Hoa Quỳnh – “Nữ hoàng bóng đêm”: Nở 1 lần rồi tàn, như vẻ đẹp thủy chung gửi người tình

Hoa quỳnh được mệnh danh là  “nữ hoàng bóng đêm”, bởi nó chỉ nở vào ban đêm và tỏa mùi hương thơm ngào ngạt, quyến rũ lạ thường. Không những thế hoa quỳnh còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thủy chung, chỉ nở duy nhất một lần rồi tàn, như tình yêu đầu tiên nguyên thủy và dâng hiến cho người tình.

Loài hoa chỉ nở ban đêm dành cho những tâm hồn thanh tao biết chờ đợi

Nếu các nhà khoa học lý giải vì sao quỳnh chỉ nở ban đêm bằng “nhịp sinh học” thì dân gian lại có cách lý giải của riêng mình. Theo người xưa kể lại thì vào thời nhà Tùy (khoảng năm 605) ở Dương Châu, Trung Quốc có một hôn quân vô đạo. Một đêm nọ, vua nằm mơ thấy một cây hoa nở hoa rất đẹp. Cũng vào thời điểm đó, trước cửa ngôi chùa cổ kính Dương Ly tại thành Lạc Dương có một luồng sáng rực lên như lửa cháy tỏa ra hương thơm lạ kỳ.

Ngay sau đó, dân chúng bàng hoàng khi thấy gần giếng nước trong sân chùa mọc lên một bông hoa lạ với 18 cánh lớn ở phía trên và 24 cánh nhỏ phía dưới có mùi hương ngào ngạt nên dân chúng đặt tên cho loài hoa này là hoa quỳnh.

 
Hoa quỳnh nở rất nhiều và tỏa hương thơm ngào ngạt
Hoa quỳnh nở rất nhiều và tỏa hương thơm ngào ngạt

Điềm báo mộng linh ứng với tin đồn, nên vua quyết định đụng tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn loài hoa lạ kia. Đi theo tháp tùng nhà vua là bá quan văn võ trong triều đình, do đó để tiện cho việc di chuyển, vua ban lệnh đào một kênh nhân tạo để đến Dương Châu. Việc này khiến cho dân chúng phải lao động vất vả để phục vụ cho sở thích của vị hôn quân.

Chuyến tuần du của Hoàng đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình làm cho ngân khố cạn kiệt, đất nước ngày càng nghèo đói, loạn lạc khắp nơi làm nhà Tùy sụp đổ, dựng nên nhà Đường. Trong đám quan quân hộ giá năm đó, có cha con Lý Uyên.

Thời gian 90 ngày, đoàn xa giá đến Dương Châu, thuyền vừa cập bến, Lý Thế Dân, con của Lý Uyên cùng bằng hữu rủ nhau lén lút xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau không thể chan chân để ngắm hoa. Cánh hoa trắng nõn, nhụy hoa điểm vàng, hương thơm ngọt ngào khó cưỡng, lung linh dưới ánh trăng. Nhưng đáng tiếc, khi Lý Thế Dân vừa xem xong thì trời đổ mưa làm cánh hoa rụng hết.

Ngày hôm sau, Hoàng đế đến xem thì hoa chỉ còn những cánh úa tàn và tan tác. Nhà vua tức giận ra lệnh nhổ bỏ và vứt cây hoa đi. Từ đó hoa quỳnh không nở ban ngày nữa. Nó chỉ nở vào ban đêm và dành cho những tâm hồn thanh tao biết chờ đợi, có lòng ái mộ và thực sự trân quý vẻ đẹp tinh khôi của hoa mới thưởng thức vẻ đẹp của nó.

>>> Xem thêm: Những mùa hoa đẹp say lòng người ở các quốc gia Châu Á

Ý nghĩa biểu tượng của loài hoa quỳnh

Người phương Tây coi hoa quỳnh là loài hoa của “vẻ đẹp phù du”, nó sớm nở chóng tàn, một thoáng tỏa sắc rồi vội tan biến. Còn người Á Đông lại gọi hoa quỳnh là “vẻ đẹp thủy chung”, nó chỉ nở một lần giống như tình yêu đầu tiên nguyên sơ và dâng hiến cho người mình yêu.

Vì một kiếp chóng tàn như vậy nên hoa quỳnh được ví như một cuộc tình tuy mong manh nhưng đẹp đẽ và thanh tao. Loài hoa này cũng được so sánh với kiếp hồng nhan bạc phận, đẹp nhưng mau tàn phai.

 
Thưởng hoa quỳnh đẹp nhất là khi trăng lên
Thưởng hoa quỳnh đẹp nhất là khi trăng lên

Chính vì thể thưởng thức quỳnh, là cả một thú vui tao nhã chứ không chỉ giới hạn trong cái nhìn thoáng qua hạn hẹp, vội vã. Phải có một ấm trà ngon, có một người bạn tâm giao, có sự chờ đợi, tình yêu với hoa mới có thể gọi là thưởng thức quỳnh, như cách Nguyễn Du từng viết trong “Truyện Kiều”:

“Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao

Khi chén rượu, lúc cuộc cờ

Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”

Video: Hoa nở bạt ngàn ở thung lũng chết

Loài hoa này có nguồn gốc từ đâu?

Cây quỳnh (Epiphyllum) nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp, trong đó chữ “Epi” là “trên”, còn chữ “phyllum” là “lá”. Epiphyllum nghĩa là “trên lá” : hoa, trái, hạt, cành của cây đều bắt đầu từ lá. Có rất nhiều loại quỳnh: quỳnh trắng – loại phổ biến nhất ở Việt Nam, quỳnh đỏ, quỳnh hybrids – lai tạo với cây xương rồi, nhật quỳnh – lai tạo với thanh long và nở hoa ban ngày…

>>> Xem thêm: Cận cảnh loài hoa lạ đắt đỏ khiến người Việt mê tít

 
Giống hoa quỳnh đỏ đã lai nên nở được vào ban ngày
Giống hoa quỳnh đỏ đã lai nên nở được vào ban ngày

 
Hoa nhật quỳnh nở ban ngày. Ảnh: Đoàn Duy Hạnh
Hoa nhật quỳnh nở ban ngày. Ảnh: Đoàn Duy Hạnh

 
Ảnh: Nguyễn Đượm
Ảnh: Nguyễn Đượm

Trong quyển “Epiphyllum” của tác giả người Đức Marga Leue ghi lại được lần đầu tiên hoa quỳnh xuất hiện là do thủy thủ châu Âu phát hiện cách đây 250 tại Nam Mỹ. Khoảng một thế kỷ sau hoa quỳnh được biết đến nhiều tại Anh, rồi lan sang Pháp, Đức và toàn châu Âu.

>>> Xem thêm: 6 cánh đồng hoa đẹp nhất Việt Nam

Bốn mùa luân chuyển, hoa có thể trổ bất cứ nơi nào, thời điểm nào, từ lúc tinh mơ của buổi bình minh tới buổi chạng vạng rực lửa phương Tây, nhưng hoa quỳnh lại chọn cho mình thời điểm khi màn đêm đã phủ kín dương gian, khi vẻ đẹp bị ẩn lấp dưới bóng tối.

Nó chọn cách sống như vậy phải chăng để đi tìm tri âm, chỉ những người biết chờ đợi, những người yêu hoa thực sự mới đợi đến đêm, mới chấp nhận ngắm hoa khi không còn ánh sáng. Hoa quỳnh đẹp đẽ, thanh tao, thuần khiết, mong manh, như mối tình đẹp, như thân phận mong manh của người phụ nữ trong cõi tồn sinh.

Cùng cập nhật thêm nhiều thông tin mới tại YAN nhé!

Rate this post

Viết một bình luận