Học luật ra làm gì? Những công việc phù hợp với ngành luật

Học luật ra làm gì là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ và phụ huynh quan tâm trước ngưỡng cửa chọn ngành chọn nghề. Khi quyết định một ngành nghề nào đó bạn cần hiểu rõ về ngành nghề đó, hiểu rõ về khả năng của bản thân cũng như những cơ hội việc làm mà ngành nghề đó mang lại. Bài viết này PowPACPlus sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến ngành luật và những vị trí bạn có thể xin vào sau khi tốt nghiệp ngành luật.

Ngành Luật là ngành gì?

Ngành luật là một ngành có phạm vi tương đối rộng, là đơn vị cấu trúc của toàn bộ hệ thống pháp luật. Nó bao gồm những quy định pháp luật về điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có tính chất giống nhau, nội dung của ngành luật thuộc một lĩnh vực nhất định trong đời sống, xã hội.

nganh luat la ginganh luat la gi

Khi quyết định học ngành luật, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức liên quan đến pháp luật. Kiến thức ngành tương đối rộng nên tuỳ vào chuyên ngành khác nhau mà người học sẽ được trang bị các kiến thức phù hợp. Một số chuyên ngành thuộc ngành luật bao gồm:

  • Luật Dân sự
  • Luật Hình sự
  • Luật Kinh tế
  • Luật Quốc tế
  • Luật Đất Đai
  • Luật Hành chính
  • Luật Hôn nhân và Gia đình
  • Luật Đất đai
  • Luật Tố tụng dân sự
  • Luật Tố tụng hình sự
  • Luật Nhà nước còn được gọi là Hiến pháp
  • Luật Lao động

Điểm chuẩn đại học ngành Luật

Ngành luật là ngành có sức cạnh tranh cao và đòi hỏi người học phải có đủ năng lực nên điểm chuẩn của ngành Luật ở hầu hết các trường đại học đều ở mức cao, nhất là những trường ở top đầu như: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chính Minh, Đại học Ngoại thương, Luật Hà Nội, Kinh tế Quốc dân,…

Thí sinh muốn tham gia xét tuyển ngành Luật cần phải thi một số tổ hợp sau: A00 (Toán. Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D01 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh), D04 (Văn, Toán, tiếng Trung). Tuỳ vào quy định xét tuyển của từng trường mà thí sinh có thể lựa chọn khối thi sao cho phù hợp.

Các trường đào tạo ngành luật? Học luật trường nào tốt nhất?

Đại học Luật Hà Nội: Nếu bạn ở miền Bắc và có mong muốn học ngành luật thì đây là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Trường trực thuộc Bộ Tư pháp, được thành lập vào năm 1979, với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm và những chuyên gia đầu ngành, đa phần đều là Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo sư.

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Trường trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, được sáp nhập từ Khoa Luật của Đại học Tổng hợp TP.HCM và Đại học Luật Hà Nội cơ sở miền Nam. Hoặc bạn có thể lựa chọn Đại học Kinh tế – Luật, đây cũng là một trong những trường luật top đầu tại TP.HCM.

Đại học Kiểm sát Hà Nội: Trường đại học trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường không nhiều, điểm chuẩn của trường đối với ngành luật là rất cao, dao động từ 20.1 – 29.55 tuỳ theo tổ hợp, vùng miền và giới tính.

Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương: Khoa luật của Đại học ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc về Luật kinh doanh Quốc tế, Luật kinh tế,…

Học viện Ngoại giao: Ngoài việc cung cấp những kiến thức căn bản thì Khoa Luật của Học viện Ngoại giao còn đào tạo chuyên sâu về luật, trường được đánh giá có ngành luật nằm trong top đầu của cả nước.

Ngoài những trường Đại học đã kể trên, bạn còn có thể lựa chọn những trường Đại học có ngành luật ở tầm trung như: Học viện tài chính, Học viện ngân hàng, Đại học Công đoàn, Học viện hành Chính, Đại học Thương mại,…

Học luật ra làm gì?

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều ngành nghề đòi hỏi phải có những nhân viên hiểu rõ về luật để giải quyết. Mỗi vị trí công việc liên quan đến Luật đòi hỏi những kiến thức chuyên môn không giống nhau nên người học luật cần tìm hiểu rộng, sâu nhiều vấn đề khác. Muốn theo một nghề nghiệp liên quan đến Luật lâu dài, ứng viên cần tham gia tập sự thời gian ít nhất là 12 tháng, liên tục học hỏi, trau dồi và rèn luyện. Dưới đây là một số công việc thịnh hành mà người học Luật lựa chọn:

hoc luat sau nay ra lam nhung viec gihoc luat sau nay ra lam nhung viec giHọc luật ở trường ra làm những gì?

Làm Luật sư

Hầu như khi nhắc đến cử nhân luật đa phần đều sẽ nghĩ ngay đến Luật sư. Để trở thành Luật sư bạn cần phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để hành nghề. Người hành nghề Luật sư cần có phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ pháp luật và hiến pháp, có bằng cử nhân lực, đã từng tập sự hành nghề Luật sư, tham gia vào một đoàn Luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Công việc của Luật sư là thực hiện những dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

Làm thư ký toà án

Những người có trình độ từ cử nhân luật trở lên, được Tòa án tuyển dụng và đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn. Sau khi qua quá trình đào tạo và đạt chuẩn sẽ được bổ nhiệm vào ngạch thư ký toà án.

Các công việc trong các tòa án của thư ký tòa án bao gồm:

  • Thực hiện nhiệm vụ tư pháp, hành chính và một số nhiệm vụ khác được phân công bởi Chánh án Toà.
  • Đảm nhận trách nhiệm làm thư ký cho phiên tòa, thực hiện những hoạt động tố tụng theo quy định.
  • Chịu trách nhiệm trước Chánh án Toà, pháp luật Nhà nước khi thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của Thư ký Toà án.

Làm Kiểm sát viên

Người được bổ nhiệm theo đúng quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ thực hành kiểm sát hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố được gọi là kiểm sát viên. Muốn trở thành kiểm sát viên, các bạn cần đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:

  • Trình độ học vấn từ cử nhân luật trở lên
  • Công dân Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, một lòng trung thành với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổ Quốc.
  • Sức khỏe tốt để đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ được giao.
  • Từng được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát.

Làm Thẩm phán

Thẩm phán là người tiếp nhận thông tin, xử lý và lập hồ sơ vụ án, thu thập, tổng hợp lời khai của dân chúng, đóng vai trò làm chủ tọa xét xử trong những vụ án dân sự, đưa ra giải pháp cho các bên tham gia và giải quyết những vấn đề pháp lý của các bên. 

Làm giảng viên luật

Nghĩa vụ của giảng viên Luật là người truyền đạt kiến thức cho sinh viên, nếu bạn là người đam mê việc truyền thụ, giảng dạy thì đây là công việc dành cho bạn. Để trở thành giảng viên Luật bạn cần phải đạt trình độ từ Thạc sĩ Luật trở lên, có kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức chuyên môn.

Làm Pháp chế doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng vị trí pháp chế làm việc tại doanh nghiệp khá nhiều với mức lương vô cùng hậu hĩnh. Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp, chuyên viên pháp chế là tránh được các rủi ro, sai phạm của ngân hàng, doanh nghiệp, đảm bảo rà soát hợp đồng kinh doanh không có những điều khoản vi phạm pháp luật.

Làm Công chứng viên

Người chịu trách nhiệm xác thực các loại văn bản, bản sao giấy tờ, chứng thực giấy tờ. chữ ký, công văn,… có tính hợp pháp được gọi là công chứng viên. Lương của công chứng viên dao động từ 8 đến 10 triệu đồng mỗi tháng, để được làm việc ở vị trí này bạn cần tham gia khoá học 12 tháng và đăng ký thực tập ở văn phòng Sở Tư pháp, sau đó tham gia một kỳ thi để trở thành công chứng viên.

Ngoài những công việc kể trên, người học Luật còn có thể làm được nhiều công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thị trường nghề nghiệp cho người học Luật là rất lớn.

Làm thế nào để tìm được việc ngành Luật

Bạn có thể tìm những công việc liên quan đến ngành luật ở bất cứ đâu, đặc biệt là những kênh sau:

  • Tham gia vào fanpage, group trên facebook: Cộng đồng nghề luật, Nghề Luật Sư, Hội luật sư Việt Nam,…
  • Các trang tuyển dụng lớn: TopCV, Careerbuilder,…
  • Tham gia các hội chợ giới thiệu việc làm do trường tổ chức dành riêng cho sinh viên ngành luật.

Hy vọng với những thông tin bài viết này cung cấp bạn sẽ có được câu trả lời của riêng mình cho câu hỏi “Học luật ra làm gì?” và tìm được việc làm như mong muốn. Nếu bạn còn có thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với PowerPACPlus để nhận được giải đáp nhanh chóng, tận tình và chính xác nhất.

Rate this post

Viết một bình luận