Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ và lấy ví dụ minh họa

Định nghĩa hoán dụ là gì, các kiểu hoán dụ phổ biến, phân biệt hoán dụ và ẩn dụ, lấy ví dụ minh họa, giải bài tập SGK Ngữ văn 6.

Hoán dụ là gì? Các em học sinh lớp 6 trong chương trình Ngữ văn mới được tiếp cận với các biện pháp tu từ thường đặt ra câu hỏi này. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các em khái niệm về hoán dụ cũng như giới thiệu các hình thức hoán dụ phổ biến. Đồng thời lấy ví dụ tương ứng với từng kiểu hoán dụ để các em có thể hình dung một cách cụ thể nhất.

Hoán dụ là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, hoán dụ là việc dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi sự vật, hiện tượng khác dựa trên những nét tương đồng gần gũi giữa chúng. Từ đó giúp cho cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Hoán dụ là gì

Các bước phân tích biện pháp hoán dụ:

Bước 1: Nêu tên của biện pháp hoán dụ được sử dụng, hình thức hoán dụ

Bước 2: Chỉ rõ các từ ngữ và hình ảnh hoán dụ được sử dụng

Bước 3: Nêu hiệu quả của phép hoán dụ trong câu văn/câu thơ đó

Có những hình thức hoán dụ nào?

Có 4 hình thức hoán dụ phổ biến nhất đó là:

  • Lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể
  • Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng
  • Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật để chỉ các sự vật
  • Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng, vô hình

Các ví dụ minh họa về phép hoán dụ

Ví dụ: Kiên là một chân sút tài giỏi trong đội bóng.

Hình ảnh hoán dụ “chân sút” dùng để chỉ cầu thủ bóng đá. Đây là kiểu hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể

Ví dụ: Tuấn là lớp trưởng được cả lớp yêu quý.

Hình ảnh hoán dụ “cả lớp” dùng để chỉ toàn bộ các thành viên trong tập thể lớp đó. Đây là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng.

Ví dụ: Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh

Hình ảnh hoán dụ “người đầu bạc” chỉ người cao tuổi, còn “kẻ đầu xanh” chỉ những người đã trẻ tuổi. Đây là kiểu hoán dụ lấy đặc điểm của sự vật để chỉ sự vật.

Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Hình ảnh hoán dụ “một cây” nói tới sự đơn lẻ, còn “ba cây” là sự đoàn kết của nhiều người. Đây là kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Điểm chung

  • Đều là biện pháp tu từ gọi tên của sự vật này bằng tên của sự vật khác
  • Đều giúp cho cách biểu đạt trở nên gợi hình, gợi cảm hơn

Điểm khác nhau

Hoán dụ dựa trên quan hệ tương cận, gần gũi giữa hai sự vật hiện tượng

Ví dụ về phép hoán dụ: “Áo chàm đưa buổi phân ly”

Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” dùng để chỉ những con người Việt Bắc. Bởi người dân nơi đây thường mặc áo chàm.

Ẩn dụ dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật hiện tượng. Hai sự vật, hiện tượng được dùng trong phép ẩn dụ không liên quan trực tiếp đến nhau.

Ví dụ về phép ẩn dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” được dùng để nói về Bác Hồ. Giúp nhấn mạnh sự to lớn, vĩ đại và ấm áp của Bác.

Giải bài tập Hoán dụ Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6

Câu 1: Chỉ ra phép hoán dụ và nêu mối quan hệ giữa các sự vật

  • Vật chứa đựng: làng xóm ta

Vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm đó

Mối quan hệ: giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

  • “mười năm”, trăm năm” là các con số cụ thể

Trên thực tế không rõ khoảng thời gian, trừu tượng

Mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng

  • “áo chàm”: loại áo đặc trưng cho những người dân Việt Bắc

Mối quan hệ: lấy đặc điểm của sự vật để gọi sự vật

  • Vật chứa đựng: “trái đất”

Vật bị chứa đựng: nhân loại

Mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

Câu 2: Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ

Đã được đề cập đến ở trên. Mời các em xem lại mục “Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ là gì”.

Bài viết trên đã giúp các em hiểu được hoán dụ là gì và những kiến thức hữu ích khác xoay quanh biện pháp tu từ hoán dụ. Trong quá trình phân tích các em hãy chú ý để không nhầm lẫn giữa hai phép ẩn dụ và hoán dụ nhé.

  • Xem thêm: So sánh là gì? Các kiểu so sánh, lấy ví dụ về phép so sánh

Thuật Ngữ –

Rate this post

Viết một bình luận