Học tập tấm gương của Bác: Hãy nói và làm từ những điều gần gũi

Học tập và làm theo tấm gương đạọ đức Hồ Chí Minh là cuộc vận động lớn trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hiện nay. Nhưng học tập như thế nào, hay chỉ học mà không làm liệu có mang lại hiệu quả đích thực?

Ở nhiều nơi hiện nay, phường, xã, cơ quan, ngành ngành học tập, cứ vào một thời điểm định kỳ, các buổi chuyên đề lại được triển khai. Đó là đợt sinh hoạt chính trị thường kỳ mà đội ngũ đi đầu là đảng viên và quần chúng ưu tú. Các buổi sinh hoạt có thể kéo dài một đến hai ngày, các ban, ngành muốn bố trí cán bộ đi học thì phải sắp xếp người thay thế. Sự háo hức có lẽ là tâm trạng chung của rất nhiều người khi buổi học bắt đầu, đồng thời sự uể oải ở giữa buổi học và sau buổi học là điều ai ai cũng nhận rõ. Nội dung sinh hoạt dàn trải, vấn đề học tập mang tính chung chung và đặc biệt, báo cáo viên thì cứ chăm chăm: chiếu, đọc. Một buổi trôi qua, một ngày trôi qua hiệu quả đọng lại là gì? Chúng ta được gì và mất gì từ những lần sinh hoạt như vậy? Được chăng là được phong trào, mất chăng là mất thời gian và tiền của? Nhưng thiết nghĩ, cái mất hơn cả là thái độ bàng quan và đối phó khi những đợt sau, lúc kế hoạch đi học được bố trí, không ít người tặc lưỡi: “lại đi”!

Từ học đến làm là một quá trình, nhưng quá trình dài hay ngắn lại phụ thuộc vào quan niệm của từng người. Có người cho rằng, học tập tấm gương của Bác là học tập suốt đời, vì thế cần gì mà vội vàng, thôi thì thư thả đã! Có người lại quan niệm rằng, đạo đức, nhân cách như Bác chỉ có một, ai mà có thể làm như Bác được đâu! Dù có ngụy biện lý do này hay lý do kia, chúng ta cũng không thể chối bỏ tư cách của một công dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Chưa nghĩ đến những điều xa xôi, chúng ta hãy nhìn thẳng vào công việc mà chúng ta được giao hằng ngày. Người bác sĩ đã chạy tới chỗ bệnh nhân cần cấp cứu hay đang thư thả chờ người thân của họ làm xong thủ tục nhập viện? Anh công an giao thông ngồi ở đâu khi sáng sớm hay tan tầm xe cộ ùn tắc hàng giờ? Người thầy giáo tối về có trăn trở với bài giảng sáng nay hay lại hì hục chạy xô? Chị em tới công sở tranh thủ may vá thêu thùa mà công văn không kịp chuyển? Máy tính của cơ quan, điện sáng cơ quan, nước sạch cơ quan… tặc lưỡi “của chùa”? Chưa kể ra đường, thấy người bị tai nạn thì đứng lại coi; thấy cô gái tự tử là lấy ai-phôn quay rồi tung lên mạng…

Để cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành một mục tiêu hành động, một nét đẹp mang tính văn hóa và cao hơn là để mỗi một công dân Việt Nam sống tốt hơn, thiết nghĩ, chúng ta đừng quá máy móc, đừng chạy theo phong trào mà quên đi tính thực tiễn. Phải làm sao để người nói và người nghe thực sự gắn kết lẫn nhau, để có thể học Bác từ những câu chuyện đời thường thay vì đọc những công trình mang cấp vĩ mô, vì lúc sinh thời, Bác luôn đơn giản hóa những điều phức tạp. Từ đó, sẽ đưa tư tưởng của Người vào thực tiễn công việc, đời sống của quần chúng nhân dân, để tâm nguyện gần dân của Bác được thỏa nguyện, để mỗi giai tầng làm tròn bổn phận của mình từ những điều rất bình thường, giản đơn nhất!

Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là kho tàng vô giá của dân tộc Việt Nam nói riêng và đã trở thành niềm ngưỡng mộ của nhân dân thế giới nói chung. Tư tưởng của Người kế thừa và kết tinh thành: Dân là gốc. Không học thuyết giáo điều, không mang tính khuôn sáo bài vở, những buổi nói chuyện của Bác với Đảng viên, quần chúng nhân dân luôn xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, những vấn đề nhân dân trăn trở, quan tâm. Vì thế tiếng nói của Bác là tiếng nói của tâm tư, nguyện vọng nhân dân; tiếng nói ấy không chỉ có sức lay động, lan tỏa mà còn có trọng lượng bởi vì nói đi đôi với việc làm.Ở nhiều nơi hiện nay, phường, xã, cơ quan, ngành ngành học tập, cứ vào một thời điểm định kỳ, các buổi chuyên đề lại được triển khai. Đó là đợt sinh hoạt chính trị thường kỳ mà đội ngũ đi đầu là đảng viên và quần chúng ưu tú. Các buổi sinh hoạt có thể kéo dài một đến hai ngày, các ban, ngành muốn bố trí cán bộ đi học thì phải sắp xếp người thay thế. Sự háo hức có lẽ là tâm trạng chung của rất nhiều người khi buổi học bắt đầu, đồng thời sự uể oải ở giữa buổi học và sau buổi học là điều ai ai cũng nhận rõ. Nội dung sinh hoạt dàn trải, vấn đề học tập mang tính chung chung và đặc biệt, báo cáo viên thì cứ chăm chăm: chiếu, đọc. Một buổi trôi qua, một ngày trôi qua hiệu quả đọng lại là gì? Chúng ta được gì và mất gì từ những lần sinh hoạt như vậy? Được chăng là được phong trào, mất chăng là mất thời gian và tiền của? Nhưng thiết nghĩ, cái mất hơn cả là thái độ bàng quan và đối phó khi những đợt sau, lúc kế hoạch đi học được bố trí, không ít người tặc lưỡi: “lại đi”!Từ học đến làm là một quá trình, nhưng quá trình dài hay ngắn lại phụ thuộc vào quan niệm của từng người. Có người cho rằng, học tập tấm gương của Bác là học tập suốt đời, vì thế cần gì mà vội vàng, thôi thì thư thả đã! Có người lại quan niệm rằng, đạo đức, nhân cách như Bác chỉ có một, ai mà có thể làm như Bác được đâu! Dù có ngụy biện lý do này hay lý do kia, chúng ta cũng không thể chối bỏ tư cách của một công dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Chưa nghĩ đến những điều xa xôi, chúng ta hãy nhìn thẳng vào công việc mà chúng ta được giao hằng ngày. Người bác sĩ đã chạy tới chỗ bệnh nhân cần cấp cứu hay đang thư thả chờ người thân của họ làm xong thủ tục nhập viện? Anh công an giao thông ngồi ở đâu khi sáng sớm hay tan tầm xe cộ ùn tắc hàng giờ? Người thầy giáo tối về có trăn trở với bài giảng sáng nay hay lại hì hục chạy xô? Chị em tới công sở tranh thủ may vá thêu thùa mà công văn không kịp chuyển? Máy tính của cơ quan, điện sáng cơ quan, nước sạch cơ quan… tặc lưỡi “của chùa”? Chưa kể ra đường, thấy người bị tai nạn thì đứng lại coi; thấy cô gái tự tử là lấy ai-phôn quay rồi tung lên mạng…Để cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành một mục tiêu hành động, một nét đẹp mang tính văn hóa và cao hơn là để mỗi một công dân Việt Nam sống tốt hơn, thiết nghĩ, chúng ta đừng quá máy móc, đừng chạy theo phong trào mà quên đi tính thực tiễn. Phải làm sao để người nói và người nghe thực sự gắn kết lẫn nhau, để có thể học Bác từ những câu chuyện đời thường thay vì đọc những công trình mang cấp vĩ mô, vì lúc sinh thời, Bác luôn đơn giản hóa những điều phức tạp. Từ đó, sẽ đưa tư tưởng của Người vào thực tiễn công việc, đời sống của quần chúng nhân dân, để tâm nguyện gần dân của Bác được thỏa nguyện, để mỗi giai tầng làm tròn bổn phận của mình từ những điều rất bình thường, giản đơn nhất!

Theo Tạp chí Cộng sản

Rate this post

Viết một bình luận