Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc Bộ Nội vụ. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, theo định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ, nền công vụ của đất nước và hội nhập quốc tế.
Vậy Học Đại học nội vụ sau ra trường làm gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Giới thiệu chung về trường Đại học Nội vụ
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước. Qua 45 năm hình thành và phát triển, trải qua bao nhiêu lần đổi tên, thay đổi chức năng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và tiếp tục phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo trước đây và mở thêm một số môn đào tạo mới.
Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ. Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước
Năm 1977 là năm mở ra giai đoạn mới của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ – giai đoạn vừa đào tạo cán bộ trung học Văn thư Lưu trữ ở miền Bắc (từ Quảng Bình trở ra) vừa đào tạo cán bộ ở Phân hiệu miền Nam.
Ngày 30/4/1992, trường Phân hiệu phía Nam được nâng cấp thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ II. Cho đến ngày 11/5/1994, theo Quyết định số 50/TCCB – VP của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được chuyển về Hà Nội để giảm bớt những khó khăn cho Nhà trường.
Ngày 25/4/1996, Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ chính thức được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I theo Quyết định số 72/TCCB – TC. Và đến 1/10/2003 trường được đổi tên thêm một lần nữa thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ Trung ương I.
Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I.
Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số 2275/QĐ – BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008.
Trải qua thời gian thông qua các gấy tờ, thủ tục thì vào ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đại học Nội vụ có những ngành nào
– Quản trị nhân lực
– Quản trị văn phòng
– Luật
– Quản lý nhà nước
– Chính trị học
– Lưu trữ học
– Ngôn ngữ Anh
– Quản lý văn hóa
– Văn hóa học
– Thông tin – thư viện
– Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
– Hệ thống thông tin
Đại học Nội vụ học mấy năm
– Thời gian tối đa hoàn thành khóa học bao gồm thời gian thiết kế của khóa học và thời gian được phép tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập.
– Thời gian của khóa học
+ Thời gian của khóa học đại học (chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao) là 4 năm, của khóa học cao đẳng là 3 năm. Thời gian được phép tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập là 4 học kỳ chính;
+ Thời gian của khóa học đào tạo liên thông bậc Đại học là 4 học kỳ, đào tạo liên thông bậc Cao đẳng là 3 học kỳ. Thời gian được phép tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập là 2 học kỳ chính;
– Năm đào tạo
Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào số tín chỉ tích lũy (không kể các học phần tự chọn tự do, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh), sinh viên được xếp năm đào tạo như sau:
+ Năm thứ nhất Bậc Đại học Dưới 30 tín chỉ, Bậc Cao đẳng Dưới 30 tín chỉ
+ Năm thứ hai Bậc Đại học Từ 30 đến 65 tín chỉ, Bậc Cao đẳng Từ 30 đến dưới 60 tín chỉ
+ Năm thứ ba Bậc Đại học Từ 66 đến 100 tín chỉ, Bậc Cao đẳng Từ 60 đến dưới 90 tín chỉ
+ Năm thứ tư Bậc Đại học Từ 101 đến 130 tín chỉ
Đại học Nội vụ sau ra trường làm gì
Trường Đại học Nội vụ mở rộng quy mô đào tạo rất nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho các bạn trẻ. Theo đó cơ hội việc làm dành cho các bạn sau khi ra trường cũng vô cùng lớn.
Trường luôn đảm bảo chất lượng đầu ra tốt nhất với đội ngũ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp, hầu hết đều từ bậc thạc sĩ trở lên. Bên cạnh đó trường không ngừng nâng cấp tranh thiết bị dạy và học… để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập của sinh viên. Từ đó nâng cao được chất lượng học tập.
Thêm vào đó, trường Đại học Nội vụ luôn có các chính sách liên kết, phát triển các mối quan hệ với các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia học tập, trao đổi, bồi dưỡng thêm kiến thức, trình độ mở mang tầm nhìn và định hướng tương lai sau khi ra trường. Chính vì vậy mà sau khi ra trường nhiều bạn sẽ có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng như nước ngoài.
Sau khi ra trường các bạn có thể làm trong những lĩnh vực sau đây:
– Lĩnh vực văn hóa du lịch
– Lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý văn hóa
– Lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị văn phòng
– Lĩnh vực văn hóa truyền thông
– Làm việc trong ngành luật
– Làm việc trong ngành quản lý thông tin thư viện
– Trở thành các cán bộ quản lý về tài chính công, lĩnh vực chính trị
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Học Đại học nội vụ sau ra trường làm gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc khác, vui lòng phản hồi trực tiếp để được hỗ trợ nhanh chóng.