Hoa nhài – Công Dụng Và Những Bài Thuốc Từ Dân Gian Chữa Bệnh Hay
Hoa nhài có công dụng giảm căng thẳng, hạ sốt, giảm đau nhức xương khớp, thanh nhiệt. Bởi vậy, chúng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y và là một thức trà thơm ngon được nhiều người yêu thích. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng hoa nhài tại bài viết dưới đây.
Tìm hiểu hoa nhài là hoa gì? Những thông tin cơ bản
Hoa nhài là loài hoa quen thuộc, mang hương thơm và vẻ đẹp tinh khiết. Chúng mọc nhiều ở các tỉnh thành trên nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết là loại dược liệu này.
Dưới đây là một số thông tin về hoa nhài ta:
- Tên dược liệu: Hoa nhài
- Tên gọi khác: Mạt lị, nhài đơn, lài, mạt lợi…
- Tên gọi theo khoa học: Jasminum sambac (L.)
- Thuộc họ: Oleaceae (Nhài)
Nhiều người thắc mắc về hai tên gọi hoa nhài và hoa lài. Thực chất đây đều là tên một loại hoa, tùy theo từng vùng sẽ có cách gọi khác nhau.
Tìm hiểu ý nghĩa của hoa nhài
Hoa nhài thơm và hoa nhài đẹp là những gì người ta thường nghĩ tới khi nhắc tới loài hoa này. Không chỉ đơn thuần là một loại hoa, hoa nhài ý nghĩa rất lớn, có nhiều lớp tượng trưng. Hoa có nhiều màu sắc, phổ biến nhất là trắng tinh khôi, mỏng manh và hương thơm đặc trưng. Ý nghĩa của hoa nhài trắng biểu hiện cho sắc đẹp và tình yêu đôi lứa.
Khác với hoa nhài trắng, hoa vàng là sự tượng trưng cho sự duyên dáng, thanh cao và tao nhã của phụ nữ. Ý nghĩa hoa nhài Tây Ban Nha tượng trưng cho sự nhạy cảm.
Đặc điểm thực vật của dược liệu
Nhài cũng phân thành nhiều loại: hoa nhài thái, hoa nhài rừng, hoa nhài cảnh, hoa nhài ta….Hoa nhài tươi mang những đặc điểm nổi bật như sau:
- Là loại thực vật thân nhỏ, thuộc dạng cây bụi, dây leo, có nhiều cành xòe ra.
- Lá có hình trái xoan nhọn, có chiều dài từ 3 đến 7cm, chiều rộng khoảng 20mm đến 35mm. Lá có hai mặt bóng, khe các gân phụ ở mặt dưới của lá và có lông trong khe.
- Quả hình cầu, đường kính chỉ dài khoảng 0.6cm, có màu đen.
- Hoa thường mọc ở đầu cành và mọc thành cụm. Mỗi cành có khoảng 3 bông, có những cành đặc biệt chỉ có 1 bông hoặc có thể lên tới 5 bông. Cánh hoa có hai loại là loại đơn cánh và loại nhiều lớp, mùi thơm nồng. Vậy, hoa nhài màu gì và hoa nhài có mấy loại? Hoa nhài có nhiều màu như nhài trắng, nhài vàng, nhài hồng…
Tìm hiểu cây hoa nhài có ưa nắng không? Phân bổ như thế nào
Theo những tài liệu được ghi chép lại, hoa nhài có nguồn gốc từ Ấn Độ, chúng phân bổ ở nhiều quốc gia trên thế giới và được sử dụng làm cảnh, làm trà và làm thuốc. Tại Việt Nam, cây nhài xuất hiện ở nhiều tỉnh thành.
Vậy, hoa nhài nên trồng ở đâu, hoa nhài có dễ trồng không và hoa nhài có ưa nắng không? Đây là thực vật có thể trồng trên nhiều loại đất và chúng ưa ánh sáng. Vì vậy nên cần trồng cây tại những nơi thoáng, rộng, không bị che bởi bóng cây.
Thu hái và bào chế
Theo kinh nghiệm dân gian, rễ cây, lá và hoa đều có thể sử dụng để làm thuốc. Có thể thu hoạch rễ quanh năm, tuy nhiên mùa thu đông là mùa rễ có nhiều dưỡng chất nhất nên người dùng thường thu hái rễ vào mùa này trong năm. Sau khi thu hoạch, rễ phải được sơ chế sạch sẽ, đem thái nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô.
Hoa nhài thường được thu hoạch vào mùa hè, khi hoa mới nở. Người bệnh có thể dùng tươi dược liệu hoặc dùng hoa nhài khô. Lá cây có thể được thu hái quanh năm và dùng tươi hoặc sao vàng, phơi khô.
Sau khi bào chế, dược liệu phải được bảo quản trong túi bóng kín, đặt tại những nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt, mối mọt sẽ làm ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu. Hiện nay, người bệnh chủ yếu dùng hoa nhài sấy khô, có thể được lâu mà không hề mất đi dược tính.
Tìm hiểu hoa nhài có tác dụng gì và chữa bệnh gì?
Hoa nhài được ứng dụng trong nhiều bài thuốc của y học cổ truyền. Không chỉ vậy, tác dụng của dược liệu cũng đã được kiểm chứng trong những nghiên cứu của khoa học hiện đại.
Tác dụng trong Đông y
Theo những ghi chép trong y học cổ truyền, lá, rễ và hoa dược liệu có vị cay, ngọt và tính mát. Vì vậy, chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, trấn thống. Rễ cây có hiệu quả an thần và gây tê. Cây hoa nhài chủ trị các bệnh:
- Sử dụng hoa lài chữa sởi mọc không đều, sở do sốt ở trẻ, viêm màng khóe mắt, mắt có màng mộng và được dùng để rửa mặt.
- Rễ có tác dụng điều kinh, viêm mũi, viêm giác mạc, mất ngủ và đòn ngã bị thương.
- Lá và hoa trị đau bụng, mụn nhọt có độc, tiêu chảy, ngoại cảm phát sốt.
Tác dụng trong y học hiện đại
Đã có không ít nghiên cứu trong y học hiện đại chứng minh được công dụng của dược liệu hoa lài. Trong hoa có chứa chất béo thơm với hàm lượng là 0.08%. Chất béo này có dồi dào dưỡng chất: parafin, ester formic acetic-benzoic-linalyl, este anthranilate methyl, indole… Với thành phần đó, sử dụng hoa lài có tác dụng:
- Sử dụng dược liệu có hiệu quả trong việc điều hòa quá trình sản sinh insulin, từ đó ổn định nồng độ đường huyết và ngăn ngừa bệnh lý tiểu đường.
- EGCG có trong hoa lài có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chống viêm và giảm cân.
- Hoạt chất Catechin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám. Hoạt chất này cũng được sử dụng để sát trùng và loại bỏ mùi hôi miệng.
- Caffeine có trong hoa lài kích thích hệ thần kinh ức chế adenosine, đồng thời giải phóng serotonin và dopamine, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường chức năng hoạt động của não bộ.
- Các chất chống oxy hóa có trong hoa lài có khả năng trung hòa gốc tự do.
Hoa nhài có thơm không? Mùi hương dễ chịu từ hoa đem lại cảm giác thỏa mái, thư giãn cho người bệnh.
Các bài thuốc đông y từ hoa nhài
Không hề ngẫu nhiên khi nhiều người áp dụng các bài thuốc từ hoa nhài để điều trị bệnh lý. Các bài thuốc từ đông y nói chung và từ hoa lài nói riêng điều trị bệnh từ căn gốc và rất lành tính. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến, được nhiều người bệnh áp dụng:
Hoa nhài uống có tác dụng gì – Chữa ỉa chảy và ngoại cảm phát sốt
- Chuẩn bị nguyên liệu: 6gr hoa lài, 10gr chè xanh, 3gr thảo quả.
- Cách thực hiện: Sơ chế và làm sạch tất cả các dược liệu rồi sắc với 700ml nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn 300ml nước thì tắt bếp.
Sử dụng thuốc trong ngày và dùng cho tới khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Hoa nhài có tác dụng gì cho da – Chữa rôm sảy
- Nguyên liệu chuẩn bị: Lá nhài tươi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Vò nát lá và hòa cùng với nước tắm. Có thể kết hợp cùng lá ngải cứu để tăng hiệu quả sử dụng.
Tắm với nước lá hàng ngày, kiên trì áp dụng cho tới khi tình trạng rôm sảy biến mất.
Hoa nhài khô có tác dụng gì – Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr hoa lài, 16gr cam thảo đất, 10gr vỏ quả lưu
- Cách thực hiện: Sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị và sắc cùng 700ml nước. Đun nhỏ lửa và khi nước cạn còn 400ml thì tắt bếp.
Sử dụng thuốc trong ngày, chia thành 2 đến 3 lần uống và thực hiện đều đặn trong 4 ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm.
Hoa nhài dùng để làm gì – Chữa đau nhức đầu gối
- Nguyên liệu chuẩn bị: 50gr hoa lài và 200gr móng giò lợn.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch móng giò, chặt thành từng khúc vừa phải rồi ướp gia vị. Làm sạch hoa lài và để ráo nước. Hầm móng giò với khoảng 3 – 4 bát nước trong 30 – 45 phút, nêm nếm gia vị và cho nhài vào, đun khoảng 5 đến 10 phút thì tắt bếp.
Sử dụng món ăn móng giò hầm nhài khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn. Mỗi tuần ăn 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hoa nhài có ăn được không – Điều trị đầy bụng, tiêu chảy
- Nguyên liệu chuẩn bị: 3gr thảo quả, 10gr chè xanh, 6gr hoa lài, 3gr vỏ dộp ổi.
- Cách thực hiện: Làm sạch tất cả các dược liệu trước khi sử dụng rồi đem sắc cùng 600ml nước. Khi nước chỉ còn 200ml thì tắt bếp và sử dụng.
Sử dụng thuốc sau khi ăn, chia thành 3 lần uống và dùng liên tục trong 3 ngày để thấy được hiệu quả của dược liệu.
Điều trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu chuẩn bị: Rễ hoa lài.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ rễ cây rồi nghiền với nước. Lọc bỏ phần bã và chỉ sử dụng nước.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr hoa lài, 20gr kim ngân, 20gr bồ công anh, 10gr cam thảo.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ rồi đem sắc thuốc, đun cùng 500ml nước, đun khoảng 20 phút, cho tới khi các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
Sử dụng thuốc trong ngày và chia ra thành 2 hoặc 3 lần uống. Liên tục uống mỗi ngày 1 thang cho tới khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu chuẩn bị: Hoa lài và tâm sen.
- Cách thực hiện: Tâm sen và hoa nhài pha trà, hãm trong khoảng 10 phút để dưỡng chất ngấm ra trà thì có thể sử dụng.
Có thể dùng trà thay nước uống hàng ngày và sử dụng 7 – 10 ngày để thấy kết quả rõ rệt.
Hoa nhài ướp trà – tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Nguyên liệu chuẩn bị: Hoa lài khô và mật ong.
- Cách thực hiện: Hãm dược liệu cùng 300ml nước trong 5 phút rồi thêm mật ong tươi, nguấy đều và sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu
Dù là dược liệu rất tốt cho sức khỏe nhưng người dùng cần phải lưu ý những vấn để sau khi khi sử dụng các bài thuốc từ hoa lài:
- Dược liệu có chứa caffein, có thể làm tăng huyết áp và gây mất ngủ, cần phải phối hợp với các dược liệu khác để tránh tình trạng trên.
- Phụ nữ mang thai không dùng hoa lài, có thể gây co thắt sớm, sảy thai hoặc sinh non.
- Catechin có thể làm chậm quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm, người bệnh không nên dùng dược liệu trong thời gian dài, có nguy cơ gây thiếu máu.
- Chỉ sử dụng dược liệu khi có chỉ định của bác sĩ và dùng theo đúng liệu trình được yêu cầu.
Trên đây là những thông tin về hoa nhài – dược liệu quen thuộc xuất hiện trong những bài thuốc Đông y. Để dược liệu phát huy được hết công dụng, người dùng cần ghi nhớ những lưu ý khi sử dụng, tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Cập nhật lần cuối 1:09 Sáng , 27/06/2022