“Hội chứng” cá cảnh – Kỳ 2: Săn lùng cá rồng

AtvI0sg8.jpgPhóng toMột “đại gia” trẻ có nhiều cá rồng ở Hà thành – Ảnh: Tấn ĐứcNghe đọc nội dung toàn bài:

Nhiều người nói rằng do quá mê cá rồng mà Hiệp đã chiết âm từ tên khoa học của loài cá vua này là arowana để đặt cho hiệu cà phê của mình ở số 101 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội: cà phê Awa. Đây cũng là tụ điểm sinh hoạt của Hội Cá rồng Hà Nội từ khi thành lập đến nay, đã gần tròn hai năm. Hội có 50 thành viên, mỗi người đều sở hữu ít nhất một con cá rồng, giá chót cũng đến vài nghìn USD. Điều đặc biệt là tất cả thành viên đều có tuổi đời rất trẻ.

Hội “cá vua”

Nguyễn Hữu Phát, 25 tuổi, một trong những thành viên của Hội Cá rồng Hà Nội, kể: “Năm 17 tuổi tôi đã mê mẩn cá rồng đến nỗi phải nhịn ăn sáng, nhịn tiêu xài để dành được hơn 5 triệu đồng mua một con arowana bằng ngón tay. Hồi ấy số tiền đó lớn lắm – dư mua một lượng vàng – vì tôi cứ nghĩ nó là con kim long hồng vĩ. Thật ra đó chỉ là con thanh long vây đỏ, thấp hơn con kim long hồng vĩ đến ba bậc. Buồn quá tôi đành sang lại con cá ấy cho người khác, lỗ đứt 4 triệu đồng”. Từ kinh nghiệm “xương máu” đó, Phát đã lên mạng, mua sách tìm hiểu cặn kẽ về loài “cá vua”. Cách nay hai năm, vừa tốt nghiệp đại học, Phát thuê nhà để mở cửa hiệu kinh doanh cá rồng ở 498 Hoàng Hoa Thám, Q.Tây Hồ. Ban ngày Phát luôn bận rộn với việc chăm sóc cá, tư vấn cho khách hàng. Ban đêm Phát lại luẩn quẩn quanh mấy cái bể, ngắm cá đến khuya. “Nhiều lúc tôi dành thời gian cho cá nhiều hơn cho vợ khiến cô ấy phải hờn: Thôi, anh làm phòng riêng ngủ với cá rồng luôn đi” – Phát tâm sự.

Cũng vì mê cá rồng mà anh Đỗ Minh, phó chủ tịch Hội Cá rồng Hà Nội, đã chi ra bạc tỉ để có thể chiêm ngưỡng “cá vua” mọi nơi, mọi lúc. Trong căn nhà ba tầng khá hoành tráng ở đường Phương Mai, Q.Đống Đa, ở mỗi tầng Minh đều bố trí 1-2 bể để thả cá rồng. Mặc dù đã sở hữu tám chú cá rồng thuộc dòng quí nhất, nhưng mới đây anh Minh còn tự mày mò, thiết kế một bể cá dài hơn 4m, ngang 1,8m, cao 1,2m, với đầy đủ hệ thống lọc, chiếu sáng, sưởi ấm. Anh cho biết chỉ riêng cái bể này anh đã tiêu tốn hơn nửa tỉ đồng. Làm bể xong, anh sẽ sang những trại cá danh tiếng nhất ở Singapore để rước về một con hồng long cho đủ bộ sưu tập cá rồng!

Chính những người trẻ mê cá rồng này đã đứng ra tổ chức cuộc thi cá rồng quốc tế qua ảnh và clip đầu tiên ở Việt Nam. Anh Phạm Tiến Dũng – chủ tịch Hội Cá rồng Hà Nội, trưởng ban tổ chức cuộc thi – cho biết: “Với mục tiêu học tập, giao lưu và thưởng lãm, cuộc thi mở rộng thành phần tham dự cả ngoài nước và đã mời được những thành viên ban giám khảo là người chuyên nghiên cứu về cá rồng có uy tín quốc tế. Ngày 15-6 tới hội sẽ tổng kết và trao giải thưởng”.

Chuyện ly kỳ về “linh vật”

Cá rồng cũng có “chứng minh thư”

JiitUQE3.jpgPhóng toChíp điện tử của cá rồng – Ảnh: Tấn Đức

Cá rồng hiện nay có nhiều loại. Rẻ nhất là ngân long 130.000-150.000đ/con, thứ đến là thanh long 700.000-900.000đ/con, kim long hồng vĩ 4-5 triệu đồng/con, kim long quá bối 80-100 triệu đồng/con. Với loài cá rồng đột biến gen, như kim long toàn thân màu vàng ánh hoặc huyết long màu đỏ rực thì giá có thể lên tới vài chục ngàn USD.

Một chủ cửa hàng kinh doanh cá rồng ở Hà Nội cho biết: “Nếu như mấy năm trước chợ cá cảnh Quảng Châu (Trung Quốc) được xem là địa điểm duy nhất của người chơi cá rồng Hà thành thì nay đã có người sang tận các trại cá rồng nổi tiếng thế giới ở Singapore, Malaysia và Indonesia để tìm hàng. Ở các trại này, mỗi con cá rồng ra lò đều có gắn “chứng minh thư” (chíp điện tử) có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xem như là một bảo chứng về chất lượng sản phẩm”.

Ông Thái Thịnh, chủ một cửa hàng kinh doanh cá kiểng thuộc loại lớn và lâu năm ở Hà Nội, cho biết: “Cá rồng có cặp râu dài, vảy màu sáng rực, lại bơi lượn với dáng vẻ mềm mại nhưng uy nghi nên được nhiều người chơi cá kiểng xem là hiện thân của rồng, của sự may mắn, tài – lộc. Và người ta đã dám bỏ ra hàng chục, thậm chí đến hàng trăm triệu đồng để sở hữu những con cá rồng cũng bởi niềm tin đó”. Ông Thịnh cũng nói mấy năm trước, số người chơi cá rồng ở Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng bây giờ không ít người thuộc giới trẻ thành đạt và giới thương gia xem cá rồng như là “thần hộ mệnh”, là “linh vật” mang lại may mắn trong kinh doanh.

Ông Thái Thịnh, chủ một cửa hàng kinh doanh cá kiểng thuộc loại lớn và lâu năm ở Hà Nội, cho biết: “Cá rồng có cặp râu dài, vảy màu sáng rực, lại bơi lượn với dáng vẻ mềm mại nhưng uy nghi nên được nhiều người chơi cá kiểng xem là hiện thân của rồng, của sự may mắn, tài – lộc. Và người ta đã dám bỏ ra hàng chục, thậm chí đến hàng trăm triệu đồng để sở hữu những con cá rồng cũng bởi niềm tin đó”. Ông Thịnh cũng nói mấy năm trước, số người chơi cá rồng ở Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng bây giờ không ít người thuộc giới trẻ thành đạt và giới thương gia xem cá rồng như là “thần hộ mệnh”, là “linh vật” mang lại may mắn trong kinh doanh.

Vốn là một kỹ sư chuyên ngành thông tin-điện tử, ông Thịnh đã bỏ “nghề tay mặt” nhảy ra kinh doanh cá kiểng gần 30 năm qua. Ông nói mình không mê tín, nhưng suốt 23 năm qua, con kim long hồng vĩ luôn mang lại cho ông sự may mắn. Mỗi khi gia đình ông có chuyện gì buồn bực hay không may, cá đều “báo hiệu” trước bằng cách bỏ ăn hoặc bơi nghiêng. Ngay cả việc ông đem cá ra triển lãm tại Hội chợ Giảng Võ hồi năm ngoái cũng khiến nó biếng ăn hơn nửa tháng!

Từ hai tay trắng, bây giờ ông đã tậu được ôtô và mở thêm một cửa hàng ở phố Đông Quan, Cầu Giấy cũng nhờ có con cá may mắn ấy. Con cá này được ông Thịnh nhập từ Singapore về từ khi chỉ bằng điếu thuốc lá, nhưng bây giờ nó đã dài hơn 0,7m, nặng cỡ 7-8kg. Dân chơi cá rồng Hà thành bảo nhau rằng đây là “cụ” cá có tuổi thọ cao nhất ở Hà Nội hiện thời. Có người đã ra giá 280 triệu đồng để sở hữu nó nhưng ông Thịnh dứt khoát: “Giá nào tôi cũng không bán”.

Và cũng chính ông Thịnh đã đặt ra một thông lệ đặc biệt mà ai cũng vui vẻ thực hiện: mỗi khi bán cá rồng cho ai, ông đều chọn ngày tốt mới giao và mách khách hàng làm một cái lễ rước cá, xem như kết nạp một thành viên mới cho gia đình!

Chưa rõ thực hư thế nào, nhưng mọi người cứ rỉ tai nhau những chuyện khá ly kỳ về con cá “hộ mệnh” này. Bác sĩ Tạ Kim Qui ở phố Kim Mã kể rằng trước đây gia đình bà nuôi một cặp ngân long, khi chồng bà bị bệnh nằm liệt giường suốt hai tháng, cả cặp cá cũng tự dưng bỏ ăn suốt hai tháng. Rất quí cặp cá nhưng trước sự trùng hợp ngẫu nhiên trên, bà đã phải bấm bụng mang cặp cá ra sông Hồng phóng sinh. Thả cá đi rồi, bà lại thấy trong người bất an nên lại bỏ ra 30 triệu đồng để “rước” một con hồng long bé như cái bật lửa gas về “trấn” trong nhà. Từ khi có cá, bệnh hay đau đầu của bà cũng khỏi hẳn! Còn anh Thanh, anh Tài- những chủ doanh nghiệp trẻ ở Hà Nội – tin rằng nhờ nuôi “linh vật” mà họ đã “làm ăn ra trò”, chỉ sau mấy tháng rước cá về đã sắm được chiếc Lexus láng coóng!

———-

Hằng ngày các cửa hàng kinh doanh cá cảnh thi nhau tung lực lượng nhân viên của mình đi khắp nơi để “săn lùng” cho kỳ được những con cá trị giá cả gia tài về sang nhượng cho các “đại gia”.

Kỳ tới:Bí mật “hoa hậu” cá

Rate this post

Viết một bình luận