Hiện nay, các quốc gia đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu giao thương toàn cầu vô cùng mạnh mẽ. Trong bối cảnh hội nhập đó, ngành kinh tế đối ngoại trở nên được ưa chuộng và là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Vậy kinh tế đối ngoại làm gì? Tại sao nó lại trở nên phổ biến và thu hút nhiều nguồn nhân lực tới vậy? Cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại (International Economics) là ngành học nghiên cứu về các tương tác kinh tế, hoạt động trao đổi, giao thương kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên khắp thế giới.
Nói một cách cụ thể, kinh tế đối ngoại liên quan đến mối quan hệ tương tác kinh tế của các quốc gia và ảnh hưởng của các vấn đề quốc tế với nền kinh tế thế giới. Vậy nghề kinh tế đối ngoại làm gì? Ngành kinh tế đối ngoại sẽ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế và chính trị liên quan đến thương mại quốc tế và tài chính quốc tế trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay.
Ngành kinh tế đối ngoại học gì?
Học kinh tế đối ngoại làm gì? Khi học ngành kinh tế đối ngoại, bạn sẽ được nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động giao thương giữa các quốc gia. Cụ thể bạn sẽ được trang bị các kiến thức về tỷ giá hối đoái và dòng tiền giữa các quốc gia, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, phân tích và đánh giá hiệu quả xuất nhập khẩu, vai trò và chi phí vận chuyển đối với dòng chảy thương mại, thuế và ảnh hưởng của thuế tới thị trường,…
Một số môn kiến thức thức chuyên môn ngành kinh tế đối ngoại:
-
Giao dịch thương mại quốc tế
-
Đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán quốc tế
-
Vận tải và bảo hiểm thương mại quốc tế
-
Tài chính và thanh toán quốc tế
-
Những vấn đề hội nhập và các mối quan hệ kinh tế quốc tế
-
Năng lực ngoại ngữ chuyên sâu để học và nghiên cứu các hoạt động kinh tế quốc tế
Một số môn học bắt buộc phổ biến trong chương trình đào tạo ngành kinh tế đối ngoại tại các trường đại học có thể kể đến như:
-
Toán cao cấp
-
Kinh tế vi mô
-
Kinh tế vĩ mô
-
Kinh tế lượng
-
Tài chính – tiền tệ
-
Marketing quốc tế
-
Thanh toán quốc tế
-
Quan hệ kinh tế quốc tế
-
Đầu tư nước ngoài
-
Giao dịch thương mại quốc tế
-
Bảo hiểm trong kinh doanh
-
Thương mại điện tử
-
Kế toán
-
Hải quan,…
Và một số môn học tự chọn khác như:
-
Sở hữu trí tuệ
-
Thị trường chứng khoán
-
Thuế và hệ thống thuế
-
Nghiệp vụ hải quan
-
Kinh doanh quốc tế
Học kinh tế đối ngoại làm gì khi ra trường?
Kinh tế đối ngoại ra làm gì? Những sinh viên ngành kinh tế đối ngoại luôn thu hút nhà tuyển dụng việc làm bởi sở hữu những kỹ năng ngoại ngữ tuyệt vời và kiến thức chuyên môn vững vàng. Học viên được đào tạo trong môi trường năng động, sáng tạo và có những kiến thức chuyên sâu, thực tiễn. Vậy sinh viên học kinh tế đối ngoại làm gì sau khi ra trường? Sau đây là một số công việc có mức lương cực kỳ hấp dẫn mà sinh viên ngành kinh tế đối ngoại có thể tham khảo.
Nhân viên kinh doanh
Nếu bạn muốn biết học kinh tế đối ngoại làm gì sau khi ra trường thì ứng tuyển nhân viên kinh doanh sẽ khá phù hợp. Sinh viên kinh tế đối ngoại được đào tạo những kiến thức chuyên môn về kinh tế, năng động và sáng tạo. Nhân viên kinh doanh là vị trí thuộc về các phòng kinh doanh của công ty, tìm kiếm đối, thương lượng và thuyết phục các đối tác nước ngoài ký kết hợp đồng mua bán quốc tế cho công ty.
Vì vậy nhân viên kinh doanh phải là người có các kỹ năng bán hàng, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng thuyết phục. Đây là công việc cực kỳ phù hợp với sinh viên kinh tế đối ngoại vừa đáp ứng chuyên môn nghề nghiệp vừa có mức lương đáng mơ ước.
Chuyên viên xuất nhập khẩu
Kinh tế đối ngoại làm gì phù hợp? Ngành chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Chuyên viên xuất nhập khẩu là người làm việc tại phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Những người này có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Họ sẽ phải làm các công việc cụ thể như: xử lý thanh toán, quản lý vận chuyển, bảo hiểm hợp đồng,… để có thể vận chuyển hàng hóa đến đúng tiến độ đề ra mà không gặp phải sai sót nào.
Chuyên viên hoạch định chính sách
Đừng hỏi học kinh tế đối ngoại làm gì mà hãy nộp hồ sơ ngay vào vị trí này. Chuyên viên hoạch định chính sách là vị trí thuộc bộ phận kinh tế đối ngoại hoặc bộ phận hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế. Bộ phận này có công việc chính là xây dựng, đề xuất các chính sách có lợi cho việc thúc đẩy kinh doanh của đơn vị cần có tầm nhìn, chiến lược vĩ mô, khả năng tư duy, sáng tạo trong công việc. Đây cũng là một công việc triển vọng có mức lương cao mà nhiều người hằng ao ước.
Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy
Học ngành kinh tế đối ngoại làm gì? Bên cạnh các công việc kể trên thì sinh viên kinh tế đối ngoại còn có thể lựa chọn trở thành chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học. Việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn các kiến thức về kinh tế đối ngoại cũng là một trong những ngành nghề lý tưởng mà nhiều người ao ước.
Các bạn sinh viên kinh tế đối ngoại năng lực, khả năng giao tiếp tốt vô cùng phù hợp với công việc này. Bạn có thể trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, tham gia thật nhiều các khóa học đào tạo giảng dạy từ bây giờ nếu như có mong muốn theo đuổi công việc này.
Sinh viên học kinh tế luôn được rèn luyện các kỹ năng nhạy bén, linh hoạt nên có thể thích nghi và làm được rất nhiều các công việc khác nhau. Thế nên ngoài các ngành nghề kể trên, sinh viên kinh tế đối ngoại cũng có thể làm được rất nhiều các công việc khác liên quan.
Cơ hội việc làm của ngành kinh tế đối ngoại
Nhiều sinh viên lo lắng ra trường sẽ trở nên thất nghiệp hay không làm đúng chuyên ngành mình đã học. Tuy nhiên đối với sinh viên ngành kinh tế đối ngoại thì bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề này. Chúng ta đều biết hoạt động trau dồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết thế nên cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại là vô cùng rộng mở. Vậy học kinh tế đối ngoại làm gì?
Nếu bạn là cử nhân chuyên ngành kinh tế đối ngoại được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và có kỹ năng làm việc hiệu quả, kỹ năng giao tiếp tốt thì chắc chắn bạn sẽ có được những cơ hội việc làm đúng chuyên ngành với mức lương ổn định và vô cùng hấp dẫn.
Liệu ngành kinh tế đối ngoại làm gì sau khi học xong? Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin vào làm việc tại một số nơi như: Các doanh nghiệp nội địa, quốc tế, các cơ quan quản lý từ trung ương đến ban ngành, các cơ sở nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học khắp quốc gia,… Chỉ cần là lĩnh vực liên quan đến kinh doanh quốc tế, giao dịch thương mại, tài chính, kinh tế quốc tế bạn đều có thể đảm nhiệm và thích ứng một cách dễ dàng.
Mức lương của ngành kinh tế đối ngoại hiện nay
Kinh tế đối ngoại làm gì? Mức lương bao nhiêu? So với các nghề khác thì mức lương của ngành kinh tế đối ngoại khá cao. Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 5 tới 7 triệu đồng/1 tháng. Đối với người đã có kinh nghiệm nâng cao năng lực thì mức lương có thể kiếm được từ 7 đến 10 triệu đồng.
Còn đối với cấp quản lý, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại có thể có mức lương từ 15 đến 20 triệu đồng/1 tháng. Đây mới chỉ là mức lương cứng của nhân sự kinh tế đối ngoại, bạn còn có thể nhận thêm phụ cấp, hoa hồng,… để có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn và đáng mơ ước.
Học kinh tế đối ngoại làm gì? Ra trường làm việc ở đâu?
Học ngành kinh tế đối ngoại ra trường làm gì, xin việc làm ở đâu? Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại tại các trường đại học, bạn có thể làm việc ở một số nơi như:
-
Doanh nghiệp có lĩnh vực mua bán với các đối tác nước ngoà
-
Các cơ quan quản lý Nhà nước
-
Bộ phận Kinh tế đối ngoại hoặc hợp tác quốc tế của quốc gia
-
Các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng có giảng dạy bộ môn liên quan đến kinh tế, thương mại, tài chính,…
Mong rằng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về ngành kinh tế đối ngoại làm gì và cơ hội mà ngành này mang lại trong tương lai. Kinh tế đối ngoại là một ngành có tiềm năng vô cùng rộng mở và phát triển. Nếu như bạn vẫn chưa biết nên chọn học ngành gì thì hãy tham khảo ngay ngành này nhé. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những công việc mới nhất hiện nay nhé!
>> Tham khảo: