Hoa rum còn được gọi là cây chân bê vì bông hoa trông phảng phất như móng của một chú bê con. Hoa tượng trưng cho cảm nhận sâu sắc về tình yêu. Với vẻ đẹp độc đáo ưa nhìn nên được dùng phổ biến trong các bó hoa, bình hoa cắm để bàn và đặc biệt là hoa cưới. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loài hoa này nhé!
Tìm hiểu chung về hoa rum
– Tên thường gọi: Hoa rum
– Tên gọi khác: Hoa thủy vu, Hoa Calla, Hoa vân môn
– Tên tiếng anh: Arum, Arum Lily, Calla, Calla palustris, Calla Lily, Trumpet
– Họ Ráy: Araceae
– Chi Vân môn: Zantedeschia
– Nguồn gốc: Xuất xứ từ Nam phi
Calla lily vàng
– Nguồn gốc tên gọi: Đây là loài hoa thanh nhã, được đặt theo tên của một hoàng hậu, vợ của Vua James Đệ Nhất. Theo truyền thuyết, bạn bè đã thách thức Hoàng hậu tạo ra được một loại hoa mới, và bà đã làm được.
Đặc điểm hình thái cây hoa rum
- Hoa Calla là loài cây thân thảo có thân rễ sống lâu năm, mọc cạnh các đầm lầy và ao hồ.
- Có chiều cao khoảng 1m, là cây ưa nắng mọc thành bụi.
- Lá tròn hoặc hình tim, dài 6–12 cm trên cuống lá dài 10–20 cm, bản rộng 4–12 cm.
- Các hoa bao gồm mo chứa bông màu trắng. Dài 4–6 cm, và cụm hoa màu vàng ánh lục, dài 3–4 cm.
- Hoa thường nở rộ vào tháng 5 – 6. Có màu trắng tinh khiết phổ biến hoặc một số màu như đỏ, hồng, vàng, tím, cam. Hoa rum có chiều dài từ 10 – 15cm.
Điều kiện sinh trưởng và cách trồng hoa rum
Loài hoa này không đòi hỏi nhiều sự chăm sóc và cũng không quá nhạy cảm với các loại đất khác nhau. Chúng có thể sinh trưởng ở bất cứ loại đất nào, chỉ cần có không khí ẩm xung quanh.
Công dụng và một số lưu ý
- Hoa rum được trồng trong chậu làm cảnh hoặc cắm lọ trưng bày phòng khách, phòng làm việc… rất trang nhã.
- Với hoa rum trắng, có màu trắng tinh khiết và ý nghĩa đẹp. Nên đặc biệt được ưa chuộng trong trang trí đám cưới và làm hoa cưới cầm tay cho cô dâu.
Hoa đẹp thuần khiết, nhưng lá và củ lại chứa chất độc nguy hiểm. Nên khi ngắt hoa cần hết sức cẩn thận. Lá và củ có chứa nhiều chất độc đường ruột calcium oxalate. Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc. Triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.
Xem thêm