Học ngành luật ra làm gì ? – Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

Ngành Luật là một trong những ngành học đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Một phần bởi khối kiến thức ngành luật rất đa dạng, nó bao trùm hầu hết các khía cạnh trong đời sống xã hội. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn trẻ  có rất nhiều hướng đi để lựa chọn theo đuổi.

Vai trò của người luật sư đối với các công ty và doanh nghiệp

Những công việc sau khi tốt nghiệp ngành luật bạn có thể lựa chọn để theo đuổi

  1. Luật sư

Khi vào đăng ký xét tuyển ngành Luật và được đào tạo ngành Luật, nhiều bạn nghĩ rằng đương nhiên bạn sẽ làm Luật sư. Đây có lẽ là một lối suy nghĩ mặc định của hầu hết mọi người, tuy nhiên thì Luật sư cũng là lựa chọn cho những ai có quyết tâm theo đuổi sự nghiệp đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải.

Có thể bạn đã biết, Luật sư không phải là công nhân viên chức nhà nước, không được nhà nước trả lương và nguồn thu nhập chính của luật sư là từ hợp đồng và thù lao được trả bởi khách hàng. Để việc hành nghề của mình được chính thống, phổ biến tới công chúng, có bài bản hơn thì Luật sư có thể thành lập văn phòng luật sư hoặc công ty luật cho mình và cộng sự. Thường thì nghề luật sư cũng có những hướng đi:

  • Luật sư tư vấn: chuyên làm công tác tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan cho các cá nhân, tổ chức mang tính thường xuyên liên tục hoặc thời vụ.
  • Luật sư tranh tụng: thường xuyên tham gia vào các công tác tranh tụng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ mình.
  1. Công chứng viên

Công chứng viên làm việc tại các văn phòng công chứng nhà nước hoặc tư nhân với nhiệm vụ chính là xác minh xác thực tính hợp pháp của văn bằng (xác nhận bản sao giống với bản gốc) , giấy tờ có giá, xác nhận các giao dịch bảo đảm, chữ ký cá nhân…

  1. Chấp hành viên

Chấp hành viên làm việc trong các cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc liên quan sau khi Tòa đã ra phán quyết, trong đó yêu cầu một bên có nghĩa vụ trả tài sản, bồi thường tiền,..cho một bên nhưng bên phải trả không thi hành. Lúc này chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ giúp bên được trả tiền, trả tài sản lấy lại những gì họ được hưởng theo phán quyết của Tòa án.

  1. Chuyên viên pháp lý

Hầu hết các bạn đều thắc mắc tốt nghiệp cao đẳng Luật ra trường làm gì ? hướng đi nào được “yêu thích”, phổ biến, dễ tìm việc nhất là gì ? Câu trả lời đó chính là Chuyên viên pháp lý. Các chuyên viên pháp lý làm việc chủ yếu tại các cơ quan hành chính nhà nước như Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nghiên cứu hoặc tại các Công ty Luật- văn phòng Luật. Nhưng khi không “chắc suất” trong nhà nước thì việc lựa chọn các công ty Luật bên ngoài  như bước khởi đầu cho sự nghiệp ngành Luật trong tương lai của mình. Tại đây, họ được tiếp xúc làm việc và tìm hiểu các quy định pháp luật về doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, tranh tụng,..từ đó có cái nhìn tổng quát về pháp luật từ lý thuyết đến thực tiễn.

  1. Cố vấn pháp lý

Cố vấn pháp lý được hiểu là ngươi tư vấn định hướng phát triển một đơn vị theo đúng pháp luật.

Cố vấn pháp lý tồn tại dưới hai hình thức:

  • Cộng sự: hợp tác tư vấn khi có vấn đề pháp lý xảy ra ví dụ như tranh chấp giữa công ty với đối thủ cạnh tranh, hoặc vấn đề nhân sự, tiền lương…
  • Nhân viên pháp chế: ngoài nhiệm vụ giải quyết các vấn đề pháp lý thì họ là chuyên gia về hợp đồng, tìm kiếm “kẽ hở” trong hợp đồng thương mại, tham gia tranh tụng khi có sự cố,..Nhưng để làm việc tại bộ phận pháp chế ở các công ty thì bạn phải có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm, không thì cũng ít nhất thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh (biết thêm ngôn ngữ thứ ba là một lợi thế như Trung, Nhật,..).
  1. Giáo viên/ giảng viên luật

Quy trình để trở thành giáo viên/giảng viên Luật không thực sự quá khó.

Nếu bạn học giỏi, hoặc cảm thấy mình “học giỏi”, ý tôi ở đây là giỏi chuyên môn, có khả năng giao tiếp và kỹ năng sư phạm, kết hợp với “thi qua” kỳ thi cao học khi vừa kết thúc kỳ cuối năm 4 đại học thì bạn có thể trở thành giảng viên Luật.

  1. Cán bộ nghiên cứu pháp luật

Nói đến nghiên cứu tức là đi chuyên sâu về mảng nào đó, với Pháp Luật cũng vậy. Một nghiên cứu viên pháp luật cần có cái nhìn sâu sắc về những vấn đề kinh tế – đời sống xã hội diễn ra hàng ngày và tiếp cận chúng dưới góc nhìn pháp luật một cách chuẩn xác nhất.

  1. Điều tra viên

Họ là người làm nhiệm vụ điều tra trong cơ quan công an. Tiến hành các nghiệp vụ cần thiết để phá án, điều tra tội phạm trong nhiều lĩnh vực.

  1. Thư ký tòa án

Như cách hiểu thông thường về Thư ký nói chúng thì Thư ký Tòa giúp các thẩm phán ghi lại những điểm, chi tiết trong các phiên xử một cách chi tiết nhất.

  1. Thẩm tra viên

Đây là các cá nhân làm việc tại Tòa án nhân dân tối cao, có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ các vụ án. Điều tra, lật lại các vụ án “nguội”, các vụ án sắp hết thời hiệu khởi tố, hoặc tìm kiếm những manh mối cần thiết hỗ trợ cho cơ quan điều tra liên quan.

  1. Kiểm sát viên

Kiểm sát viên (công tố viên) là những người làm việc tại viện kiểm sát (cơ quan công tố), được cơ quan tư pháp giao trách nhiệm buộc tội những người vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự trong các phiên Tòa xét xử.

  1. Thẩm phán

Cuối cùng, Thẩm phán tòa án là công việc mà nhiều người học Luật và có tâm với nghề mơ ước. Họ là người “cầm cân nảy mực”, nhân danh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phán quyết, định tội đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội. Thẩm phán cùng với Kiểm sát viên là những người thi hành và bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Khi một phán quyết được bạn hành, những người liên quan cần nghiêm túc thực hiện, cố tình chống đối sẽ bị cưỡng chế thi hành bởi cơ quan Thi hành án mà người làm việc trực tiếp là Chấp hành viên.

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:

   ☑ Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

   ☑ Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

   ☑ Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:

  • Tuyển sinh ngành Dược

  • Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng

  • Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa

  • Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình

  • Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng

  • Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng

  • Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa

  • Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông

  • Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin

  • Tuyển sinh ngành Công tác xã hội

  • Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch

  • Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn

  • Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn

  • Tuyển sinh ngành Kế toán

  • Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng

  • Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh

  • Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý

 

 Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| https://htt.edu.vn/

✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

 

Rate this post

Viết một bình luận