Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là cách đơn giản giúp bạn chống lại bệnh tật. Vậy, khi mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì để giảm thiểu triệu chứng? Cùng theo dõi bài viết của bệnh viện dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về các loại thực phẩm tốt, không tốt cho người bệnh.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
“Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không” hay “hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì” đều là những câu hỏi mà quý bệnh nhân và bạn đọc quan tâm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Khi mắc hội chứng ruột kích thích thì ngoài việc uống nhiều nước, bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tránh trường hợp kiêng kỵ quá mức dẫn đến suy nhược khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vậy, hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì? Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những loại thực phẩm nên đưa vào thực đơn hàng ngày sau đây.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn quả gì, thực phẩm gì?
Để giảm thiểu tình trạng mót rặn, táo bón, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, do đó các loại quả hạch là nhóm thực phẩm không nên bỏ quan. Bởi vì đây là nguồn cung cấp chất xơ và protein, acid Omega-3 cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, chúng còn có tác dụng giảm Cholesterol giúp bạn ngăn ngừa các bệnh tim mạch và cải thiện khả năng tiêu hóa ở đường ruột.
Do đó bạn nên ăn các loại quả hạch như: hạnh nhân, hạt phỉ, mắc ca, quả óc chó,…
Ngoài ra bạn cũng không nên bỏ qua các loại rau củ, trái cây FODMAP thấp. Bởi vì chúng đều là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin có tác dụng làm mềm và tạo hình khuôn phân. Được biết, FODMAP là chuỗi Carbohydrate ngắn hấp thu kém qua đường tiêu hóa, nên khi lựa chọn thực phẩm có chỉ số thấp thì bạn sẽ giảm thiểu được tình trạng chướng bụng, đầy hơi và táo bón. Vì vậy, bạn nên bổ sung:
-
Trái cây FODMAP thấp như: chuối, đu đủ, dưa hấu, táo, việt quất,…
-
Rau củ FODMAP thấp như: cải thìa, cải xoăn, khoai lang, cà chua, cà rốt,…
-
Các loại hạt FODMAP thấp như: hạt chia, hạt bí ngô, hạt hướng dương,… cũng rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua
Người mắc hội chứng ruột kích thích có nên ăn sữa chua là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, sữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên bổ sung loại thực phẩm này sau mỗi bữa ăn hàng ngày để cải thiện và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, từ đó hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón. Để tránh nạp quá nhiều đường vào cơ thể, bạn nên chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường.
Hội chứng ruột kích thích có nên ăn hải sản
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì thì hải sản là một lựa chọn dành cho bệnh nhân. Dưới đây là một số loại cá vừa giàu dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa mà bạn nên bổ sung vào bữa ăn như:
-
Cá hồi là loại cá chứa nhiều acid béo Omega-3, đây là chất chống viêm nhiễm giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột.
-
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn cá trích, cá thu, cá thịt trắng,…
Hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì để ưu tiên nhóm thức ăn tốt cho hội chứng ruột kích thích. Bạn cũng nên biết thêm những thực phẩm không có lợi cho bệnh lý này. Để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, bạn cần hạn chế ăn những loại thực phẩm sau:
Đồ ăn nhanh
Pizza, gà rán, khoai tây chiên,…đều là những đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa. Khi ăn quá nhiều, chúng sẽ tạo áp lực lớn đè nén lên dạ dày. Đồng thời, ruột phải co bóp nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Do đó, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu, chướng bụng hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Để tránh gặp tình trạng này, bạn nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu oliu, dầu mè, dầu hướng dương,…Ngoài ra, bạn nên chế biến món ăn theo phương pháp luộc, hấp, hầm để giảm lượng dầu mỡ.
Thịt đỏ
Hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì, thịt đỏ là một trong những thực phẩm mà bạn nên tránh. Bởi vì hàm lượng protein có trong thịt bò, dê, cừu,… khá cao, để tiêu hóa được, dạ dày phải làm việc rất nhiều nên có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng.
Đồ ăn cay nóng
Tiêu, ớt,…đều là những gia vị cay nóng làm tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn. Nhưng chúng cũng khiến đường ruột bị kích thích, tăng tiết acid và co thắt quá mức. Do dó, bạn nên hạn chế thêm các gia vị này vào trong món ăn.
Thực phẩm cứng
Thực phẩm cứng, không được nấu nhừ sẽ gây áp lực cho dạ dày, đồng thời khiến các tổn thương ở niêm mạc ruột trở nên trầm trọng hơn. Do đó khi mắc hội chứng ruột kích thích, trong quá trình chế biến bạn nên cắt nhỏ, nấu kỹ thức ăn.
Món ăn tái, sống
Tiết canh, gỏi cá,… là những món ăn tái, sống yêu thích của nhiều người. Nhưng chúng chưa được nấu chín nên tiềm ẩn vô số vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên loại bỏ các món ăn này ra khỏi thực đơn để giảm thiểu triệu chứng đau bụng khó chịu.
Thức uống có cồn
Bia rượu, thức uống có cồn, nếu sử dụng thường xuyên sẽ ức chế vi sinh vật, làm tổn thương niêm mạc đường ruột và gây hại cho sức khỏe. Không chỉ vậy chúng còn gây rối loạn nhu động ruột, ợ chua, nôn ói, tiêu chảy. Thậm chí là viêm loét và xuất huyết ống tiêu hóa. Do đó, bạn nên hạn chế uống rượu bia khi mắc hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích có nên uống sữa?
Đối với những người mắc chứng không dung nạp Lactose thì không nên uống sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa động vật. Bởi vì, trong hệ tiêu hóa của họ không có enzyme phân giải loại đường này. Do đó, sữa bò sẽ không được hấp thụ mà trôi tuột từ dạ dày đến ruột già.
Tại ruột già, vi sinh vật sẽ thực hiện quá trình lên men sữa và tạo ra các chất khí. Đồng thời đây được xem là nguồn thức ăn cung cấp cho vi sinh vật phát triển. Do đó bạn có thể bị đau bụng khi uống sữa bò.
Hội chứng ruột kích thích uống sữa gì, để giảm thiểu tình trạng đau bụng khó chịu, bạn nên uống sữa được làm từ các loại hạt như: đậu nành, ngô, gạo, vừng, đỗ đen, đỗ đỏ,…
Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã biết được câu trả lời hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý thì bạn nên thiết lập các thói quen sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và giữ tinh thần vui vẻ để bệnh nhanh thuyên giảm. Nếu bệnh vẫn tái phát và ngày càng trầm trọng thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.
Hiện nay, Trung tâm tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được nhiều khách hàng đánh giá là một trong những địa chỉ khám, chữa hội chứng ruột kích thích uy tín tại Hà Nội. Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn như TS.BS Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với hơn 40 năm kinh nghiệm và nhiều bác sĩ từng được tu nghiệp chuyên sâu tại Hàn Quốc, Nhật Bản…
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị nội khoa cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nhanh chóng chấm dứt những triệu chứng của bệnh.
Để được giải đáp thêm về hội chứng ruột kích thích và các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa khác, khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
-
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
-
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
-
Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội.
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Điện thoại: 024 3927 5568, Ext: *2273 hoặc *2237 * 2313 (Trong giờ hành chính)
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Facebook: https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.