Học Luật Kinh Tế Ra Làm Gì? – Sinh viên kinh tế

Học Luật Kinh Tế Ra Làm Gì? ngành Luật kinh tế là gì và có những cơ hội việc làm nào sau khi tốt nghiệp? Bởi suy cho cùng, việc học ngành gì thì kết quả vẫn là việc áp dụng nó vào thực tiễn và mang lại lợi ích thực tế cho bản thân sinhvienkinhtequocdan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về luật kinh tế cũng như học luật kinh tế ra trường làm gì qua bài viết dưới đây nhé

 

>>>>>> Bài viết xem thêm: Thương Mại Điện Tử Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Ngành Thương Mại Điện Tử

 

1. Giới thiệu chung về ngành Luật kinh tế

Tại Việt Nam, Luật kinh tế là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật kinh tế, tồn tại và hoạt động như ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật Việt Nam.

Nói cách khác, luật kinh tế gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh, giải quyết các vấn đề như tranh chấp, cạnh tranh, độc quyền, sở hữu trí tuệ… phát sinh trong kinh doanh, thương mại. Trong nội bộ các doanh nghiệp, luật kinh tế giúp duy trì và đảm bảo quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình giao dịch, thương mại cả trong nước và quốc tế.

Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

2. Các trường đào tạo ngành Luật kinh tế

Sinh viên có thể theo học ngành Luật kinh tế tại các trường dưới đây.

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Ngân hàng

  • Đại học Lao động Xã hội

  • Đại học Luật Hà Nội

  • Đại học Thương mại

  • Viện Đại học Mở Hà Nội

  • Đại học Đông Đô

  • Đại học Đại Nam

  • Đại học Hòa Bình

  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

  • Đại học Thành Tây

  • Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

  • Đại học Kinh Bắc

  • Đại học Thành Đông

  • Đại học Trưng Vương

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh

  • Đại học Luật – Đại học Huế

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

  • Đại học Tài chính – Kế toán

  • Đại học Dân lập Duy Tân

  • Đại học Đông Á

  • Đại học Phan Thiết

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

  • Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM

  • Đại học Mở TP.HCM

  • Đại học Ngân hàng TP.HCM

  • Đại học Công nghệ TP.HCM

  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM

  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM

  • Đại học Nguyễn Tất Thành

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

  • Đại học Văn Lang

  • Đại học Bình Dương

  • Đại học Công nghệ Miền Đông

  • Đại học Dân lập Cửu Long

  • Đại học Dân lập Lạc Hồng

  • Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

  • Đại học Nam Cần Thơ

  • Đại học Tây Đô

3. Các khối xét tuyển ngành Luật kinh tế

  • A00: Toán – Vật lí – Hóa học

  • A01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh

  • C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí

  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

  • D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh

Tố chất phù hợp với ngành Luật Kinh tế

Ai cũng có thể theo học ngành Luật kinh tế, nhưng để tiến xa và thành công trong nghề này bạn có phải có tố chất và kỹ năng cần thiết. Tin vui là bạn có thể rèn luyện và trau dồi để trở nên xuất sắc trong nghề luật. Dưới đây là bộ tố chất dành cho dân Luật kinh tế:

  • Tư duy phân tích logic, nhanh nhạy có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề nhanh

  • Năng động, sáng tạo và trí nhớ tốt

  • Trung thực, công bằng và khách quan trong công việc

  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục

  • Có trình độ ngoại ngữ cao

  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.

4. Học luật kinh tế ra làm gì?

Quay trở lại với nội dung chính của bài viết, vậy thì học luật kinh tế ra làm gì? Tại sao nó lại hot như vậy? Phải chăng nó mang lại cho người học luật một mức lương, nguồn thu nhập cao chót vót?

 

 

Đầu tiên chúng ta cùng liệt kê một vài vị trí cùng mức lương trung bình mà các sinh viên học luật kinh tế có thể làm là:

1. Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế là người đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật. Đây là người sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ liên quan đến hợp đồng hoặc các hoạt động pháp lý của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi công ty có bất kỳ một vấn đề cần tư vấn về pháp lý thì họ cũng sẽ đưa ra các phương án giải quyết.

Mỗi một doanh nghiệp tùy vào quy mô mà có thể có từ 1 đến nhiều chuyên viên pháp chế. Mức lương của vị trí này dao động từ 15 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng trên tháng. Có thể thấy, đây là mức lương tương đối cao so với các vị trí khác. Tuy nhiên, so với mức lương này cũng đòi hỏi chuyên viên ấy phải có kiến thức và kinh nghiệm vững vàng, am hiểu trên nhiều lĩnh vực và có trách nhiệm cao.

2. Chuyên viên tư vấn tại các văn phòng luật

Nếu bạn không muốn làm nhân viên pháp chế tại các doanh nghiệp thì cũng có thể xin việc tại các văn phòng hành nghề luật. Ưu điểm của việc này chính là bạn có thể được đào tạo riêng một chuyên môn về lĩnh vực kinh tế nếu muốn. Vì trong văn phòng lớn thường sẽ chia ra thành từng lĩnh vực riêng và giao cho từng người hoặc nhóm phụ trách.

Mức lương cho vị trí này sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, hiệu quả công việc, quy mô của văn phòng,… Tuy nhiên, mức lương trung bình sẽ dao động từ 8.000.000 đồng cho đến vài chục triệu đồng.

Làm chuyên viên tư vấn luật kinh tế tại văn phòng luật

3. Mở văn phòng luật sư của riêng mình

Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật và đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành luật sư, bạn hoàn toàn có thể tự mình mở một văn phòng luật của riêng bạn. Tuy nhiên, để có thể mở văn phòng luật riêng, bạn cần có kỹ năng hành nghề vững chắc và mối quan hệ rộng.

4. Làm giảng viên tại các trường đại học kinh tế và luật

Nếu bạn đam mê những quy định, những con số liên quan đến kinh tế nhưng lại không muốn trở thành luật sư thì bạn cũng có thể học tiếp lên trình độ thạc sỹ để đứng lớp tại các giảng đường. Nhu cầu giảng viên luật hiện nay cũng rất cao, đòi hỏi nguồn giảng viên có chất lượng lúc nào cũng có. Bạn có thể xem xét vị trí này để định hướng cho mình tốt hơn nhé!

Làm giảng viên luật kinh tế tại các trường đại học

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề học luật ra làm gì? Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có được định hướng cho mình. Chúc các bạn thành công!

Bài viết xem thêm:  

Học Chứng Chỉ Kế Toán Tổng Hợp Ở Đầu Tốt?

Review Khóa Học Kế Toán Ngắn Hạn Tốt Nhất

Học tin học văn phòng ở đâu tốt nhất Hà Nội

 

Rate this post

Viết một bình luận