Hỏi & Đáp – HalalMeat®

Luật Islam bao gồm cả hai chủ đề: Niềm tin (aqidah) và luật học – lí thuyết hoặc cách hành xử luật (fiqh)

Ghi chú: Các nguồn tư liệu Islam gồm Thiên kinh Qur’an, đường lối của Thiên sứ Muhammad (sunnah), sự nhất trí (jtma), phép loại suy (Qiyas).

* Islam được lĩnh hội bao gồm 3 yếu tố:

1 > AQIDAH: liên quan đến những hình thức tin tưởng và niềm tin của người Muslim đối với Allah Đấng tối cao và ý muốn của Ngài.

2  > AKHLAQ: liên quan đến đức hạnh, quan điểm và lương tâm nghề nghiệp mà một người Muslim thi hành bằng hành động thực tế.

3  > SHARIAH: liên quan đến những hình thức của hành động thực tế mà người Muslim chứng tỏ bằng đức tin và niềm tin của y.

* Shariah được xác định bằng diện mạo thực tế qua cuộc sống đời thường của người Muslim bao gồm 2 phần:

IBADAH: liên quan đến sự thiết thực của việc thờ phượng Allah (quan hệ giữa con người và Allah)

MU’AMALAT: liên quan đến sự thiết thực của thói quen đời thường khác nhau (quan hệ giữa người với người)
HALAL:  Vật chất  hoặc hành đông được chấp nhận hoặc hợp lệ theo luật Shariah.

HARAM (không halal): Vật hoặc hành động không được phân loại là Halal theo Tiêu chuẩn này và vật hoặc hành động bị cấm đoán hoặc bất hợp lệ theo luật Shariah

NGHI NGỜ : Vật hoặc hành động không rõ ràng và tình trạng của nó không được xác định rõ ràng là Halal hay là Haram (ví dụ như bản chất của nguyên liệu được dùng trong sản xuất thực phẩm)

CHẤT  BẨN :

1. Chất bẩn theo luật Shariah là:

a/   Vật mà bản thân chúng không được phép sử dụng như heo (lợn) và tất cả chiết xuất từ chúng, máu và xác chết.

b/  Chất lỏng hoặc vật bài tiết ra từ hậu môn hoặc các lỗ của con người hoặc súc vật như nước tiểu, phân, máu, dịch ói mửa, mủ, tinh dịch và trứng heo và chó, ngoại trừ tinh dịch và trứng của súc vật khác.

c/ Xác chết hoặc súc vật Halal không được giết mổ đúng theo luât Shariah

d/  Thịt Halal tiếp xúc trực tiếp (chạm vào) với vật mà luật Shariah cho là chất bẩn

2.    Có 2 loại chất bẩn liên quan đến nền công nghiệp chế biến thực phẩm:

a)   Chất bẩn nghiêm trọng được gọi là Mughallazah, cụ  thể là: heo (lợn) và chó và chất lỏng từ chúng, vật bài tiết ra từ miệng, hậu môn… của chúng, con cháu và vật phát sinh từ chúng.

b)   Chất bẩn trung bình được coi là Mutawassitah, là những thức uống có cồn (khamar), xác chết hoặc súc vật Halal không được giết mổ đúng theo luật Shariah, máu, chất ói mửa, mủ, chất lỏng hoặc vật thải ra từ miệng, hậu môn…

NGHI THỨC TẨY RỬA 

Quá trình này phải tuân theo luật Shariah để loại bỏ chất bẩn nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, quá trình này phải đảm bảo tẩy rửa hoàn toàn mùi, chất dơ và màu.

Ghi chú: nghi thức thực hành tẩy rửa có thể khác nhau ở 4 trường phái của Islam khi bị ô nhiễm bởi chất bẩn nghiêm trọng.

CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HALAL 

Chế biến thực phẩm Halal là quá trình quản l‎ý việc phát triển sản phẩm thu mua, nhận hàng, sản xuất, lưu trữ và phân phối thực phẩm qua tổ chức và dây chuyền cung cấp đúng theo nguyên tắc chung của luật Shariah

1- Sản xuất thực phẩm từ sữa

Sản phẩm từ sữa được định nghĩa là thực phẩm được sản xuất từ sữa. Sữa nguyên liệu trong sản xuất là sữa bò, mặc dù  sữa của các động vật khác như dê, cừu cũng được sử dụng. Sữa nguyên liệu được chế biến thành sản phẩm cho người tiêu dùng như phô mai, bơ, kem và các loại sữa khác (sữa tươi hay sữa đặc). Có các dạng chế biến khác nhau khi sản xuất thực phẩm từ sữa; sản xuất sữa có thể yêu cầu quá trình tiệt trùng hay đồng nhất. Ngoài ra, các sản phẩm phô mai được tạo ra bằng cách thêm môi trường khởi đầu như vi khuẩn vào sữa hay sản phẩm từ sữa.

2- Sản xuất thực phẩm đóng gói

Thực phẩm đóng gói được định nghĩa là sản phẩm thực phẩm được sản xuất ngay từ đầu được bán dạng gói, như hộp thiếc và hộp nhựa. Những thực phẩm này được đóng gói để đảm bảo giữ được lâu; bởi vì ngày nay thực phẩm có thể được vận chuyển qua quãng đường xa trước khi được tiêu thụ. Ngoài bảo quản chất lượng ban đầu của thực phẩm, bao bì cũng có thể được sử dụng để chứa hoặc giữ thực phẩm an toàn, ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại vật chất cho thực phẩm, cung cấp cho người dùng cuối các chi tiết về thực phẩm, và đó là một cách thuận tiện để xử lý và vận chuyển các gói thực phẩm với số lượng lớn.

3- Sản xuất đồ uống/nước sốt

Đồ uống được định nghĩa là một chất lỏng đặc biệt cho tiêu dùng của con người. Hầu hết đồ uống chứa một số dạng nước được dùng làm thành phần chính trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, một số đồ uống nhất định như nước trái cây tươi và sữa bản thân đã chứa nhiều nước, do vậy không cần thêm nước vào trong thành phần.

Nước sốt là dạng thực phẩm lỏng hay bán lỏng được dùng như gia vị hay trong chế biến thực phẩm. Nước sốt được làm tươi để dùng ngay hay làm sẵn và đóng chai để sử dụng thương mại. Nước sốt làm sẵn thường qua một quá trình lên men để đảm bảo giữ được lâu. Đồ uống và nước sốt thường được bán trong chai vì hình dáng của chai làm cho chất lỏng chảy ra khỏi chai tốt hơn. Chai đồ uống và nước sốt thường được làm từ thủy tinh hay thông dụng hơn là chai nhựa (polyethylene terephthalate).

4-  Sản xuất bánh kẹo

Bánh kẹo được định nghĩa là một loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Bánh kẹo hiện đại có thể được sản xuất với hương vị và màu nhân tạo. Một dạng chung của bánh kẹo là kẹo, được sản xuất bằng cách hòa tan đường vào nước hay sữa để tạo xi-rô (nước ngọt). Xi-rô sau đó được đun sôi tới khi đạt độ đặc mong muốn (phụ thuộc vào loại kẹo được sản xuất), hay tới khi nó bắt đầu biến thành caramen. Kết cấu của kẹo phụ thuộc vào nồng độ đường trong xi-rô; hàm lượng đường thấp làm cho bánh kẹo có kết cấu mềm hơn. Một vài dạng kẹo có thể chứa gelatin, có thể làm cho kẹo trở nên không ăn được với một số người vì l‎ý do tôn giáo hoặc ăn chay.

5-.Sản xuất thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh được định nghĩa là thực phẩm được bảo quản bằng quá trình đông lạnh, là phương pháp chung để bảo quản thực phẩm. Đông lạnh làm chậm quá trình phân hủy thực phẩm, vì vi khuẩn không thể sinh trưởng khi có đá. Các phản ứng hóa học mà có thể xảy ra tự nhiên ở nhiệt độ phòng cũng giảm. Công nghiệp thực phẩm dùng một kỹ thuật gọi là đông lạnh nhanh, dùng nitơ lỏng hay hỗn hợp đá khô hay cồn để đông lạnh thực phẩm. Sau đó thực phẩm được giữ ở nhiệt độ  -18° C. Ví dụ thực phẩm thường được giữ đông lạnh là thịt và cây trồng hiếm. Thực phẩm giữ lạnh được định nghĩa là thực phẩm được giữ ở nhiệt độ ngăn mát (dưới 8° C). Mục đích của giữ lạnh cũng giống như cấp đông, nhưng thường áp dụng cho thực phẩm dễ bị hỏng hơn như sản phẩm sữa và rau, có thể bị tác dụng ngược lại bởi quá trình cấp đông. Thực phẩm giữ lạnh có thời gian lưu trữ ngắn hơn so với thực phẩm đông lạnh vì sự tồn tại của nước có thể vẫn tạo điều kiện giới hạn cho hoạt động của vi khuẩn.

Rate this post

Viết một bình luận