Học giỏi để làm gì? Đã bao giờ bạn nghĩ đến vấn đề này chưa? 12 năm học bắt buộc, 4 năm học đại học, bạn vẫn luôn cố gắng để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Trở thành học sinh giỏi toàn diện 12 năm liền, 4 năm liên tiếp đạt học bổng. Trở thành “con nhà người ta trong truyền thuyết” và rồi bạn làm được gì và nhận được những gì? Sau tất cả thì việc học giỏi để làm gì? Học giỏi mang lại cho bạn những gì? Đây có lẽ là một câu hỏi đáng suy ngẫm dành cho cả bạn, những người học sinh và cả những bậc phụ huynh đang có con trong độ tuổi đi học. Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện “Học giỏi để làm gì” qua bài viết dưới đây nhé!
1. Câu chuyện Học giỏi để làm gì?
Nếu như trong thương trường, câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ gây xôn xao dư luận và trở thành câu hỏi viral khắp mạng xã hội. Câu hỏi này được đưa ra trong bối cảnh khi vụ ly hôn nghìn tỷ giữa vợ chồng ông Vũ đang nhận được nhiều sự chú ý, ai đúng ai sai chưa thực sự rõ ràng. Thế nhưng, “tiền nhiều để làm gì?” khiến nhiều người suy ngẫm và trở thành một câu hỏi mẫu mực trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Và trong đó chính là giáo dục, một câu hỏi tương tự cũng được đặt ra, đó là “Học giỏi để làm gì?”
Học giỏi để làm gì?
Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng là học sinh, đều trải qua cái thời cắp sách tới trường và có những sự ganh đua nhau trong học tập để được khen thưởng, để được tuyên dương và được bạn bè ngưỡng mộ. Hồi bé, học giỏi chỉ đơn thuần là để được bố mẹ thưởng cho cái này cái kia, lớn hơn một chút thì học giỏi là “nghĩa vụ” bởi chả còn phần thưởng nào được đưa ra nữa.
Thế nhưng, học giỏi để làm gì? Nếu như câu hỏi này được đưa ra thì có lẽ sẽ rất nhiều bậc phụ huynh trả lời rằng:
“Học giỏi để có thể vào trường chuyên, lớp chọn. Vào trường chuyên, lớp chọn có thể đỗ đại học. Đỗ đại học có thể có được một việc làm tốt. Một việc làm tốt thì sẽ không thất nghiệp, như vậy sẽ có tiền. Có tiền rồi sẽ giàu, không phải lo nghĩ gì nhiều.”
Đó là lý do phổ biến nhất cũng là lối suy nghĩ quen thuộc của rất nhiều phụ huynh hiện nay. Giả sử, tất cả mọi điều trên đều đúng, thế nhưng, đến chỗ để không thất nghiệp thì lại có rất nhiều trường hợp được đặt ra. Tức là thực tế thì để không thất nghiệp thì sẽ có nhiều khả năng là phải “chạy” mà nếu đã “chạy” thì bạn không cần phải giỏi cũng vẫn có thể làm được. Hơn hết, những người giỏi thường sẽ không bao giờ làm điều này.
Câu chuyện về học giỏi
Nói đến vấn đề này nhằm mục đích gì? Rất đơn giản, đó chính là việc chúng ta đang trải qua một vòng luẩn quẩn, mặc dù biết nó sẽ có thể rẽ hướng khác nhau thế nhưng vẫn đi theo cái lối mòn quen thuộc ấy và lại trải qua cái vòng tròn đó.
2. Đi tìm lời giải đáp cho “học giỏi để làm gì?”
Thực tế thì học giỏi không phải là điều xấu, học giỏi cũng sẽ có những lợi thế nhất định sau này.
Như ở trên đã nói, học giỏi sẽ giúp bạn mở ra một tương lai tươi sáng hơn, như các cụ đã dạy, chỉ có học tập mới là cơ hội tốt nhất để có thể cải thiện được số mệnh cũng như cuộc đời mình. Hay học tập chính là cách “đổi đời” mà hầu như ai cũng có thể vận dụng.
Ở đây, chúng ta nói đến việc học giỏi một cách thực sự và có tài năng thực sự. Việc học giỏi sẽ giúp bạn có cho mình nhiều tri thức ở các lĩnh vực khác nhau. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng thực hiện công việc một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho những cơ hội thăng tiến và phát triển sẽ được mở ra, tạo một nền tảng cho những bước tiến lớn sau này. Đây được xem là một điều đảm bảo cho tương lai sau này với một cuộc sống ổn định hơn.
Đi tìm câu trả lời
Thực tế thì việc học giỏi để đến chặng đường sự nghiệp sẽ giúp bạn giảm tải được những bước không cần thiết. Ví dụ như nếu như những người khác phải “chạy” thì người giỏi thực sự sẽ không cần phải làm điều này. Tức là bạn đi lên bằng chính thực lực của mình.
Học giỏi không chỉ để đảm bảo cuộc sống sau này, mà học giỏi còn giúp bạn có thể thực hiện được ước mơ của chính mình. Bạn giỏi, bạn biết mình muốn gì và cần phải làm gì để thực hiện điều đó. Chính vì vậy, con đường đi tới ước mơ của bạn sẽ gần hơn với một lộ trình cụ thể, rõ ràng.
Bên cạnh đó, học giỏi sẽ giúp bạn mở ra cơ hội để tiếp cận được với khoa học công nghệ, những thành tựu nổi bật cũng như cơ hội tiếp xúc với những nền văn minh, những phát minh mới của thời đại, góp phần tạo nên sự phát triển cho xã hội. Cùng với đó chính là cơ hội làm giàu thêm tri thức của bản thân, giúp mình giỏi hơn, có kiến thức đa dạng hơn và phong phú hơn.
Học giỏi còn là cơ sở cho thấy sự nhận thức và trình độ của bạn cao hơn so với mọi người. Vì vậy, bạn là người có thể phân biệt được những điều gì là tốt, điều gì là xấu, điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Nhận thức, suy nghĩ sẽ ảnh hưởng tới hành vi và hành động của bạn trong cuộc sống. Vì thế người có nhận thức, có trình độ cao sẽ hiểu được những giá trị nhân văn, giá trị thuần phong mỹ tục cũng như các giá trị đạo đức của ông cha ta để lại. Và từ đó, bạn xây dựng được cho mình những chuẩn mực trong ứng xử để trở thành một người đáng tin cậy, có trách nhiệm và biết lễ nghĩa.
Sẽ có nhiều đáp án khác nhau
Cộng với đó, học giỏi còn giúp bạn trở thành một người có tiếng nói hơn, bản lĩnh hơn. Khi bạn giỏi, bạn nhận được nhiều sự tin tưởng và ngưỡng mộ hơn từ những điều xung quanh. Từ đó, tiếng nói của bạn cũng trở nên có giá trị và trọng lượng hơn. Đây là điều mà ta có thể dễ dàng để nhận ra. Bởi thực tế thì chẳng ai sẽ nghe lời của một người không biết tí kiến thức gì liên quan cả.
Không chỉ vậy, học giỏi không chỉ là yếu tố đảm bảo cho chính cuộc sống của bạn mà học giỏi còn là điều ở chính bản thân bạn nhưng lại khiến cho bố mẹ, gia đình của bạn tự hào. Việc bạn học giỏi được xem như một niềm hãnh diện, đáng tự hào mà bố mẹ bạn có được. Điều này giống như trước kia nhà có người thi đỗ Trạng Nguyên thì sẽ được cả làng chào đón và chúc mừng vậy. Mặc dù giờ không như thế, nhưng đây sẽ là điều mà bố mẹ bạn có thể đi đâu cũng khoe về con mình với sự vui mừng và hạnh phúc luôn hiện diện trên gương mặt của họ vậy. Có lẽ, nhiều bạn sẽ cảm thấy khá buồn cười thế nhưng đây lại chính là niềm hạnh phúc lớn lao của những người làm cha làm mẹ.
3. Những mặt trái của “học giỏi để làm gì?”
Như đã nói ở trên, học giỏi giúp chúng ta có cơ hội để phát triển sự nghiệp, để mở rộng tương lai. Nhưng đây không phải là mục đích duy nhất. Chúng ta trải qua 1000 năm Bắc thuộc, ảnh hưởng mạnh mẽ từ Nho giáo, vì vậy, tư tưởng học để “vinh gia phì thân” thực sự không phải là một tư tưởng có nhận thức đúng đắn. Nếu học giỏi chi để làm quan ăn sâu và tiềm thức của mỗi người thì cái sự “giỏi” này thực sự liệu có còn giá trị với xã hội, với quốc gia nữa hay không?
Những mặt trái
Rất nhiều bài học thực tế đã được đưa ra trước mắt chúng ta. Có những người Tiến Sĩ hôm trước nho nhã xuất hiện trên báo thì hôm sau đã được đưa tin vì tội bất hiếu với người mẹ già nuôi mình ăn học bao nhiêu năm trời. Những vị Bộ trưởng, Thứ trưởng các ban ngành vừa hôm trước được tung hô thì hôm sau đã rơi vào vòng lao lý,… Đó là những sự sai lệch trong tư tưởng, nhận thức của chúng ta vì suy nghĩ học giỏi để làm quan, để họ hàng mở mày mở mặt.
Học giỏi là sự ganh đua, nếu như giúp nhau cùng phát triển thì đó lại là điều hoàn toàn tốt. Nhưng nếu đây là động cơ khiến mình xấu đi thì tôi nghĩ, thực sự, mình không cần học giỏi. Các vị phụ huynh thường mong muốn con mình học giỏi, cũng như kỳ vọng vào con quá nhiều để có thể phần nào”thỏa mãn” được tâm lý của mình. Vì thế, sự so sánh giữa con mình và con nhà người ta trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Và điều này có thực sự là đúng đắn hay không?
Với tâm lý bị người mình yêu thương nhất chê bai, trẻ rất dễ sinh ra tâm lý tự tin và lâu dần điều này sẽ trở thành sự căm ghét với những gì hơn mình. Đây thực sự là một trường hợp tồi tệ. Có thể bạn nghĩ điều tôi nói thực sự vĩ mô quá rồi, nhưng bạn liệu có chắc chắn khẳng định được rằng nó không xảy ra ở trong thực tế hay không? Muốn con học giỏi hơn, chăm chỉ hơn ai cũng muốn. Nhưng thay vì so sánh và chê bai thì những lời động viên, khuyến khích sẽ là những lời nói đáng được đưa ra hơn cả. Như vậy, động cơ để học giỏi cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và khi ấy, đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ có thể tự trả lời cho chính mình câu hỏi “Học giỏi để làm gì?”
CV xin việc
4. Vậy, có nên học giỏi hay không?
Câu trả lời là tùy thuộc vào bạn. Bạn nghĩ mình có nên học giỏi hay không? Thực tế, việc giỏi hay không không thực sự quá quan trọng, mà thay vào đó là nhận thức của bạn có thực sự “giỏi” hay không mà thôi.
Có nên học giỏi không?
Nhận thức “giỏi” bạn sẽ biết được mình học giỏi để làm gì và có một tư tưởng học chính xác hơn. Học giỏi ở đây là để rèn giũa cho bản thân mình có một sự nghiêm túc trong việc tìm kiếm và tiếp thu các tri thức mới. Học giỏi để có thể cống hiến cho cộng đồng, xã hội, tạo dựng và lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhất. Học giỏi để có cho mình một quá trình rèn luyện bản thân, giúp bản thân mình hoàn thiện hơn. Hơn hết, học giỏi để giúp mình nhận thức được vấn đề rằng mình cần có một cái tâm trong sáng hơn, khi rèn giũa được cái tâm thì từ đó, nhận thức và tri thức cũng sẽ dễ dàng được tiếp thu và khai mở hơn rất nhiều.
Một điều quan trọng hơn nữa đó chính là tôi hy vọng các bạn học giỏi và các bạn cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Chúng ta cố gắng học tập, cố gắng đạt được kết quả tốt nhất và chúng ta cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Hạnh phúc vì bản thân đã cố gắng và nỗ lực như vậy, hạnh phúc vì đã có thể nhận được một kết quả xứng đáng với công sức của mình. Giống như lời Đức Phật đã dạy: “Ta không thấy thành công nào quan trọng hơn cho con người bằng sự hạnh phúc”. Với riêng tôi, học giỏi là để hạnh phúc hơn. Hạnh phúc với những giá trị mà nhờ vào sự học giỏi đó tôi tạo ra được và lan tỏa được cũng như chia sẻ với những người xung quanh mình.
Hạnh phúc với điều đó
Học giỏi để làm gì là câu hỏi mà có lẽ sẽ để lại nhiều suy nghĩ cho tất cả chúng ta, dù là khi còn đi học hay khi đã trở thành một người cha, người mẹ. Dù thế nào, thì học tập cũng sẽ là một quá trình theo ta cả chặng đường đời, vì thế, mong rằng bạn sẽ không tự quá áp lực với chính bản thân mình vì mục tiêu học giỏi. Để rồi một ngày nào đó, bạn tự đứng trước gương nhìn bản thân mình và tự hỏi: “Bản thân cố gắng nhiều như vậy để làm gì? Suy cho cùng, học giỏi để làm gì?” Nếu có một ngày như vậy, tôi hy vọng bạn sẽ đọc được bài viết này và có được câu trả lời chính xác nhất cho bản thân mình.
Giỏi toán nên học ngành gì? Định hướng nghề nghiệp tương lai
Có nhiều bậc cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho con từ rất sớm, họ hướng con theo học những môn mà con giỏi nhất. Học giỏi tiếng anh, hướng con học các ngành quốc tế, giỏi vẽ hướng con theo học mỹ thuật, vậy học giỏi toán nên học ngành gì? Nếu các bậc cha mẹ và các bạn đang phân vân thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có những định hướng tốt nhất cho con nhé.
Giỏi toán nên học ngành gì?
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục