Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì? – JobsGO Blog

5/5 – (2 votes)

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu nhân sự trong ngành tài chính ngân hàng sẽ đạt tới con số 130.000 vào năm 2020. Tuy nhiên, không ít người nghĩ rằng học ngành tài chính ngân hàng chỉ làm về ngân hàng mà bỏ qua cơ hội với công việc khác. Vậy sinh viên học ngành tài chính ngân hàng ra trường làm những việc gì?

Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng

Lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn không ngừng phát triển tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay trên cả nước có nhiều cơ sở đào tạo ngành tài chính ngân hàng. Và có khoảng 18.000 sinh viên ra trường mỗi năm tạo nên sự cạnh tranh việc làm. Trung bình 25 – 30 tân cử nhân mới có 1 người ứng tuyển thành công.

Điều bất ngờ là các ngân hàng lớn vẫn thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt ở các vị trí quản lý rủi ro và đầu tư. Bên cạnh đó, hầu hết nguồn nhân lực ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng có chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng vẫn rất mở rộng đối với những ai có năng lực và chí tiến thủ.

Ngành tài chính ngân hàng

Những công việc sinh viên tài chính ngân hàng có thể làm khi ra trường

1. Chuyên viên phân tích tài chính

Công việc chính của chuyên viên phân tích tài chính là phân tích, tổng hợp các thông tin, xu hướng và đưa ra các dự báo trong tương lai. Vị trí này cũng sẽ giúp công ty hoặc khách hàng đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Để làm công việc này, bạn phải có những kiến thức chuyên môn và tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng hoặc các chuyên ngành liên quan như kinh doanh, kế toán… Nếu bạn lên cấp thạc sỹ thì cơ hội việc làm, thăng tiến và mức lương sẽ cao hơn.

Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng tùy thuộc trình độ và kinh nghiệm.

2. Nhân viên quản lý rủi ro

Nhân viên quản lý rủi ro hay còn gọi là Risk Management Officer. Tuy còn khá xa lạ đối với ngành này nhưng vị trí này vẫn rất quan trọng. Công việc của nhân viên quản trị rủi ro là hỗ trợ chiến lược, dự báo, phân tích, giám sát các rủi ro. Đồng thời, họ cũng lên kế hoạch để giảm thiểu thiểu các rủi ro trong doanh nghiệp.

Yêu cầu đối với vị trí nhân viên quản lý rủi ro là bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, hệ thống thông tin quốc tế. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm. Đối với những người chưa có kinh nghiệm thì cần có chuyên môn. Và đã thực tập ở vị trí nhân viên quản lý rủi ro.

Mức lương của nhân viên quản lý rủi ro là 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Nhân viên quản lý rủi ro

3. Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh trong mỗi đơn vị tài chính ngân hàng là vị trí có nhiều áp lực nhưng cũng là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và có thu nhập cao. Công việc này đòi hỏi bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng, kinh tế hoặc thương mại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy, đàm phán, giao tiếp…

Công việc chính là chăm sóc khách hàng, quản lý và ngăn chặn những hành vi gian lận từ hồ sơ tín dụng của khách hàng, huy động vốn và cho vay.

>> Kỹ năng giao tiếp cơ bản trong kinh doanh

4. Nhân viên tín dụng

Nhân viên tín dụng sẽ là cầu nối giữa ngân hàng và khách vay vốn. Vì vậy, công việc chính sẽ liên quan đến tín dụng, vay vốn như tư vấn vay vốn, thực hiện các thủ tục tín dụng, kiểm tra nguồn vốn…

Để ứng tuyển vị trí nhân viên tín dụng, bạn cần có bằng cao đẳng trở lên về các ngành liên quan đến tài tài chính ngân hàng. Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên đã thực tập hoặc làm việc liên quan đến bộ phận tín dụng. Thông thường nhân viên tín dụng sẽ có mức lương khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng.

Nhân viên tín dụng

4. Kiểm toán

Nhân viên kiểm toán là người sẽ kiểm tra và phân tích các thống kê của kế toán. Và làm báo cáo về tình hình tài chính. Đây cũng là một vị trí quan trọng trong ngành tài chính ngân hàng, giúp cho ngân hàng cải thiện được những yếu kém từ hệ thống quản lý.

Ngoài bằng đại học thì vị trí này đòi hỏi có kinh nghiệm 1 – 2 năm trong ngành. Bên cạnh đó nắm được các kỹ năng mềm sẽ giúp bạn có lợi thế hơn. Làm việc ở vị trí kiểm toán bạn sẽ nhận được mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.

6. Chuyên viên thanh toán quốc tế

Chuyên viên thanh toán quốc tế đảm nhận việc thực hiện các giao dịch hay thanh toán quốc tế. Công việc này đòi hỏi bạn phải có vốn tiếng Anh tốt, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Bên cạnh đó, ứng viên nên trang bị những kinh nghiệm về thương mại quốc tế, thanh toán. Hoặc các chuyên ngành liên quan.

Trở thành chuyên viên thanh toán quốc tế bạn sẽ có mức lương khoảng 7 – 8 triệu.

7. Chuyên viên tư vấn đầu tư

Chuyên viên tư vấn đầu tư là việc làm phổ biến trong ngành tài chính ngân hàng. Chuyên viên tư vấn đầu tư sẽ dựa vào những kiến thức về đầu tư, luật thuế để tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề về đầu tư. Bạn bắt buộc phải có kiến thức vững vàng về tài chính ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư. Yêu cầu tốt nghiệp đại học các ngành kế toán, tài chính và kinh tế.

Mức lương: 10 – 12 triệu đồng/tháng.

8. Giao dịch viên ngân hàng

Đây là một vị trí hot trong ngành tài chính ngân hàng. Công việc của giao dịch viên ngân hàng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vị trí này thực hiện các giao dịch liên quan đến khách hàng, giải đáp thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ.

Thông thường công việc giao dịch viên ngân hàng không yêu cầu kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nắm được các kiến thức chuyên môn của ngành tài chính ngân hàng, các kỹ năng mềm mới có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Đặc biệt, công việc này yêu cầu phải có ngoại hình ưa nhìn, chiều cao thấp nhất là 1m58.

Mức thu nhập: 6 – 7 triệu đồng/tháng.

Giao dịch viên ngân hàng

9. Nhân viên thu hồi vốn

Nhân viên thu hồi vốn sẽ là người xem xét các tài khoản nợ quá hạn. Từ đó sớm nhận ra nguy cơ không có khả năng chi trả và tìm cách thu hồi số tiền đó càng nhanh càng tốt. Để ứng tuyển vào vị trí nhân viên thu hồi vốn bạn phải có kiến thức chuyên ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, bạn phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt và kỹ năng vi tính. Vị trí này không yêu cầu cao về bằng cấp. Nhưng tối thiểu bạn phải có bằng trung cấp hoặc cao đẳng.

Mức lương: 6,5 – 10 triệu đồng/tháng.

10. Giao dịch viên chứng khoán

Trong ngành tài chính ngân hàng, công việc này thường phục vụ cho những nhà đầu tư lớn. Giao dịch viên chứng khoán thường xuất thân từ nhân viên giao dịch nên công việc liên quan đến các hoạt động giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ phải nắm bắt tốt yêu cầu của khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục lập tài khoản chứng khoán và làm chủ được thời gian mở phiên giao dịch.

Theo đánh giá chung, mức lương của giao dịch viên chứng khoán tại các công ty chứng khoán Việt Nam không thua kém gì so với các công ty nước ngoài. Giao dịch viên chứng khoán có lương cứng khoảng 6 – 8 triệu/tháng. Mức lương cao hay thấp phụ thuộc vào doanh thu của công ty và mức huy động vốn của giao dịch viên.

Mong rằng với những gợi ý trên các bạn đã giải đáp được câu hỏi sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng ra làm gì? Nếu đang tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn đúng với chuyên ngành mình theo học. Hay đơn giản hơn là bạn muốn thay đổi môi trường làm việc mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hãy tìm việc tài chính ngân hàng ngay tại các trang tuyển dụng trực tuyến như JobsGO, CareerBuilder, VietnamWorks, Mywork,… Chúc bạn thành công và tìm cho mình công việc thật phù hợp nhé! 

Rate this post

Viết một bình luận