kết

Ý nghĩa hoa lan là biểu tượng của sự tình yêu, sắc đẹp, giàu sang. Cánh hoa lan được quan niệm là sự thu nhỏ của những người Phụ nữ hoàn hảo. Là biểu tượng của giàu có, hoàn hảo, sắc đẹp,… với những ý nghĩa tiềm ẩn ấy, hoa lan là một trong những loài hoa rất được yêu thích. Bởi vậy, mà hoa lan luôn được yêu thích khắp mọi nơi.

Rate this post

Viết một bình luận