Bạn đang muốn theo đuổi học ngành kinh tế nhưng vẫn mông lung về ngành học này vì đây là ngành khá rộng. Và câu hỏi được đặt ra là học kinh tế ra làm gì? Theo ngành kinh tế thì có cơ hội phát triển, thăng tiến hay không? Nếu bạn thắc mắc thì cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành kinh tế và cơ hội làm việc sau tốt nghiệp qua bài viết dưới đây của Mua Bán nhé!
Tổng quan về ngành kinh tế
Để biết được học kinh tế ra làm gì thì trước hết bạn cần hiểu ngành kinh tế là gì. Đây là ngành học về những hoạt động trao đổi, giao thương, buôn bán hàng hoá, dịch vụ giữa các cá thể như người tiêu dùng, hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp… với nhau; trong một nước hoặc giữa các nước với nhau. Chính vì thế, kinh tế được biết đến là một ngành học rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực. Không những thế, ngành này còn có quan hệ chặt chẽ với một số ngành khác như: khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xã hội học…
Không chỉ nhân lực ngành kinh tế mà người lao động tại các ngành nghề khác như sản xuất, kỹ thuật… cũng là nhân tố quan trọng, gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế. Do đó, nếu bạn không học chuyên ngành kinh tế mà học các ngành kỹ thuật, các ngành công nghiệp, y dược… thì vẫn hoàn toàn làm những nghề nghiệp liên quan đến kinh doanh.
>>>Xem thêm: Kinh doanh quốc tế làm gì? Mức lương hấp dẫn như thế nào?
Học kinh tế ra làm gì?
Là một ngành rộng nên nhiều bạn gặp khó khăn trong việc định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp và đặt ra câu hỏi học kinh tế ra làm gì. Dưới đây sẽ là một số vị trí bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế:
Kinh doanh, nghiên cứu thị trường
Nhân viên kinh doanh là một trong những công việc được nhiều sinh viên khối ngành kinh tế sau khi ra trường lựa chọn. Nếu là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ là một phần trong bộ phận quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của phòng là xây dựng các chiến lược kinh doanh, thúc đẩy doanh số, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng…
Bên cạnh vị trí nhân viên kinh doanh, bạn còn có thể làm một nhân viên nghiên cứu thị trường cũng thuộc bộ phận kinh doanh. Vị trí này đặc biệt quan trọng trong điều kiện mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đều dựa trên nguồn tài nguyên dữ liệu như hiện nay. Nhiệm vụ chính của họ là thu thập thông tin từ thị trường, đối thủ, khách hàng… để làm cơ sở cho những quyết định quan trọng trong kinh doanh. Nếu dữ liệu thu thập được càng chính xác thì các chiến lược kinh doanh càng hiệu quả và cơ hội thành công càng cao. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh rất cao, nếu bạn học kinh tế thì đây cũng là một lựa chọn tốt.
Marketing
Marketing là một đáp án rất tốt cho câu hỏi “học kinh tế ra làm gì?”. Trước kia, Marketing được biết đến là một chuyên ngành nằm trong ngành Quản trị kinh doanh. Nhưng hiện nay, chuyên ngành này được tách ra và hoạt động như một ngành độc lập. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể làm việc tại bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường… trong các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức thương mại, dịch vụ hay các tập đoàn, cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận…
Vài năm trở lại đây, nhân viên Marketing là bộ phận vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, công việc này vô cùng áp lực và đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo.
>>>Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành kinh tế quốc tế năm 2022
Làm việc trong ngân hàng
Đây là một câu trả lời rất phổ biến và truyền thống của “học kinh tế ra làm gì?”. Các bạn sinh viên học ngành kinh tế ra trường lựa chọn làm việc cho các ngân hàng rất nhiều. Một trong những lý do chính bên cạnh việc tài chính ngân hàng là một chuyên ngành của nhóm ngành kinh tế là mức đãi ngộ của nghề ngân hàng thường rất hấp dẫn. Và một số công việc bạn có thể đảm nhận như:
- Kiểm soát tài chính.
- Hoạch định tài chính.
- Phân tích rủi ro.
- Phân tích dữ liệu và cố vấn.
- Giới thiệu, cung cấp và tư vấn các dịch vụ kinh tế – tài chính cho khách hàng.
Các lĩnh vực thuộc kế toán, kiểm toán
Nếu muốn trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ cần đào tạo sâu và chuyên nghiệp hơn các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, nhiều kế toán viên không phải xuất thân từ sinh viên kế toán mà lại là sinh viên kinh tế. Đảm nhận việc làm kế toán bạn sẽ tập trung vào việc giám sát tình hình tài chính của một tổ chức, đơn vị hay công ty. Công việc chính mà một kế toán viên phải làm bao gồm ghi chép, phân loại, diễn giải và trình bày các thông tin tài chính.
Làm công việc kế toán đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng phân tích tốt, khả năng tính toán chuyên nghiệp. Bên cạnh đó còn cần kiến thức về tin học kinh tế, nắm được các yếu tố liên quan đến tài chính công ty, có khả năng cụ thể hoá những dữ liệu thu thập được. Mà những khả năng này thì các sinh viên kinh tế thường mang trong mình. Và điều này tạo điều kiện tốt để họ có thể đảm nhiệm tốt vai trò của các kế kiểm toán viên.
Khi bạn quyết định theo nghề kế kiểm toán viên chuyên nghiệp thì bạn nên học thêm để sở hữu các chứng chỉ kế toán như CPA, CMA… Đây là chứng chỉ kiểm tra năng lực chuyên môn, nên nếu bạn có thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao hơn, cơ hội nghề nghiệp cũng rộng mở hơn.
Tư vấn tài chính, kinh tế
Chuyên gia kinh tế lúc nào cũng đóng vai trò chủ chốt trong môi trường kinh doanh cũng như tư vấn tài chính. Ở doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, họ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, miễn là liên quan đến nghiên cứu kinh tế.
>>>Có thể bạn quan tâm: Consultant là gì? Cơ hội nghề nghiệp và các kỹ năng cần trang bị
Một người làm công việc tư vấn tài chính kinh tế hay nghiên cứu kinh tế thì cần phải có kiến thức chuyên những học thuyết cũng như các mô hình kinh tế trên thế giới. Đặc biệt, họ còn phải có kỹ năng phân tích, khả năng tính toán tốt và sự quyết đoán.
Không chỉ hoạt động trong các doanh nghiệp, một người làm tư vấn tài chính còn có thể tư vấn riêng cho một số cá nhân để giúp họ phát triển kinh tế. Trường hợp này việc cập nhật kiến thức mới về tình hình toàn bộ kinh tế là vô cùng cần thiết.
Chuyên viên phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro
Những người chuyên viên phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro tài chính sẽ đảm nhiệm công việc đánh giá, đưa ra lời khuyên về tác động của những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để làm được việc này, bạn cần có kiến thức sâu rộng về cả kinh doanh và kinh tế. Từ việc thẩm định rủi ro, các chuyên gia sẽ lập báo cáo và tạo các kế hoạch chiến lược để giảm thiểu rủi ro này.
Làm việc trong các cơ quan nhà nước
Ngoài các doanh nghiệp, tổ chức thì bạn hoàn toàn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế. Tại đây, bạn sẽ đảm nhiệm vai trò phân tích rủi ro, phân tích giá cả, cố vấn tài chính và hoạch định kinh tế. Cụ thể trong lĩnh vực công, nhà kinh tế học có thể đảm nhiệm những công việc liên quan đến thuế, giao thông, thương mại, năng lượng và rất nhiều công việc khác liên quan đến chi tiêu công.
Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đều bị suy thoái như hiện nay thì nhu cầu tìm kiếm nhân lực cho lĩnh vực này càng cao.
>>>Xem thêm: Nên học ngành gì năm 2022 để dễ tìm việc và lương cao?
Nghiên cứu, giảng dạy
Học kinh tế ra làm gì? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể học tiếp sau đại học. Sau khi học xong bậc đại học chuyên ngành kinh tế, bạn có thể học cao hơn để tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy. Bạn cần có đủ kiến thức về chuyên môn, biết cách phân tích dữ liệu, thực trạng xu hướng phát triển kinh tế và rèn luyện sự tự tin để đưa ra được các dự báo, báo cáo kinh tế.
Đối tượng chính của các khoá học kinh tế thường là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính hoặc cơ quan công quyền cần tìm lời khuyên về xây dựng chính sách, phát triển chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể giảng dạy chuyên ngành kinh tế tài chính tại các trường Đại học hay Cao đẳng nữa.
Một số công việc khác
Nếu tất cả các công việc trên đều không hấp dẫn được bạn thì bạn còn có những lựa chọn khác rộng hơn như: kinh doanh thông minh, phát triển quốc tế, quản trị nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, báo chí… Hay bạn thậm chí còn có thể start-up, tự mở công ty và tự mình làm chủ.
Thu nhập sau tốt nghiệp của sinh viên ngành kinh tế
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cũng được quan tâm rất nhiều bên cạnh câu hỏi học kinh tế ra làm gì. Mức lương của người làm trong ngành kinh tế phụ thuộc vào từng vị trí khác nhau mà họ đảm nhận. Đối với một sinh viên mới ra trường thì mức lương dành cho bạn sẽ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Còn nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm, năng lực cao hơn thì cũng đồng nghĩa với mức lương của bạn cũng cao hơn. Khi đảm nhiệm các chức vụ cấp cao trong doanh nghiệp, tổ chức thì mức lương của bạn hoàn toàn có thể lên đến vài trăm triệu đồng/tháng.
Học kinh tế nên hay không chọn công việc trái ngành?
Nếu không theo đuổi được công việc đúng chuyên ngành kinh tế mà bạn đã học thì bạn hoàn toàn có thể chọn một công việc trái ngành. Đặc điểm của sinh viên kinh tế thường sẽ là những người linh hoạt, nhanh nhẹn và có kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt nhiều bạn còn có vốn ngoại ngữ tốt, cụ thể là tiếng Anh. Do đó, nếu chọn một công việc trái ngành thì những kỹ năng này có thể giúp họ dễ dàng thích nghi cũng như làm quen được với nghề mình chọn một cách nhanh chóng. Bạn hoàn toàn có thể theo đuổi một trong số những ngành nghề dưới đây:
- Xuất nhập khẩu, logistics.
- Đối ngoại.
- Đầu tư.
- Quản trị nhân lực.
- Quản trị du lịch và lữ hành.
- Luật kinh tế.
>>>Xem thêm: Làm việc trái ngành: Nhiều người vẫn thành công chỉ sau vài năm ra trường
Qua bài viết trên đây của Mua Bán, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi học kinh tế ra làm gì rồi đúng không. Mong rằng với những thông tin trên đây bạn có thể phần nào hiểu thêm về lĩnh vực này và có định hướng công việc đúng đắn nhé! Đừng quên truy cập muaban.net, trang rao vặt hàng đầu Việt Nam để cập nhật liên tục các thông tin tìm việc làm mới nhất và đầy đủ nhất.