Mỹ thuật: Chương trình đào tạo các kỹ năng lý thuyết và thực hành, sử dụng máy tính trong thiết kế mỹ thuật liên quan đến:– Đồ họa (xử lý hình ảnh, thiết kế quảng cáo, chế bản điện tử);– Xử lý hậu kỳ âm thanh, video;– Hoạt hình (2 chiều và 3 chiều);– Xây dựng trò chơi (game) trên máy tính;– Thiết kế Web.
Bạn đang xem: Arena multimedia là trường gì
Đa phương tiện (Multimedia): Bộ môn tích hợp nhiều phương tiện truyền tải thông tin khác nhau được xử lý riêng biệt hoặc tích hợp lại, bao gồm:– Văn bản (Text);– Đồ họa (Graphics);– Hoạt hình (Animation);– Video;– Âm thanh (Sound).
Mỹ thuật Đa phương tiện được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực giải trí?
Mỹ thuật Đa phương tiện được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực giải trí?
Khi ngành công nghiệp giải trí đi vào thế giới kỹ thuật số, điều đó đã tạo ra cơ hội việc làm rộng rãi hơn trong lĩnh vực ứng dụng Mỹ thuật Đa phương tiện. Phần lớn các sản phẩm kỹ thuật số (nội dung số: ảnh, video, phim, âm thanh, hoạt hình, ứng dụng web tương tác, clip ca nhạc,…) trước khi được đưa lên các kênh truyền thông đều được các chuyên gia thực hiện và sáng tạo bằng những thiết bị và phần mềm chuyên dụng.
Mỹ thuật Đa phương tiện có ích gì trong việc Thiết kế Sản phẩm hay không?
Mỹ thuật Đa phương tiện có ích gì trong việc Thiết kế Sản phẩm hay không?
Học Mỹ thuật Đa phương tiện ngoài việc giúp bạn nâng cao thẩm mỹ, còn đào tạo các bạn về việc nghiên cứu thương hiệu, qua đó để thương hiệu tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Ngoài những ấn phẩm quảng cáo truyền thông thì việc thiết kế bao bì, tem nhãn, và sản phẩm cũng là công việc ứng dụng của ngành Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện.
Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện là gì?
Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện là gì?
Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện là một ngành đào tạo liên quan đến công nghệ và nghệ thuật, diễn tả một dạng đào tạo cơ bản về sử dụng phần mềm máy tính để thiết kế các sản phẩm, thiết kế quảng cáo, thiết kế website, sản xuất các nội dung số (games, phim, video, clip ca nhạc, CD học tập).
Giáo dục giải trí là gì?
Giáo dục giải trí là gì?
Giáo dục giải trí là một cuộc cách mạng về khái niệm mới trong học hành, nó là sự kết hợp giữa giáo dục và giải trí (Edutainment = Education + Entertainment).
Hoạt hình là gì?
Hoạt hình là gì?
Hoạt hình là một từ có nguồn gốc từ một từ La-tinh “anima” có nghĩa là”linh hồn”, truyền sức sống vào các nhân vật, và nó đã trở nên ngày càng phổ biến trên tất cả các kênh giải trí và Truyền thông Đa phương tiện.
Hỏi: Nghề Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện – Multimedia Design có phải là nghề mang tính nhất thời không? Tất cả các nghề như ngân hàng, kế toán, luật sư,… đều có giai đoạn bão hòa nhân lực. Vậy thời điểm bão hòa nhân lực trong ngành Multimedia?
Hỏi: Nghề Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện – Multimedia Design có phải là nghề mang tính nhất thời không? Tất cả các nghề như ngân hàng, kế toán, luật sư,… đều có giai đoạn bão hòa nhân lực. Vậy thời điểm bão hòa nhân lực trong ngành Multimedia?
Đáp: Có 3 lý do để tin rằng nghề Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện sẽ còn có nhu cầu cao trong 10 năm tới:
– Với tham vọng của 2 gã khổng lồ Facebook và Google nhằm phủ sóng Internet đến tất cả các ngóc ngách của thế giới, việc tiếp cận của người dùng với các sản phẩm của Mỹ thuật Đa phương tiện trở nên dễ dàng và thương xuyên hơn như: Quảng cáo, Games; Ứng dụng tiện ích trên thiết bị di động trong cuộc sống như thương mại điện tử, đi lại, du lịch, giải trí; Các sản phẩm giải trí kỹ thuật số như Phim, Âm nhạc, Hoạt hình.
– Sự phổ biến của các thiết bị cầm tay (mobile devices) và giờ đây là các thiết bị đeo tay (wearables), sự tích hợp của các thiết bị với nhau như Internet TV cũng làm cho việc sở hữu thiết bị truy cập đầu cuối trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hầu hết các sinh viên hay người nông dân đã có thể sử dụng điện thoại thông minh màn hình lớn, kết nối 3G hay Wifi với chi phí chỉ khoảng 2-3 triệu VNĐ và chi phí kết nối khoảng 100.000 VNĐ/ tháng.
– Thế giới thương mại, kinh doanh và giải trí được thúc đẩy bởi “môi trường số” nhờ 2 lý do trên. Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (TPP, ASEAN, WTO) cũng buộc các doanh nghiệp có định hướng thị trường rõ nét hơn, mạnh mẽ hơn và đầu tư nhiều hơn, chất lượng hơn cho truyền thông và quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Các sáng tạo mới nhất có sức ảnh hưởng toàn cầu đều xuất phát từ lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông đa phương tiện, làm cho cuộc sống quanh ta bị chi phối một cách sâu rộng và theo chiều hướng tích cực.
Những lý do trên đây mang đến một nhu cầu khổng lồ về thiết kế các giao diện phục vụ mục đích Thương mại, Quảng cáo và Sản xuất các nội dung giải trí kỹ thuật số. Và đó chính là mảnh đất màu mỡ cho các Chuyên gia Thiết kế các sản phẩm của Mỹ thuật Đa phương tiện. Tuy nhiên mức độ đào thải của nghề cũng rất nhanh, khi công nghệ liên tục thay đổi, các thách thức nghề nghiệp liên tục thay đổi. Và Arena Multimedia Toàn cầu cũng đã chuẩn bị đón nhận các thách thức này cho 10 năm tiếp theo.
Các giảng viên của Arena Multimedia là những chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp truyền thông, quảng cáo, giải trí và lĩnh vực nghệ thuật, có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng sư phạm và kinh nghiệm làm việc thực tế.
Các giảng viên được tuyển dụng khắt khe theo quy trình của Arena Multimedia Toàn cầu, phải vượt qua các bài kiểm tra chuyên môn mới được cấp phép giảng dạy. Học viên Arena tìm thấy trong các giảng viên hình ảnh người thầy, người đồng nghiệp đi trước, hàng ngày truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng nghề nghiệp. Một trong những động lực lớn nhất mà giảng viên có được tại Arena là họ được tiếp cận được một “bể” các nhân sự tương lai cùng ngành với mình có chất lượng, tiềm năng, nhiệt huyết và họ có thể chia sẻ các giá trị nghề nghiệp, niềm đam mê. Nhiều giảng viên đã có quan hệ nghề nghiệp với học viên ngay trong khoá học.
Bằng tốt nghiệp cho học viên (Advanced Diploma in Multimedia) do Arena toàn cầu tại Ấn Độ cấp. Hệ bằng cấp này không tương thích với hệ thống bằng của Bộ GDĐT của Việt Nam, do đó không giúp cho học viên về mặt giấy tờ để ứng tuyển vào các cơ quan đòi hỏi bằng cấp theo hệ thống công chức nhà nước.
Nhưng điều quan trọng hơn là Arena Multimedia có được sự thừa nhận từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự Thiết kế chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp đã gửi thẳng yêu cầu tuyển dụng đến Phòng hỗ trợ việc làm (Placement Service).
Thực tế, nhiều học viên của Arena đã khẳng định được năng lực và vị thế tại VTV hay một số các đơn vị media, báo chí của nhà nước. Arena Multimedia đã vinh dự được một số phòng ban của VTV gửi nhân viên đến đào tạo bổ sung kỹ năng nghề nghiệp.
Về phương pháp đào tạo
Mục tiêu của mô hình đào tạo Arena không phải là đào tạo các chuyên gia lý thuyết mà là các chuyên gia thực hành, được trang bị đầy đủ các kỹ năng để có thể làm việc được ngay. Ngoài các kỹ năng sử dụng phần mềm học viên Arena còn được trang bị hệ thống lý thuyết và phương pháp luận xuyên suốt, các nguyên tắc thiết kế, được rèn luyện tư duy và phẩm chất nghề nghiệp nhờ đó học viên hiểu được thực chất những gì diễn ra phía sau các công cụ phần mềm và biết cách xây dựng các sản phẩm Mỹ thuật Đa phương tiện có chất lượng cao một cách sáng tạo và có phương pháp.
Cuối mỗi kỳ, sinh viên sẽ trưởng thành rất nhiều qua các dự án thực tế. Những dự án này đòi hỏi học viên phải huy động tất cả các kiến thức và kỹ năng tổng hợp đã được trang bị và rèn luyện trong kỳ. Việc làm Project cuối mỗi học kỳ và liên tục được tham gia các hoạt động cọ xát chuyên môn ngoài chương trình học chính khóa giúp học viên rèn luyện kỹ năng nhanh nhất.
Ngay từ kì học đầu tiên, các bạn học viên của Arena Multimedia đã được học và làm một bộ nhận diện thương hiệu với bộ sản phẩm văn phòng, bộ sản phẩm quảng cáo, bộ sản phẩm quà tặng cho một nhãn hàng, dịch vụ, công ty, tổ chức.
Xem thêm: As You Know Là Gì Khi Bị ‘Tắc Ý’ Trong Tiếng Anh, (You) Know What I Mean
Học mà chơi, chơi mà học!
Ngoài ra, Arena liên tục tổ chức các buổi workshop, nói chuyện chuyên đề bởi các chuyên gia hàng đầu đang làm việc trong lĩnh vực Multimedia. Các buổi sinh hoạt nhóm (CLB nhiếp ảnh, CLB thiết kế, CLB film, CLB 3D & Animation,…) và các cuộc thi sáng tạo tạo ra môi trường sinh hoạt “nghề” sôi động, giúp học viên cọ xát thực tế và nắm bắt nhanh các kỹ năng làm việc. Việc được thường xuyên tiếp xúc với các chuyên gia đang hoạt động trong nghề giúp học viên cập nhật được những tiêu chí nghề nghiệp và có cái nhìn thực tiễn nhất về công việc.
Một số hội thảo được Arena Multimedia tổ chức như: Hội thảo 3D Animation hình dáng của tương lai, Nghề nghiệp Freelance Now, Tôi làm phim,… Những buổi hội thảo này đều cung cấp cho học viên những kiến thức rất bổ ích, có lợi cho ngành nghề đang theo học.
Những trường ĐH hàng đầu trên thế giới như ĐH Harvard (Mỹ) cũng không có những cam kết như vậy, nên có thể coi những “cam kết 100%” là cam kết tuyệt vọng. Tại Arena Multimedia, thông qua bộ phận Hỗ trợ việc làm, chúng tôi triển khai một loạt các hoạt động để hỗ trợ học viên và doanh nghiệp tuyển dụng tìm được nhau, giới thiệu việc làm miễn phí cho sinh viên trong quy trình đào tạo khép kín của mình.
Trong quá trình học: Sinh viên được thực tập tại các công ty, tham gia các buổi nói chuyện về công nghệ và cơ hội việc làm, tham gia vào các dự án thực tế.
Trước khi tốt nghiệp: Bộ phận Giới thiệu việc làm sẽ hướng dẫn lập hồ sơ, lập tổ chức các khóa học bổ sung về kỹ năng mềm (soft skills), kỹ năng phỏng vấn, lập CD và brochure giới thiệu bản thân, và căn cứ trên nguyện vọng của sinh viên để tiến hành chọn lựa, giới thiệu những công việc phù hợp nhất.
Học viên Arena muốn được hỗ trợ việc làm gửi yêu cầu cho bộ phận Hỗ trợ việc làm vào , tiêu đề mail ghi rõ: Hỗ trợ việc làm – Họ và tên.
Hoặc cập nhật các thông tin tuyển dụng tại: https://www.facebook.com/groups/job.Arena.multimedia/
Chương trình đào tạo của Arena được xây dựng theo mô hình kim tự tháp Ai Cập.
Học kỳ 1 (Thiết kế Đồ hoạ) làm nền tảng cho học kỳ 2 (Thiết kế Web & Ứng dụng Kỹ thuật số). Học kỳ 3 (Làm phim kỹ thuật số và Thiết kế Game) và học kỳ 4 (Hoạt hình 3D) lại được xây dựng tiếp trên các nền móng kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm của 2 kỳ đầu. Cấu trúc chương trình rất khoa học, tiết kiệm được thời gian và tài chính cho người học.
Khi bắt đầu triển khai chương trình đào tạo của Arena toàn cầu tại Việt Nam, các giảng viên và học viên chịu một áp lực rất lớn do chương trình được thiết kế quá ngắn so với các chương trình đào tạo của các trường ĐH tại đây. Nhưng sau một thời gian nghiêm túc triển khai với nỗ lực và quyết tâm, dần dần thẩm thấu các phương pháp đào tạo tiên tiến của Arena toàn cầu (Ấn Độ), hiện nay các sản phẩm cuối kỳ của Arena Multimedia tại Việt Nam có chất lượng cao và khá đồng đều, ổn định, được các công ty tuyển dụng thừa nhận rộng rãi. Nhiều công ty đã đến tham gia buổi bảo vệ đồ án cuối kỳ và tuyển thẳng học viên Arena trong buổi bảo vệ này. Chương trình cũng cho phép người học kết thúc chương trình học một cách linh hoạt sau 2 học kỳ hoặc trọn vẹn 4 học kỳ.
Thực tế thì sau khi nắm được đầy đủ các công cụ, các học viên Arena thường có những rẽ nhánh nghề nghiệp rất đa dạng. Có những bạn tập trung vào thiết kế đồ hoạ, thiết kế web; một số chuyên sâu vào làm phim hay kỹ xảo cho TVC; số khác là các chuyên gia làm games hoặc hoạt hình 3D,…
Arena Multimedia không phân biệt đối tượng học. Các khóa học tại ARENA thường dành cho 3 nhóm đối tượng sau:
– Học sinh tốt nghiệp lớp 12, muốn học nghề, mong muốn xây dựng sự nghiệp của mình trong lĩnh vực Mỹ thuật Đa phương tiện nói riêng, Công nghệ Thông tin nói chung. Nhóm này chiếm khoảng 40% số học viên hiện tại.
– Sinh viên các trường đại học, muốn nâng cao năng lực, bổ trợ kỹ năng làm việc thực tế hoặc “bẻ lái” từ các ngành học khác sau khi phát hiện mình không phù hợp hoặc không tìm thấy sự đam mê khi học các ngành đó. Nhóm này chiếm 40% tiếp theo.
– Nhân viên Thiết kế ở các công ty, nhân viên đang làm trong các lĩnh vực Truyền thông, Marketing, hay các công việc văn phòng, các nhà quản lý và các chuyên gia muốn cập nhật và nâng cao kiến thức/ kỹ năng về công nghệ mới.
Kỳ thi THPT quốc gia không có các môn liên quan đến đánh giá năng khiếu (thẩm mỹ, hội hoạ) và sự sáng tạo của thí sinh nên Arena Multimedia không lấy đó làm cơ sở xét tuyển.
Arena Multimedia chấp nhận phương án xét tuyển đối với các thí sinh đã có portfolio cá nhân. Đó là tập hợp các tác phẩm nhiếp ảnh, vẽ, thiết kế, video clip mà các em đã tích tụ được đến trước thời điểm nhập học. Với các thí sinh đạt giải thưởng về nghệ thuật, Arena Multimedia có chính sách tuyển thẳng và cấp học bổng.
Chương trình ưu tú của Arena hiện nay đã vươn ra ngoài phạm vi châu Á. Hiện tại Arena có mặt ở 20 quốc gia trên toàn cầu với hơn 300 trung tâm đào tạo. Arena Multimedia là một nhánh đào tạo quan trọng của tập đoàn đào tạo Công nghệ Thông tin Aptech Ấn Độ, đất nước được đánh giá là phát triển mạnh nhất châu Á về Công nghệ Thông tin.
Từ khi ra đời, Arena có được sự ủng hộ rộng lớn. Đáp ứng nhu cầu công nghệ trong lĩnh vực mỹ thuật, giải trí, Arena trở thành đơn vị tiên phong trong đào tạo Multimedia. Sau hơn 10 năm, Arena nổi tiếng toàn châu Á về việc chuyên đào tạo các chuyên gia cho lĩnh vực Multimedia. Chính vì vậy Arena Multimedia đã được chọn để hợp tác chuyển giao chương trình đào tạo cho sinh viên Việt Nam.
Học viên tốt nghiệp Arena có thể chọn lựa ngành từ nhiều lĩnh vực bao gồm: Dựng hình 3D, Người vẽ Phim hoạt hình, Chuyên gia sáng tạo VFX, Nhà Thiết kế nhân vật và Thiết kế Games và hầu hết là trong lĩnh vực hấp dẫn như Phim ảnh, Video âm nhạc, Quảng cáo, Thiết kế games.Ngoài ra, tại Arena Multimedia với Bộ phận hỗ trợ việc làm học viên (Arena Placement Service) không ngừng khẳng định là chỗ dựa vững chắc cho học viên “ra cửa gặp việc” trong từng năm, thông qua việc kết hợp hài hòa giữa “Cải thiện nguồn nhân lực chất lượng” và “Kết nối nguồn việc làm uy tín”.
– Nghề nghiệp trong lĩnh vực đồ họa nội dung số: Graphic Designer (Nhà thiết kế), Illustrator (Họa sĩ Minh họa), Photo Editor (Chuyên gia xử lý ảnh), Layout 3D Animators (Chuyên gia hiệu ứng 3D), Sketch Artists (Họa sĩ phác thảo).
– Lĩnh vực phim ảnh: Storyboard Artists (Nghệ sĩ kịch bản phân cảnh), Film Editor (Biên tập phim), Record Artists (Thu âm), Sound Technicians (Chuyên gia âm thanh), Special FxSupervisors (Chuyên gia kỹ xảo hình ảnh).
– Lĩnh vực thiết kế Web và Games: Web Page Designer (Nhà thiết kế web), Game Developer (Phát triển games).