” chắc chắn sẽ là một trong những thắc mắc các bạn học sinh cuối cấp, đang chuẩn bị bước tới ngưỡng cửa thi đại học cũng như các bậc phụ huynh lo lắng cho tương lai của con em mình khi chọn học ngành này. Nếu như bạn cũng đang có cùng một câu hỏi và có dự định theo đuổi ngành Quản trị nhân lực, thì đây chính là một bài viết khá bổ ích giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về công việc cũng như địa chỉ làm việc sau khi tốt nghiệp.
Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm nghề gì?
Quản trị nhân lực là quá trình khai thác, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của một tập thể, tổ chức, một công ty hoặc tập đoàn đoàn. Đây được xem là một bộ phận quan trọng góp phần xây dựng một bộ máy tổ chức bền vững, một công ty ổn định và phát triển hưng thịnh. Với những kiến thức, kỹ năng đã được trau dồi kĩ lưỡng khi ngồi trên ghế Nhà trường, thì những tân cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có thể lựa chọn cho mình những công việc và vị trí phù hợp như:
- Chuyên viên đào tạo và quản lí: quản lí đào tạo là tổ chức, điều khiển và theo dõi quá trình đào tạo để nhân sự có những năng lực nhất định theo mục tiêu đào tạo, chủ yếu ở công việc này là đạo tạo ra những nhân tố mới có hiệu quả cho một tổ chức, một công ty về sau. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội thăng tiến lên các chức danh Trưởng hoặc Phó phòng nhân sự, Giám đốc điều hành nhân sự,…
- Chuyên viên tuyển dụng: đây là một công việc khá phổ biến ở các bộ phận tại các công ty. Công việc chính của bạn sẽ là phỏng vấn và tuyển dụng những nhân viên mới phù hợp với công việc mà công ty cần.
Nhiều bạn thí sinh vẫn chưa nắm rõ “Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm nghề gì?”
- Bên cạnh những công việc như trên bạn cũng có thể làm:
– Chuyên viên lương, chính sách
– Chuyên viên bảo hiểm
– Chuyên viên truyền thông nội bộ
– Chuyên viên xử lí quan hệ nội bộ
– Chuyên viên dự án nhân sự
– Headhunter – săn đầu người
– Tư vấn nhân sự
– Sale tư vấn các khóa học nhân sự
– Chuyên viên quản lí nội dung các site tuyển dụng
Với những vị trí trên, sinh viên ngành Quản trị nhân lực làm việc ở đâu?
Với những công việc nêu trên, các bạn sinh viên ngành Quản trị nhân lực có thể làm việc tại:
- Bộ phận văn phòng tổ chức hành chính tại các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, tập đoàn kinh tế;
- Trung tâm hỗ trợ việc làm, trung tâm phát triển nguồn nhân lực;
- Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort;
- Các trung tâm đào tạo, tuyển dụng; trường đại học, cao đẳng,…
Để có thể đạt được thành công trong lĩnh vực Quản trị nhân lực, bạn không chỉ bị động tiếp thu vốn kiến thức được truyền tải từ thầy cô trên ghế Nhà trường, mà phải luôn tạo cho mình một thái độ ham học hỏi, cởi mở trong quá trình rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo cũng như sở hữu tầm nhìn xa rộng hơn về chiến lược phát triển nhân sự.
Về các trường đào tạo, các bạn có thể tham khảo: trường như Đại học Kinh tế – Tài chínhTPHCM (UEF), Đại học Tài Chính – Marketing, Đại học mở TPHCM, Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH),… Trong đó, UEF nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ với môi trường học tập quốc tế năng động, hiện đại. Tại đây, ngoài những kiến thức về quản trị nhân sự, kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên còn được tăng cường đào tạo ngoại ngữ – tiếng Anh từ giao tiếp đến chuyên ngành nhằm đảm bảo cung cấp cho sinh viên công cụ tốt nhất để nắm bắt cơ hội việc làm trong bối cảnh hội nhập.
Tin rằng với những thông tin vừa truyền tải, câu hỏi “Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm nghề gì? làm việc ở đâu” sẽ không còn là một nỗi băn khoăn của các bạn thí sinh trước thềm chọn ngành, chọn trường. Hãy chuẩn bị hành trang kiến thức, kỹ năng thật tốt để bước tiếp trên con đường trở thành các nhà quản trị nhân lực tương lai các bạn nhé.
Trọng Trà