Học khối A thì nên chọn ngành nào? – JobsGO Blog

Đánh giá post

Một trong những thắc mắc lớn nhất của học sinh mỗi kì thi đại học chính là: “Học khối A thì nên lựa chọn ngành nào?”. Phần lớn các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh có con học lớp 12 chưa được định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Do vậy, việc đưa ra lựa chọn ngành học là không phải dễ dàng. Trong bài viết sau JobsGO sẽ cung cấp những ngành học mà các bạn theo khối A nên cân nhắc lựa chọn nhất nhé.
Học khối A thì nên chọn ngành nào?

1. Ngành công nghệ thông tin

 

1.1 Tổng quan:

Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính để cung cấp giải pháp xử lý thông tin cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. 

Do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội nên ngành công nghệ thông tin thường xuyên được đánh giá là có triển vọng và dễ xin việc. Hiện nay, các trường ĐH, CĐ tuyển sinh ngành Điện tử – CNTT thường điểm đầu vào từ 15 – 18 điểm. 

1.2 Ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?

 

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm.

  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra.

  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng  máy tính,…

  • Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.

1.3 Những trường Đại học tốt nhất đào tạo ngành công nghệ thông tin

 

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

  • Đại học Công nghệ – ĐH quốc gia Hà Nội

  • Đại học FPT

  • Học viện Kỹ thuật quân sự

    >> Cơn khát tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin 

Học khối A thì nên chọn ngành nào?

2. Ngành Kỹ thuật cơ khí

 

2.1 Tổng quan:

 

Kỹ thuật cơ khí là ngành chuyên ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,…

Khi lựa chọn học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo, cải tiến các sản phẩm cơ khí. Điểm đầu vào của ngành cơ khí thường rơi vào khoảng 15 – 20 điểm. 

2.2 Ngành kỹ thuật cơ khí ra trường làm gì?

 

Kỹ sư cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí còn có thể trở thành:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc.

  • Cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí…

2.3 Những trường Đại học tốt nhất đào tạo kỹ thuật cơ khí

 

  • Đại học Bách khoa Hà Nội

  • Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh

  • Đại học Công nghiệp

  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

>> 4 trường đại học top đầu Việt Nam năm 2020

Học khối A thì nên chọn ngành nào?

3. Ngành Công Nghệ Sinh Học

3.1 Tổng quan

 

Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình, thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Cụ thể, một số sản phẩm của ngành công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống bao gồm: sản xuất thuốc, điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp, phát triển giống cây trồng, ứng dụng công nghệ di truyền, giải quyết các vấn đề môi trường,… 

Ngành công nghệ sinh học hiện đang có điểm đầu vào khối A dao động từ 18 – 22. Sau khi học xong, bạn có thể làm nhiều lĩnh vực liên quan tới hóa chất và công nghệ sinh học, năng lượng hạt nhân.

3.2 Ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì?

 

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: 

  • Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm.

  • Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản. 

  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm.

  • Cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

3.3 Những trường đại học tốt nhất đào tạo công nghệ sinh học

 

  • Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG HN

  • Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG TP.HCM

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Đại học Bách Khoa TP.HCM

  • Đại học Nông Lâm TP.HCM

  • Đại học Cần Thơ

  • Đại học Nông nghiệp Việt Nam

  • Đại học Mở TP.HCM

Học khối A thì nên chọn ngành nào?

4. Ngành Quản Trị Nhân Lực

 

4.1 Tổng quan

 

Ngành quản trị nhân lực là tất cả những chính sách, hoạt động, quyết định ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên.

Quản trị nhân lực là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản của công tác quản trị. Nếu nói bán hàng là bộ phận mũi nhọn đứng đầu thì bộ phận nhân sự lại được xem là hậu phương vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy, việc thu hút, đào tạo, tuyển dụng, đánh giá, giám sát, lãnh đạo,… chính là nhiệm vụ hàng đầu của những nhà quản trị.

Xét về mặt bằng chung, mức điểm đầu vào ngành quản trị nhân lực của một trường Đại học bình thường chỉ vào khoảng 17 điểm, còn của một trường Đại học top trên thì tầm 22 điểm.

4.2 Ngành quản trị nhân lực ra trường làm gì?



Hiện quản trị nhân sự đang là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nên các cơ hội làm việc cũng ngày càng rộng mở. Với những kỹ năng, kiến thức đã được trau dồi, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực có thể chọn cho mình những vị trí, công việc hấp dẫn như:

  • Nhân viên hành chính văn phòng, hành chính nhân sự.

  • Chuyên viên tuyển dụng, đào tạo.

  • Chuyên viên tổ chức sự kiện.

  • Chuyên viên quan hệ lao động xã hội; lao động tiền lương.

  • Giảng viên.

4.3 Những trường Đại học tốt nhất đào tạo ngành quản trị nhân lực:

 

  • Đại học Công đoàn

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội

  • Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Đại học Lao động Xã hội (Cơ Sở Hà Nội)

  • Đại học Nội vụ Hà Nội

  • Đại học Thương mại

  • Đại học Thành Tây

>> Quản trị là gì? Phân biệt quản trị và quản lý
>> Nhà quản trị là ai? Một nhà quản trị giỏi cần những gì?

Học khối A thì nên chọn ngành nào?

5. Ngành Kế Toán

 

5.1 Tổng quan

 

Kế toán được chia thành hai loại:

– Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…

– Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

Hiện ngành kế toán cũng là một trong những ngành rất hot. Sinh viên ra trường có nhiều cơ hội xin việc. Các trường đại học, cao đẳng bình thường thường lấy điểm ngành này quá cao. Điểm số trung bình dao động từ 17 – 21 điểm.

5.2 Ngành kế toán ra trường làm gì?

 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm được các công việc sau: 

  • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng.

  • Nhân viên môi giới chứng khoán.

  • Nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ .

  • Nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán.

  • Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính.

  • Giám đốc tài chính – CFO ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

    >> Tốt nghiệp ngành kế toán – kiểm toán ra trường làm gì?

5.3 Những trường đại học tốt nhất đào tạo ngành kế toán

 

 

  • Đại học Tài chính – Marketing

  • Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

  • Học viện Ngân hàng

  • Học viện Tài chính

  • Đại học Thương Mại

  • Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

  • Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Trên đây là một số ngành học tiêu biểu nhất mà những bạn theo học khối A nên cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên, dù là ngành nào, điều quan trọng nhất vẫn là các bạn phải biết tự phát huy thế mạnh của mình và luôn cố gắng trau dồi tri thức.

Rate this post

Viết một bình luận