Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện đại – giàu tính cạnh tranh, vai trò của kiểm toán viên ngày càng trở nên quan trọng. Theo đó, với tính chất công việc đặc thù, những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực này cần phải biết học ngành Kiểm toán cần những tố chất gì? để rèn luyện, bồi đắp cho phù hợp với nhu cầu của ngành học.
Thí sinh cần tìm hiểu học ngành Kiểm toán cần những tố chất gì trước khi đăng ký
Giỏi tính toán, yêu thích những con số
Kiểm toán là một trong các ngành liên quan mật thiết đến toán học, với việc kiểm tra, rà soát thông tin tính toán chi phí thu chi, báo cáo tài chính,… Với những người giỏi toán thì lựa chọn lĩnh vực này sẽ là một lợi thế vì đặc thù tiếp xúc với những con số hàng ngày.
Kỹ năng diễn đạt ngắn gọn và thuyết phục cao
Hoạt động hiệu quả của kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của đối tượng sử dụng dịch vụ. Chính vì vậy không phải người nào cũng có thể lắng nghe và dễ dàng đồng ý với những nhận định mà kiểm toán viên đưa ra, ngay cả khi đã có những bằng chứng cụ thể và xác thực. Do vậy, để thành công trong ngành kiểm toán thì bạn cần phải có khả năng diễn giải và thuyết phục cao. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng này sẽ giúp kiểm toán viên dễ dàng hơn trong việc thuyết phục người nghe tiếp nhận vấn đề một cách chính xác và nhanh chóng.
Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc
Có thể nói kiểm toán là một công việc đòi hỏi khả năng chịu áp lực công việc cao cho nên người làm công việc này phải là người có sức khỏe và tinh thần tốt. Song song đó, phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ đã được đề ra.
Bạn phải có tư duy phân tích cao và óc quan sát
Đặc thù của nghề kiểm toán đòi hỏi chúng ta phải có tư duy phân tích rất cao. Đồng thời, đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa nghề kế toán và kiểm toán chính là kỹ năng nhận diện vấn đề nhanh chóng. Ngoài ra, áp lực hoàn thành công việc trong giới hạn thời gian nhất định cũng đòi hỏi kiểm toán viên phải nắm bắt vấn đề thật nhanh để tìm ra những điểm sai lệch trong các bản báo cáo tài chính.
Tính độc lập, khách quan
Độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức là những yêu cầu cần thiết để kiểm toán viên hành nghề đưa ra kết luận hoặc được coi là đưa ra kết luận một cách không thiên vị, không mâu thuẫn về lợi ích hoặc không bị ảnh hưởng một cách bất hợp lý từ người khác.
Trên đây chính là một số tố chất cần thiết mà một kiểm toán viên tương lai cần phải có để có thể hoạt động hiệu quả trong ngành nghề này. Tất nhiên trong thời đại 4.0 và toàn cầu hóa như hiện nay, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi nhân sự cũng cần có thêm ngoại ngữ và nhiều kỹ năng mềm khác.
Những đòi hỏi trong lĩnh vực kiểm toán, ngoài yếu tố thiên bẩm, các bạn cũng có thể rèn luyện trong quá trình học đại học. Điều quan trọng là cần cân nhắc lựa chọn môi trường phù hợp để phát triển bản thân. Ví dụ như tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và phát huy tối đa những tố chất mà một kiểm toán viên giỏi cần sở hữu.
Bên cạnh lợi thế về chương trình song ngữ quốc tế, UEF còn nổi bật với nhiều hoạt động sinh viên, phong trào nghiên cứu khoa học hay các cuộc thi học thuật, tọa đàm, talkshow, workshop chuyên môn,… giúp sinh viên hướng đến việc phát triển toàn diện: vững kiến thức, giỏi ngoại ngữ và “cứng” kỹ năng.
Với những thông tin vừa được cung cấp ở bài viết trên, những bạn trẻ có mong muốn theo đuổi Kiểm toán đã tìm ra đáp án cho câu hỏi học Kiểm toán cần những tố chất gì? Dựa vào đó, các bạn sẽ có sự trang bị phù hợp về kiến thức, rèn luyện thêm những kỹ năng để đáp ứng đòi hỏi của ngành nghề sau tốt nghiệp.
Vinh Thư