Rate this post
Học kinh tế ra làm gì? Học kinh tế ra trường làm gì? Tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế đối ngoại, marketing là 5 chuyên ngành nổi bật trong ngành Kinh tế. Các chuyên ngành này đào tạo gì, cơ hội việc làm ra sao, bài viết dưới đây sẽ trả lời các câu hỏi đó.
Xem thêm: Tổng hợp 10 Món Ăn Đặc Trưng Trong Văn Hoá Ẩm Thực Nhật Bản
Kinh tế là ngành gì?
Kinh tế là khối ngành sau khi học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu rộng về kinh tế nhằm chuẩn bị cho sinh viên trước những cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và thậm chí là có thể làm ở các cơ quan nhà nước.
Học ngành kinh tế ra trường làm gì?
1. Tài chính ngân hàng
Nếu bạn đang thắc mắc học ngành kinh tế ra làm gì thì Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường.
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng được cung cấp kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, khối ngành kinh tế, các kiến thức cơ bản của ngành như: tài chính, tiền tệ, kế toán, kinh tế, đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể.
Ngành Tài chính – Ngân hàng có nhiều chuyên ngành khác nhau: Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thuế, Hải quan, Kinh doanh chứng khoán, Định giá tài sản, phân tích chính sách tài chính, Thanh toán quốc tế, …
Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa phương; các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…. thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
Theo đánh giá, đây là một ngành có cơ hội việc làm rất cao, tuy nhiên sinh viên ra trường vẫn có tỉ lệ thất nghiệp tương đối.
Lý do là yêu cầu tuyển dụng của ngành này cũng rất cao, ứng viên ứng tuyển vào các Ngân hàng hay công ty tài chính, bảo hiểm sẽ phải có nghiệp vụ cơ bản tốt, khả năng tiếng Anh cũng như phải thể hiện sự thông minh, năng động, và khả năng thích ứng công việc.
Một số ngân hàng khi tuyển dụng còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ rất cao, ví dụ như tiếng Anh phải có bằng Toffle hay IELTS….. Do đó, sinh viên khi còn đang học cần chú trọng trang bị cho mình các kĩ năng đó.
2. Kế Toán – Kiểm toán
Học ngành kinh tế ra làm gì? Trang bị các kiến thức chung về khối kinh tế, kiến thức cơ bản của ngành như tài chính, tiền tệ, kế toán tài chính, kế toán quản trị,… và các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán.
Người học được trang bị các kiến thức và nắm vững các chế độ tài chính – kế toán theo pháp luật, có khả năng điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở các loại hình doanh nghiệp, thực hành và hướng dẫn thực hiện các công viejec kế toán, kiểm toán nội bộ,…
Hiện tại nhiều trường đã tách riêng đào tạo thành 2 ngành là Kế toán và kiểm toán trong đó có thể kể đến như ngành Kiểm toán của trường ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính. Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp…
Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán có thể làm việc trong các bộ phận kế toán, tài chính, tài vụ, tín dụng của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức,…
Đầu ra của ngành rất rộng mở, hiện nay cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp, nền kinh tế phát triển, các công ty mở ra càng nhiều, mỗi doanh nghiệp như vậy đều cần ít nhất 1-2 kế toán, chưa kể các công ty khoảng từ 50 người trở lên cần nhiều hơn thế.
Bên cạnh đó chưa kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ,… đều cần kế toán. Kiếm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức, do một người hoặc một tổ chức độc lập, đủ danh nghĩa là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thức tế, không che dấu sự gian lận và được trình bày theo luật định.
Kiếm toán có thể làm việc tại các công ty, tổ chức, văn phòng kiểm toán; làm việc ở bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cần kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính của đơn vị; làm việc trong các cơ quan kiểm toán nhà nước.
Học ngành kinh tế ra trường làm gì? Kiểm toán và kế toán là 2 công việc khác nhau nhưng 2 chuyên ngành này trước đây được đào tạo theo chương trình tương đương nhau, hiện nay mới có sự tách ra, tuy nhiên, người học kế toán vẫn có thể làm kiểm toán nếu chắc kĩ năng và học hỏi thêm, ngược lại cũng vậy.
Xem thêm: Hướng dẫn các bước kinh doanh online mới nhất 2020
Xem thêm: Hướng dẫn mua hàng trên alibaba mới nhất 2020
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng đơn giản nhất
3. Quản trị kinh doanh
Đào tạo sinh viên có nền kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, truyền thông kinh doanh, bưu chính viên thông giao thông vận tải và các lĩnh vực kinh doanh khác.
Sinh viên có kĩ năng thực hiện toàn diện các chức năng quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên như: tạo lập doanh nghiệp mới, xây dưng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh, chương trình, dự án kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp;… Hoặc đơn giản có thể làm việc ở các vị trí kinh doanh, marketing… ở bất kỳ doanh nghiệp nào.
Đây là một ngành đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo học sinh, cũng như nhiều trường tham gia đào tạo để cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường. Điểm chuẩn của ngành cũng ở mức cao so với các trường cùng khối thi, dao động trong khoảng trên dưới 20 điểm tùy từng trường và từng vùng.
ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Tp HCM, Học viên tài chính, Học viên Ngân hàng, ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐH Thương mại, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngân hàng Tp.HCM, ĐH Kinh tế – Luật – ĐHQGHCM, ĐH công nghiệp Hà Nội, ĐH GTVT, ĐH Công đoàn, ĐH tài chính – Marketing,… Cũng có các trường chỉ lấy bằng điểm sàn, do đó các thí sinh có thể tùy theo năng lực của mình để lựa chọn trường phù hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn làm bánh ngọt mới nhất 2020
4. Kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là một trong những ngành có điểm trúng tuyển cao nhất. Năm 2010, điểm chuẩn của ngành lên tới 26 điểm, có trường thấp cũng phải 22,5 điểm. Theo các chuyên gia giáo dục, muốn học chuyên ngành này, trước hết cần chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Khoa Kinh tế đối ngoại là khoa cơ bản và chủ đạo của Đại học Ngoại Thương. Nếu học khoa này, sinh viên có thể chọn một trong năm ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật. Chương trình tổng quan của chuyên ngành này hướng tới đào tạo các cán bộ Ngoại thương (xuất nhập khẩu).
Tuy nhiên, kiến thức liên quan rất rộng: Tài chính quốc tế, Marketing quốc tế, Vận tải và bảo hiểm, Pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, Thanh toán quốc tế, Thương mại điện tử, Chứng khoán, Kế toán, Hải Quan…
Chính vì vậy, sinh viên học ngành này ra trường có thể làm rất nhiều việc như: Nhân viên Xuất nhập khẩu, ngân hàng, chứng khoán, trong các doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng đại diện…
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm: Tư vấn xây dựng chiến lược, các phương án kinh doanh và các tác nghiệp kinh doanh, quản lý điều hành doanh nghiệp, trước hết là ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, liên doanh với nước ngoài, các dịch vụ đối ngoại, trang bị các kiến thức nghiệp vụ về xuất, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài.
Các dịch vụ thu ngoại tệ như: Xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường nước ngoài, đàm phán và ký kết hợp đồng; triển khai và hoàn tất một nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, hỗ trợ và điều hành các hoạt động thường nhật của các doanh nghiệp.
Các cơ sở đào tạo nổi tiếng về ngành Kinh tế đối ngoại phải kể đến là ĐH Ngoại thương, ĐH Ngoại thương cơ sở 2, ĐH Kinh tế-ĐHQGHN.
Ngoài ra, Học viện Chính sách và Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại chỉ chuyên về đào tạo Quản lý vốn viện trợ phát triển (ODA) và Quản lý đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là mảng gần như trống trong đào tạo lĩnh vực kinh tế đối ngoại hiện nay (khác với các trường ĐH khác).
5. Marketing
Đây là một chuyên ngành trong ngành Quản trị kinh doanh, tuy nhiên hiện nay, chuyên ngành này đã được tách ra và là một ngành độc lập. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v…
Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu, thống kê, báo cáo … là đặc điểm của nghề này.
Bên cạnh đó, áp lực công việc cao cũng đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo. Có thể làm trong các phòng ban và bộ phận thuộc chức năng quản trị marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh: phòng tiêu thụ, phòng bán hàng, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận phát triển sản phẩm mới.
Các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp các dịch vụ marketing chuyên môn hóa như: các công ty nghiên cứu thị trường, công ty quảng cáo, công ty tư vấn marketing
Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hoạch định chính sách: các bộ, cơ quan quản lý kinh tế địa phương (Marketing vĩ mô), các tổ chức phi lợi nhuận: tổ chức chính trị – xã hội. Marketing hiện nay là ngành học phổ biến trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng kinh tế trong cả nước với các khóa đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn.
Vì thế các thí sinh có thể dễ dàng tìm được địa chỉ đào tạo phù hợp: Trường ĐH Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế TP.HCM, Khoa Kinh tế – Đại học Quốc gia TP. HCM,…. Chúc tụi em có được công việc như mình mong muốn sau khi tốt nghiệp 🙂
Tạm kết
Vậy bạn hẳn đã biết học ngành kinh tế ra trường làm gì rồi chứ? Mình hy vọng bài viết phía trên đây mà mình vừa chia sẻ sẽ phần nào giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này!